“Giậm chân” hay “dậm chân” từ nào mới là từ đúng chính tả? Trong Tiếng Việt, có khá nhiều từ có cách phát âm khá giống nhau nên dễ gây ra tình trạng bị nhầm lẫn của nhiều người. Cặp từ “giậm chân” và “dậm chân” cũng là một trong những số đó. Các bạn cùng tham khảo cách phân biệt “giậm chân” và “dậm chân” qua bài viết dưới đây nhé.
“Giậm chân” hay “dậm chân” từ nào là từ đúng chính tả?
“Giậm chân” và “dậm chân” đều là từ đúng chính tả, đây được gọi là hiện tượng “lưỡng khả” trong Tiếng Việt.
Trong từ điển Tiếng Việt thì hai từ “giậm” và “dậm” được định nghĩa giống nhau, vì thế có thể nói “giậm chân” và “dẫm chân” là giống nhau. Trong tiếng Việt thì hiện tượng này được gọi là hiện tượng “lưỡng khả”. Tuy nhiên, từ “giậm chân” là từ được sử dụng nhiều, rộng rãi và phổ biến hơn từ “dậm chân”.
Giậm chân có nghĩa là gì?
“Giậm chân” là từ ghép tạo nên bởi 2 từ đơn “giậm” và từ “chân”, “giậm chân” là động từ diễn tả hành động nhấc cao chân và nện mạnh chân xuống, tỏ ý giận giữ, nuối tiếc một điều gì đó.
Ở một số địa phương, từ “giậm chân” còn được thay thế, nói lái bằng từ “giẫm chân” và thể hiện ý nghĩa tương tự.
Dậm chân nghĩa là gì?
Dựa theo cuốn từ điển tiếng Việt của Ông Hồ Ngọc Đức, từ “dậm chân” cũng có ý nghĩa tương tự như từ “giậm chân“. Giữa 2 từ này không có quy định, phân biệt rõ ràng vì thế bạn có thể sử dụng bất cứ từ nào mình muốn.
“Giậm chân” hay “dậm chân” từ nào là từ đúng chính tả? Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn có được câu trả lời chính xác, giúp bạn hiểu rõ được cách phân biệt, sử dụng hai cụm từ “giậm chân” và “dậm chân” trong đúng trường hợp.