“Vãn cảnh” hay “vãng cảnh” từ nào là từ đúng chính tả? Việc phát âm nhầm lẫn giữa những từ đồng âm nhưng khác nghĩa chắc hẳn không quá mới lạ với nhiều người trong cuộc sống. Một trong những cặp cụm từ hay gây nhầm lẫn nhất phải nhắc đến “vãn cảnh” và “vãng cảnh”. Các bạn cùng tham khảo cách phân biệt “vãn cảnh” và “vãng cảnh” qua bài viết dưới đây nhé.

“Vãn cảnh” hay “vãng cảnh” từ nào mới là từ đúng chính tả?

“Vãn cảnh” và “vãng cảnh” đều là từ đúng chính tả, có ý nghĩa và được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau.

“Vãn cảnh” và “vãng cảnh” là 2 từ có cách phát âm tương tự nhau nên dẫn đến nhiều người mắc sai lầm. Tuy nhiên cách biết của hai từ “vãn cảnh” và “vãng cảnh” này khác nhau hoàn toàn và ý nghĩa của chúng cũng không giống nhau. Việc nhầm lẫn phát âm giữa “vãn cảnh” và “vãng cảnh” chủ yếu là do phát âm sai của các vùng miền.

Vãn cảnh là gì?

Vãn cảnh có nghĩa là cảnh chiều tà. Trong văn thơ, từ vãn cảnh thường có nghĩa ẩn dụ chỉ cảnh về già, tuổi xế chiều. Từ này mang một chút buồn, một chút tiếc nuối, thương nhớ.

Vãng cảnh nghĩa là gì?

Từ vãng là từ gốc Hán có nghĩa là đi tới, đi đến. Ngoài ra từ vãng còn là thăm viếng nơi nào đó. Khi dùng từ này câu mang một nét cổ xưa của quá khứ. Vãng cảnh có nghĩa là đi đến một nơi nào đó để nhìn ngắm cảnh vật.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  “Xuất Xứ” Hay “Xuất Sứ” Từ Nào Mới Đúng Chính Tả?

Khi nắm rõ ý nghĩa của “vãn cảnh” và “vãng cảnh” một cách chính xác, đúng đắn, bạn sẽ biết cách phân biệt, sử dụng chúng trong đúng hoàn cảnh. Hy vọng từ nay, bạn đã phân biệt được và không còn có sự nhầm lẫn “vãn cảnh” hay “vãng cảnh” nữa!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *