Trong thế giới thực vật có biết bao nhiêu là loài cây, mỗi loài cây lại mang trong mình những đặc trưng và lợi ích riêng của nó. Bản thân mỗi chúng ta chắc chắn ai ai cũng có loài cây yêu thích cho riêng mình. Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn những bài văn thuyết minh về loài cây đặc trưng nhất ở nước ta theo mẫu chọn lọc để các bạn cùng tham khảo nhé!

Dàn ý bài văn thuyết minh về loài cây

Mở bài

*Giới thiệu, dẫn dắt đến hình ảnh loài cây em định thuyết minh.

Thân bài

*Lịch sử, nguồn gốc của cây:

  • Cây có nguồn gốc từ đâu?
  • Ra đời như thế nào?

*Đặc điểm của cây:

  • Cây sống ở đâu.
  • Cấu tạo của cây gồm những bộ phận nào?
  • Rễ như thế nào?
  • Thân cây như thế nào?
  • Cây có cho quả không?

*Quá trình chăm sóc cây:

  • Người nông dân phải cung cấp đủ nước cho cây.
  • Thường xuyên thăm nom khi cây còn non để xem tình trạng của cây.
  • Thường xuyên bón phân và diệt trừ sâu bọ.

*Lợi ích và vai trò của cây:

  • Là cây lương thực có giá trị kinh tế cao….
  • Cây còn chế biến ra nhiều sản phẩm…
  • Cây có ý nghĩa gì quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam?

Kết bài

*Khái quát lại vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống của con người hiện nay.

Thuyết minh tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích | Văn mẫu 8

Top 16 bài văn mẫu thuyết minh về loài cây chọn lọc hay nhất!

Dưới đây là top 16 bài văn mẫu thuyết minh về loài cây chọn lọc hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!

Thuyết minh về loài cây- Cây dừa

Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam. Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến Tre. “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre… ”Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt.

Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. ác bộ phận của cây dừa gồm: Thân, lá, hoa, buồng, trái. Thân dừa cao khoảng 20 – 25m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm. Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của cây dừa rất lớn, đã hình thành cả công nghệ chế biến: Ngâm tẩm chống mối, tạo dáng, đánh bóng, phủ lớp nhựa chống thấm lên bề mặt sản phẩm. Xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Giỏ xách, dĩa, chén, bình, tách, đũa, khay, hộp. Ở các nước phương Tây ngày càng được ưa chuộng.Từ dừa có thể làm vô vàn thứ: cọng dừa tước bỏ lá, đan giỏ xách, làm chổi; gáo dừa làm than hoạt tính, làm chén, dĩa, tô, thân dừa lão làm đũa, làm cột nhà, vỏ dừa làm dây buộc. Mùa nắng nước dừa là một thứ giải khát tuyệt chiêu vừa sạch vừa bổ. Cơm dừa già làm nguyên liệu chế biến các món ăn và thức uống, nấu dầu dừa và chế biến xà phòng. Nước ta chê biến được nhiều sản phẩm như: bánh dừa, kẹo dừa, các loại mứt dừa và còn nhiều món ăn truyền thống dân tộc chế biến từ dừa: Bánh tét, chuối nướng.

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa. Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Thuyết minh về loài cây- Cây phượng

Mỗi loài cây, mỗi loài hoa sinh ra trên đời đều mang một ý nghĩa và biểu tượng riêng. Nếu cây phát lộc biểu tượng cho sự may mắn, cây liễu là chuẩn mực cho vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, cây tùng thể hiện khí chất hiên ngang, ngay thẳng của người quân tử thì cây phượng vĩ – loài cây hết sức giản dị và thân thuộc lại là biểu tượng của tuổi học trò, là sự báo hiệu cho một mùa chia tay đầy thương nhớ. Cây phượng vĩ đã trở thành một người bạn thân thiết của tuổi học trò.

Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu nâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Ở Việt Nam, phượng vĩ được trồng khá phổ biến, đặc biệt là ở dọc các con đường, ở trong sân trường học bởi khả năng tạo bóng mát của cây. Đây là loại cây dễ trồng, thích hợp với mọi loại đất từ khô cằn đến màu mỡ; phát triển tốt trên mọi địa hình từ đồng bằng đến trung du và núi cao. Tuy nhiên, loài cây này lại có tuổi thọ không cao, trung bình từ 30 đến 50 năm tùy vào điều kiện chăm sóc và thời tiết.

Một cây phượng vĩ lớn có thể cao đến 20m, tán tỏa ra tứ phía với đường kính lên tới 8m. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đâm sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng nuôi cây đồng thời bám sâu vào lòng đất để cây luôn đứng vững trước những bão tố dữ dội. Những chiếc rễ cây lâu năm to như những con rắn khổng lồ, chồi lên ngoằn nghèo trên mặt đất lại là chỗ ngồi lí tưởng cho các bạn học sinh.

Thân cây to tròn đến hai học trò ôm cũng không xuể. Nó khoác lên mình bộ áo màu nâu sẫm, khi sờ vào có cảm giác xù xì và hơi thô ráp. Từ những cành cây nhỏ bé, mọc ra hàng nghìn, hàng vạn chiếc lá nhỏ li ti màu xanh lục như những lá me. Lá cây mọc đối xứng qua một xương lá trông rất mềm mại, thỉnh thoảng lại rung rinh, đu đưa làm dáng khi chị gió thoảng qua ghé thăm. Hình ảnh khiến mọi người nhớ mãi có lẽ là hoa phượng.

Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm.

Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch.

Cây phượng vào mùa hè lá xanh tỏa bóng rất mát. Màu xanh của lá phượng nhìn vào cho ta một cảm giác tươi mát lạ thường. Cây phượng gắn liền với thế hệ tuổi học trò. Khi phượng bắt đầu nở báo hiệu cho một mùa chia tay đang đến. Những lưu luyến vấn vương in sâu trong từng cánh phượng. Những bức ảnh kỉ yếu với những vòng hoa phượng đội đầu hay những chùm phượng cầm tay ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất tuổi học trò ngây ngô hồn nhiên. Phượng còn có tác dụng làm tăng thêm vẻ đẹp của không gian khi chúng được trồng ở trên những con đường, trên hè phố. Sắc đỏ của phượng xen kẽ với sắc tím của bằng lăng khiến ai đi qua cũng muốn dừng lại ngắm nhìn. Không chỉ thế, hoa phượng còn ghi dấu biết bao kỉ niệm của tuổi học trò. Ai đó đã tặng ta chùm phượng thay cho lời thương không dám nói. Các cô cậu học sinh thường lấy những cánh phượng, xếp thành hình con bướm ép trong cuốn lưu bút giữ làm kỉ niệm.

Ngoài ra, phượng còn được trồng để lấy gỗ dùng cho việc sản xuất các đồ gỗ dân dụng phục vụ đời sống con người. Vỏ cây, rễ cây dùng trị bệnh sốt rét và hạ nhiệt. Ở nhiều nơi, người ta trồng phượng để chống xói mòn đất bởi cây có rễ ăn sâu vào lòng đất và có tán lá rộng rất thích hợp cho việc chắn gió. Nhắc đến hoa phượng là nhắc đến mùa của thi cử, mùa của chia ly nên người ta còn gọi nó bằng cái tên vô cùng gần gũi, đó là hoa học trò. Chắc hẳn tuổi học trò của mỗi người không thể không có bóng dáng của cây phượng.

Cây phượng đã trở thành một nguồn cảm hứng dào dạt cho lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta có thể nhắc đến các bài hát nổi tiếng như “Phượng buồn”, “Phượng hồng”, “Nỗi buồn hoa phượng”,… hay trong những vần thơ của Quốc Phương, Bùi Đức An,…

“Cánh phượng hồng còn ép hoài trang vở

Mỗi hè về nỗi nhớ lại miên man

Tuổi thanh xuân lời thương ấy nồng nàn

Những kỉ niệm vẫn ngập tràn rung động”

Phượng được xem là loài cây có sức sống mãnh liệt khi vượt lên trên sự oi bức, nắng gắt của mùa hạ để nở ra những bông hoa mang vẻ đẹp rực rỡ. Có thể nói cây phượng giữ một vai trò to lớn trong cuộc sống của con người. Người ta không chỉ yêu thích nó bởi vẻ đẹp mà còn bởi những công dụng nó mang lại cho đời sống.

Thuyết minh về loài cây- Cây hoa đào

Hằng năm khi sắc vàng tươi của hoa mai đó rực rỡ khắp Nam Bộ, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân, những cành hoa đào cũng bắt đầu nở rộ. Hoa đào từ lâu đó trở thành loài cây không thể thiếu với mùa xuân ở Bắc Bộ.

Hoa đào có nhiều ở vùng ôn đới khí hậu ôn hoà. Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. mùa xuân khi đến thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hoà ở Hà Nội… bạn sẽ thấy ngút ngàn những hàng đào. Ở nhiều vùng núi phía bắc có những rừng đào mọc tự nhiên với những gốc đào nở rộ.

Tên khoa học của đào là Prunus Persica. Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất đa dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thì có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.

Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:

“Vặt trụi lá, bè trơ cành

Đê cây tức giận nở thành trăm hoa”

Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa. Hoa đào nở vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cái rét mướt đó nhường chỗ cho tiết trời ấm áp. Trong làn mưa phùn lất phất, hoa đào xoè cánh đón lấy cái tinh tuý của trời đất. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Hoa đào rất đẹp nhưng để có được cành đào đẹp trong ngày tết để thờ phụng không phải dễ dàng. Đào trồng lấy quả thì ít công chăm sóc nhưng đào lấy cành để bàn thờ phải chăm bón rất công phu. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước Tết khoảng 15 ngày nên tuốt lá để đào sai hoa vào đúng Mùng Một Tết.

Hoa đào góp phần tôn lên vẻ đẹp của khu vườn núi rừng và căn nhà nhỏ của bạn trong dịp tết đến xuân về. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ đem lại sự ấm cúng cho mỗi gia đình. Đào cũng lại thu nhập cao trong ngày tết cho người trồng cành đào thường có giá từ 30-45 nghìn đồng, còn ở các làng hoa mỗi cây có khoảng từ một trăm nghìn đến một triệu đồng tuỳ từng loại.

Hoa đào cũng gắn với thú chơi đào ngày Tết của những người chuộng cây cảnh. họ tự tay uốn tỉa cành theo óc thẩm mĩ của riêng mình. Đào là loài hoa thiêng liêng cùng với bánh chưng xanh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chọn cành đào về làm quà. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương của mình. Từ xa xưa, đào đó được coi như một thi đề quen thuộc trong thơ ca. những tác phẩm tiêu biểu như truyện Kiều của nguyễn Du, Ông Đồ của Vũ Đình Liên…. đều có sắc thắm đào đỏ. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh của hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy:

“Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”.

Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:

“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,

Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.

Ngoài ra, đào được sử dụng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. cùng với một số dược liệu khác, đào chế thành thuốc chữa bệnh thuỹ tũng và bí đại tiện rất hiệu quả. Danh y Tuệ tĩnh đó nhắc nhiều về cụng dụng của hoa đào trong cuốn sách y học nổi tiếng của mình.

Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

Thuyết minh về loài cây- Cây hoa hồng

Hoa hồng xuất hiện trên trái đất từ lâu đời, có xuất xứ từ các vùng ôn đới và á nhiệt đới phía Bắc bán cầu. Ở nước ta, hoa hồng được trồng khắp nơi, từ miền núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa toàn bích vừa có màu sắc rực rỡ, vừa có hương thơm quý phái nên hoa hồng được nhiều người ưa chuộng, nâng niu. Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +11 Bài Văn Tả Cảnh Công Viên Lớp 5 Ngắn Gọn Hay Nhất

Nhiều giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương, một số có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước châu Âu. Phổ biến là hoa hồng đỏ, cây thấp cành mềm, mọc thành từng bụi. Hoa ít cánh, màu đỏ tươi, nở quanh năm, thường được trồng trong chậu, trong bồn trước cửa nhà. Có rất nhiều loại hoa hồng khác nhau, mỗi loại lại mang một màu sắc, hương thơm, cách chăm sóc khác nhau. Hoa hồng quế mọc thành chùm ở đầu cành, bông nhỏ màu đỏ cờ, nhụy vàng tươi, hương thơm ngát. Các bà, các chị hay dùng hoa hồng quế để dâng cúng Phật vào dịp ngày rằm, mùng một âm lịch. Hồng bạch tuyền hoa màu trắng, cánh nhiều tầng nhưng mỏng và mềm, hương thơm dịu, dùng để trang trí phòng khách rất sang. Cánh hoa chưng với mật ong và trái quất làm thuốc chữa ho cho trẻ con rất tốt. Hồng bạch vân khôi bông lớn hơn, cánh trắng phớt hồng, cây cao trung bình, có sức chịu đựng rất dẻo dai. Hoa hồng nhung bông lớn, cánh đỏ sẫm, lâu tàn, hương thơm ngát, rất quý.

Các loại hoa hồng kể trên xuất hiện từ nông thôn đến thị thành, được trồng nhiều ở các công viên, thu hút sự say mê của du khách. Tuy vậy, người yêu hoa hồng không thể bỏ qua hoa hồng dại, còn gọi là tầm xuân, cây nhỏ, cành mềm, mọc lan khắp chốn. Bông hồng dại mọc thành chùm chỉ chít, xinh xắn, dễ thương vô cùng! Những bụi hồng dại nở trên tường rào, điểm xuyết nét thơ mộng, thanh bình cho ngôi nhà, góc phố thân yêu. Trong những năm gần đây, các giống hoa hồng nhập vào nước ta được trồng theo quy trình kĩ thuật hiện đại trong các nhà kính ở Đà Lạt. Hoa hồng Hà Lan màu đỏ sậm, màu vàng cam, hoa hồng Pháp màu vàng tươi, mọc đơn từng bông, cánh dày, tươi lâu, có thể vận chuyển đi xa, rất thích hợp với nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân các thành phố lớn.

Cây hoa hồng tương đối dễ trồng, dễ thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Hoa hồng trồng theo cách chiết và giâm cành. Chọn cành mập mạp, không già không non, bóc một khoanh vỏ rồi đắp bùn trộn lẫn phân mùn xung quanh, bó chặt, tưới nước hằng ngày, đợi đến khi đâm rễ thì cắt đem trồng. Một thời gian sau, khi cành chiết đã đâm nhánh thì bón thúc cho cây phát triển. Hoa hồng ưa ánh sáng, cần độ ẩm vừa đủ. Tuy vậy, cây hoa hồng hay bị các loại sâu phá hoại như sâu đục thân, sâu róm, sâu tơ ăn lá. Cho nên người trồng phải thường xuyên phun thuốc, bắt sâu, tỉa bớt lá già để cho cây xanh tốt. Mỗi năm, cần đốn bớt một lần. Vài năm đốn đau (gần sát đất) một lần cho cây trẻ lại.

Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Nụ hoa uống sương đêm và tắm ánh nắng mai, từ từ hé nở. Những cánh hoa đỏ thắm, trông đáng yêu vô cùng! Khi hoa nở khoe nhuỵ vàng tươi, toả hương thơm ngát, quyến rũ bướm ong. Những cánh hoa xinh xinh đáng yêu như đôi môi em bé.

Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân. Sáng sớm, đứng ngắm những bông hồng mới nở, cánh đọng sương sớm long lanh, hương bay phảng phất, ta sẽ thấy lòng phơi phới một cảm xúc yêu đời. Tuổi trẻ mượn hoa hồng để bày tỏ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Hoa hồng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài hoa – mãi mãi làm đẹp cho cuộc sống của con người.

Thuyết minh về loài cây- Cây xoài

Hoa quả là những món ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trên đất nước Việt Nam xinh tươi này, có vô vàn những loại quả tốt: mận, lê, táo, dưa hấu. Loại quả nào cũng tốt cho con người và những cây hoa quả như vậy đã thân thuộc với chúng ta từ lâu và đặc biệt phải kể đến một loại cây ăn quả đó là cây xoài.

Xoài có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á, từ đó nó đã được phân phối trên toàn thế giới để trở thành một trong những loại trái cây được trồng hầu hết ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực miền Trung, Tây Bắc. Xoài cát Hòa Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long và là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

Xoài là một loại cây ăn quả nhiệt đới, vẫn chưa biết chính xác nguồn gốc của loại cây này nhưng có tài liệu cho rằng đây là một loại cây xuất phát từ miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như là Myanma, Việt Nam, Malaysia. Cây xoài có phần rễ mọc sâu, bám chắc, thường tập trung ở phần đất cách gốc khoảng hai mét và thích nghi với vùng đất cát ẩm ướt. Cây xoài là cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, chắc, cao, màu nâu sẫm. Lá mọc đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá xoài có hình thuôn mũi mác, thơm, có màu xanh tươi tốt. Xoài nở hoa rất đẹp, hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa tủa ra trên cành xen vào những quả xoài chưa kịp chín. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa xoài nhỏ li ti, có màu vàng với búp nụ màu xanh. Mỗi hoa có năm lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài.

Có lẽ, phần đáng được chú ý đến nhất ở cây xoài là quả xoài. Quả xoài có ba lớp, lớp vỏ mỏng bên ngoài khi ăn có thể gọt bỏ hoặc ăn không cần thiết vì phần này vẫn có thể ăn được, phần thịt bên trong dày và hạt trắng hình bầu dục ở trong cùng. Khi chưa chín, ở trên cây, xoài có màu xanh của lá cây, khi ăn có vị chua, chua nhiều hay chua ít tùy thuộc và mức độ sắp chín của trái xoài. Nhưng đến khi xoài đã chín, vỏ ngoài của xoài từ màu xanh đã chuyển thành màu vàng tươi bắt mắt, khi ăn không còn vị chua mà vừa ngọt vừa mát. Xoài một năm có thể ra độ ba đến bốn đợt tùy theo giống, tuổi thọ của cây, thời tiết và tình hình dinh dưỡng cũng như sự chăm sóc tưới tắm của con người. Xoài có rất nhiều loại giống: Xoài cát Chu, Xoài cát Hòa Lộc, Xoài Tứ Quý, Xoài Tượng, Xoài Thanh Ca, Xoài Tím (loại xoài có vỏ màu tím),…

Xoài cho bóng mát, cho lá, cho cành còn cho cả hoa. Hoa xoài nhỏ xíu như ngôi sao trên bầu trời rộng lớn nhưng không đứng riêng lẻ mà mọc thành chùm ở ngọn cành, mỗi chùm hoa dài tầm ba mươi centimet, cứ mỗi chùm như thế là xoài đơm nở cho ta hai trăm đến bốn trăm bông hoa. Cũng như nhiều loài cây cho trái khác, có hoa xoài rồi mới có quả. Khi hoa già, rụng xuống đất cũng là lúc xoài kết trái. Trái xoài thon ở hai đầu và phình to hơn ở giữa. Khi mới còn là trái non thì xoài có màu xanh đậm, nhưng khi đã chín và có thể thu hoạch thì thường mang sắc vàng hoặc xanh pha vàng.

Chính màu vàng ươm như màu nắng hạ này khiến cho trái xoài trở thành loại hoa quả được ưa chuộng mỗi khi hè về, với vị chua và ngọt rất hài hòa, không ngọt sắc như mía hay chua gắt như quất, như chanh. Vẻ ngoài đẹp mắt cùng vị thơm ngon hài hòa, kết hợp với mùi hương dịu nhẹ nhưng đầy hấp dẫn, đã khiến cho loại trái cây này như một đặc sản không thể thiếu mỗi khi hè về. Tuy là một loại quả tốt nhưng nếu sử dụng quả xoài quá nhiều cũng có một số những hạn chế nhất định ví dụ như là tiêu chảy, nổi nhọt, sưng mủ. Cần lưu ý rằng không ăn xoài, nhất là xoài xanh vào lúc đói, dễ bị cồn ruột, người bị sốt, có vết thương thì không nên ăn xoài chín sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Đó là về thực phẩm cây xoài còn có cả công dụng để chữa bệnh nữa. Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê. Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch. Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị. Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 – 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên.

Mỗi loài cây đều mang đến một vẻ đẹp, giá trị riêng cho cuộc sống con người và cây xoài cũng vậy. Cây xoài không chỉ mang giá trị vật chất mà trong nó còn chứa đựng cả giá trị tinh thần, gắn bó với kỉ niệm của mỗi chúng ta.

Thuyết minh về loài cây- Cây tre

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre.

Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Thuyết minh về loài cây- Cây lúa

Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai.

Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dày bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơm.

Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.

Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe.

Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh chưng bánh giầy-món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.

Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.

Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.

Thuyết minh về loài cây- Cây bàng

Không biết tự bao giờ, cây bàng trước cửa lớp đã trở nên vô cùng thân thương đối với tôi. Tôi đã ngắm cây bàng ấy trong suốt cả bốn mùa. Mùa nào, bàng cũng có một vẻ đẹp riêng. Không biết có phải thế không hay do tình yêu tôi dành cho loài cây này mà tôi thấy bàng mùa nào cũng đẹp.

Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe ra to. Thì ra, bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi.

Bàng cũng thật hào phóng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua là có cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, vương đầy trên mái tóc dài Óng ả của các nữ sinh. Bàng đẹp và bọn con gái chúng tôi hình như cũng đẹp hơn khi điểm hoa bàng trên tóc.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Tơ lapsan thuộc loại? Tơ lapsan là tơ gì?

Sau ba tháng hè xa cách các bạn học sinh, bàng rạng rỡ hẳn lên khi thu về. Nắng thu vàng dịu ngọt xuyên qua từng mặt lá làm gương mặt bàng sáng bóng lên. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui, Bàng vui vì thấy mình đẹp. Mà hình như còn được nghe lại tiếng nói, tiếng cười xôn xao của các bạn học trò tinh nghịch, dễ thương. Bàng xôn xao cùng chúng tôi trong mỗi ngày học mới, bàng chia sẻ cùng chúng tôi bao buồn vui của tuổi học trò.

Còn nhớ, một lần không làm bài tập, thầy giáo đã phạt tôi thật nặng. Tôi buồn quá, giờ chơi lân la đến gốc bàng. Bất ngờ, bàng gửi tặng tôi một trận mưa hoa. Cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một bài thơ. Ai có ngờ đâu, bài thơ ấy trong cuộc thi sáng tác trẻ lại giành ,cho tôi giải A. Tôi lại thầm cảm ơn bàng. Nhờ có bàng mà tôi hiểu rằng cuộc sống thật là một chuỗi những buồn vui như thế!

Thu qua, đông lại. Mùa đông lá bàng chuyển màu sẫm nâu. Rồi một buổi sáng tôi thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửa. Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt mấy tuần. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình để chống lại giá rét mùa đông? Rồi gió bấc thổi qua, những chiếc lá màu lửa rụng xuống. Sau khi cởi bỏ tấm áo rực rỡ của mình, bàng chỉ còn lại tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu đứng trơ trọi giữa gió mưa. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Để xuân về, bàng lại vươn mình bừng dậy…

Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vạn lộc non. Hầu như suốt mùa đông, cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Cây bàng đón xuân nhiệt thành, say đắm. Có lẽ, nó hiểu rằng nó cũng phải góp chút ít tinh túy của mình để làm nên sức dào dạt của đất trời.

Tôi lặng đi khi nghĩ đến ngày mai phải chia tay mái trường, phải chia tay cả bàng nữa. Còn bây giờ, tôi và bàng vẫn cứ là bạn thân. Sớm nay, trời thật đẹp. Bàng vẫn đang giơ tay đón chào tôi đến lớp. Tôi yêu bàng nhiều lắm, nhiều lắm.

Thuyết minh về loài cây- Cây hoa mai

Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.

Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.

Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: “Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!”, thật đẹp làm sao? Hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm. Từ xa xưa hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: ” Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.

Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho khí phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để nở hoa đúng dịp mùa xuân. Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai,.. những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhắn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu.

Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thể trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc. Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:

“Nghêu ngao vui thú yên hà.

Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.

Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.

Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai và biết cách nâng niu chăm sóc để cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.

Thuyết minh về loài cây- Cây cao su

Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ.

Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm.

Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau.

Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.

Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su.

Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.

Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.

Cao su là một loài cây quen thuộc đem lại nhiều giá trị kinh tế cao. Thực trạng lâm tặc khai thác rầm rộ hiện nay yêu cầu một giải pháp kịp thời để có thể bảo vệ loài cây này. Trồng, chăm sóc và khai thác hợp lí cũng là cách hữu hiệu mà mỗi chúng ta cần cân nhắc và kiên trì thực hiện.

Thuyết minh về loài cây- Cây vải

Nếu như đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn se lạnh, hoa đào hoa mai khoe sắc, thì dấu ấn riêng của mùa hè lại là hương vị thơm mát ngọt lành của hoa trái. Đó là hoa phượng đỏ rực một góc trời, là bằng lăng tím bâng khuâng cùng tà áo trắng, là cái ngọt thanh của dưa hấu hay ngọt bùi của khoai lang. Mùa hè còn là mùa của vải thiều-thứ vải chín từ cái nắng chang chang của khí hậu nhiệt đới đã trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của mảnh đất Việt Nam.

Vải là thứ cây thân gỗ, thuộc họ Bồ Hòn, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Du nhập về Việt Nam, vải được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hay Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Trung bình một cây vải cao từ 5 đến 10 mét. Tán vải xum xuê xanh mướt, bao phủ quanh gốc cây. Lá vải có hình lông chim, hai phiến lá hơi cụp lại từ gân chính, được xếp so le trên từng nhánh cành.

Hoa vải có màu trắng xanh nhạt, mọc thành từng chùm, nổi bật giữa muôn vàn tán lá. Dưới cái nắng gay gắt, rực rỡ của mùa hạ, từng chùm hoa dần trở thành những chùm quả sai trĩu. Quả vải còn non có màu xanh lá mạ, vỏ sần. Khi vải chín thì chuyển dần sang đỏ thẫm, vỏ cũng trở nên nhẵn hơn. Hạt vải có màu đen tuyền, được bao phủ bởi một lớp cùi trắng mịn, mọng nước. Vải chín có vị ngọt rất riêng

Bởi vẻ thanh mát, ngọt lành, vải hấp dẫn từ cụ già đến em nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, vải được dùng làm đồ tráng miệng. Vào những ngày hè oi ả, vải ướp lạnh như một thức quà để giải khát. Khi tách riêng hạt còn có thể kết hợp với hạt sen để nấu thành chè. Ở một vài nơi, cây vải còn được xem như một loại cây cảnh, góp phần làm nên màu xanh tươi mát cho ngôi nhà. Thế nhưng, thuộc tính của vải vốn nóng, khi ăn nhiều có thể gây mụn nhọt trên da hoặc loét miệng. Bởi vậy, khi ăn vải nên ăn vừa đủ để có thể thưởng thức vị ngon riêng của thứ quả này.

Vải chín vào đầu mùa hạ, nên một vụ vải thường bắt đầu vào mùa Xuân. Khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, người ta đã chuẩn bị cho một vụ mới. Giữa tháng 3, vải đã bắt đầu ra hoa và dần kết quả. Thu hoạch vải thường vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Đây là thời điểm quả vải chín hoàn toàn và có vị ngọt sắt.

Giống như các loại cây khác, vải cũng cần có cách chăm sóc riêng. Khi trồng cần bới sẵn một hố nhỏ, sâu tầm 20cm, đặt cây con vào chính giữa hố rồi lấp đất. Điều quan trọng nhất chính là phải dùng tay để lấp và chèn đất cho thật chặt. Sau đó rào cẩn thận xung quanh để các tác nhân bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cây. Trong thời gian cây phát triển, cần chú ý tưới nước, bón phân, phun thuốc cho đúng thời điểm, liều lượng.

Ngày nay, khi Xã hội ngày một phát triển, vải nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu, được bày bán rộng rãi trên khắp cả nước. Quả vải, mà nhất là giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng có giá trị không nhỏ về mặt kinh tế, giúp hàng loạt hộ gia đình thoát nghèo, đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho ngành nông sản Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, bằng sự cải tiến về Khoa học kĩ thuật, những giống vải chín mọng, hạt nhỏ, cùi dày, phòng trừ sâu bệnh tốt đã thu hút rất khách hàng quốc tế, đưa vải Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thật chẳng sai khi nói: Vải là thứ quả nổi bật trong bữa tiệc đầy hương thơm vị ngọt của mùa Hè. Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi, gắn bó mật thiết với cái nắng rực rỡ ở Việt Nam, là thứ quà mà mỗi người con xa xứ khi trở về đều làm quà biếu. Hi vọng rằng, trong thời đại Khoa học Kĩ thuật ngày một phát triển, con người sẽ lai tạo ra nhiều giống vải ngon hơn, ngọt hơn, hấp dẫn hơn, để quả vải được đến gần hơn với mọi người mọi nhà, và thương hiệu Vải Việt Nam sẽ lan truyền trên toàn thế giới.

Thuyết minh về loài cây- Cây chuối

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu.

Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là mười nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc… vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y.

Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặc, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Đất Trồng Là Gì? Thành Phần, Tính Chất & Phân Loại Đất Trồng

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính là đặc sản của vùng Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trồng và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc. Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, màu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem”

Thuyết minh về loài cây- Cây ổi

Trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam thân yêu, nơi đâu cũng ngập tràn hoa thơm trái ngọt. Mỗi vùng miền lại có những loại quả đặc trưng khác nhau, mang hương vị khác nhau. Ổi cũng là một trong những loại quả được nhiều người yêu thích nhất. Cây ổi là loại cây ăn quả phổ biến ở nước ta.

Cây ổi từ lâu đã trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn giản dị, thanh bình. Là một thành viên thuộc dòng họ Sim, cây ổi là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm. Nó có nguồn gốc từ Brasil và những miền nhiệt đới châu Mỹ, rồi lan tới những vùng nhiệt đới châu Á. Không ai rõ thời điểm cây ổi xuất hiện ở Việt Nam chính xác là bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu trước kia, cây ổi đã mọc hoang dại ở nhiều vùng rừng núi hoặc được đem trồng trong vườn, xung quanh nhà ở để lấy quả ăn.

Nhà ổi có rất nhiều anh em, không chỉ có những giống ổi phổ biến như ổi găng, ổi thóc mà còn có cả ổi trâu, ổi bo, ổi đào, ổi mỡ, ổi nghệ…những cái tên rất thú vị và có vẻ kỳ lạ. Đặc biệt là ổi đào, ổi nghệ tuy quả không to như ổi trâu, ổi bo…nhưng rất ngọt và thơm.

Xét về hình thể cùng anh em nhà vải và nhãn, xoài, cây ổi nhỏ bé hơn. Chiều cao trung bình chỉ hoảng 6 – 7 m, có cây cao nhất sẽ lên tới 10 m, đường kính thân tối đa chỉ khoảng 30cm. Những giống ổi mới còn nhỏ và lùn hơn thế nữa. Cây ổi ra cành và nhánh sớm nên thân nó chắc khỏe và ngắn, bù lại thân cây ấy nhẵn nhụi, chẳng mấy khi bị sâu đục rỗng như nhãn, vải… Khi vỏ già rồi tróc ra bên dưới còn có một lớp vỏ mới cũng nhẵn, màu xám xám xanh xanh rất đẹp.

Rễ cây mọc thành chùm, bám vào nhau đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây ổi có rất nhiều cành, trên cành đầy những lá xanh hình bầu dục, nhỏ bằng khoảng nửa bàn tay. Trên mỗi chiếc lá lại có những đường gân xếp đều tăm tắp, nhẹ tay sờ vào cũng thấy ram ráp. Lá ổi có mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu.

Ổi cũng ra hoa rồi mới kết trái như những cây ăn quả thông thường khác. Hoa ổi màu trắng, moc thành từng chùm khoảng 2 – 3 bông, thường mọc ở nách lá mà không phải đầu cành. Hoa có 5 cánh trắng bao bọc lấy nhụy vàng bên trong với nhiều hạt phấn nhỏ. Mùa ổi ra hoa là vào tháng 3 – tháng 4 cuối xuân đầu hạ. Nhưng đến thời điểm giao mùa thu độ tháng 8 – tháng 9 thì mới đến mùa quả. Qủa ổi là loại quả trông mọng, hình dáng không cố định mà thay đổi theo từng giống, hình cầu, hình trứng hoặc hình quả lê đều có, rất đa dạng, bắt mắt.

Quả ổi lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào giống, như giống ổi thóc nhỏ bé chỉ bằng một nửa ổi găng, ổi đào lại to hơn, có giống ổi còn to như quả lê. Trên đầu mỗi quả luôn có một vết sẹo do cuống ổi, vỏ quả ổi mỏng, mịn, thịt quả bên trong dày màu trắng, hồng, vàng… Ổi là giống quả có khá nhiều hạt, sau này người ta nghiên cứu thêm mới cho ra đời những giống quả không hạt. Vị quả ngọt thanh thanh, thêm thịt cùi giòn, kết hợp với nhau tạo ra hương vị đặc biệt chỉ có ở quả ổi.

Không phải tự nhiên mà cây ổi trở nên thân thuộc trong đời sống của con người Việt Nam. Nó không chỉ đem đến những giá trị từ quả ổi với vai trò của một cây ăn trái mà còn có nhiều giá trị khác. Qủa ổi có hương vị ngọt thơm, là loại trái cây mà nhiều người yêu thích. Thậm chí được đưa đến các thị trường thế giới và nhận được sư phản hồi tích cực. Ổi hái từ trên cây xuống có thể thưởng thức ngay hay chế biến thành những miếng mứt ngọt ngọt thơm thơm, ép ra thành nước ổi đóng hộp, làm kẹo…

Các bộ phận trên cây như búp non, lá non, quả, vỏ thân hoặc rễ đều có công dụng chữa bệnh, dùng làm các vị thuốc lành tính, an toàn. Trong y dược cổ truyền của dân tộc, lá ổi có thể giải độc, quả ổi vừa ngon, vừa đẹp da lại có tác dụng tiêu thực. Dân gian xưa còn dùng lá non và búp ổi để chữa đau bụng, dùng lá tươi cho những vết thương bầm dập, chảy máu… Và rất nhiều công dụng khác.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, có rất nhiều loại cây ăn quả ra đời nhưng người ta vẫn dành tình cảm đặc biệt cho cây ổi. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu trên mâm hoa quả chẳng bao giờ thiếu bóng dáng loại quả xanh và ngọt này. Cây ổi vì lẽ đó chính là một phần trong cuộc sống của nhân dân ta, cần được trân trọng, giữ gìn.

Thuyết minh về loài cây- Cây vú sữa

Thuở nhỏ khi nghe câu chuyện Sự tích cây vú sữa ai đã từng khóc sướt mướt cho tình mẫu tử thiêng liêng. Ai đã từng nếm thử vị ngọt mát như dòng sữa mẹ của trái vú sữa sẽ cảm nhận được hương vị quen thuộc của quê hương dành tặng những đứa con của mình.

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Tại Việt Nam, cây vú sữa có 2 loại chính là vú sữa da xanh và vú sữa da tím than, tuy khác nhau về màu sắc nhưng vị ngọt, mùi thơm gần giống nhau.

Lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5–15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Cây vú sữa là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn). Quả của vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Loại quả vỏ màu tía có lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả vỏ màu nâu-lục có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt nhão. Vỏ quả vú sữa chứa nhiều nhựa mủ và không ăn được. Các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng.

Lớp cùi thịt của quả ăn được và rất ngon, dùng làm các món tráng miệng. Vú sữa có vị ngọt, hay được phục vụ dưới dạng tươi hoặc làm lạnh. Lá cây vú sữa được dùng ở một số khu vực với dạng như chè và người ta coi nó có tác dụng chống bệnh thấp khớp. Vỏ cây vú sữa cũng được coi là có chứa chất bổ và có tác dụng kích thích, nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho.

Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh. Phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta. Cây vú sữa được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây. Khi được chăm bón cẩn thận thì khoảng sau 3 năm sau có thể thu hoạch được. Cây vú sữa khi đậu trái đến khi thu hoạch mất khoảng thời gian từ 180 – 200 ngày. Mùa thu hoạch vú sữa từ tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm.

Vú sữa là loại trái cây được người Việt Nam sử dụng từ hàng trăm năm trước. Loại trái cây này hiện có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng. Trong đó giống vú sữa Lò Rèn đặc biệt được trồng nhiều nhất, bởi trái có vỏ mỏng, sáng bóng rất đẹp, thịt trái nhiều, hương vị thơm ngọt, nhiều chất dinh dưỡng, được nhều người ưa chuộng.

Nhờ cây vú sữa người dân quê được những vụ mùa bội thu. Những chiếc giỏ đựng đầy vú sữa tươi ngon sẽ đi khắp mọi nơi mang hương vị quê hương đến khắp mọi nẻo đường.

Thuyết minh về loài cây- Cây hoa sen

Như một điều tất nhiên, mỗi khi nhắc tới Việt Nam là hình ảnh của những tà áo dài bay bay với chiếc nón bài thơ, là hình ảnh của những lũy xanh mướt. Và tất nhiên không thể thiếu được hình ảnh của hoa sen.

Cây sen có tên tiếng Anh là Nelumbo Nucifera Gaertn, một trong những loại thực vật hạt trần xuất hiện sớm nhất trên trái đất. Sen xuất hiện ở châu Á, từ ấn Độ sau đó lan qua Trung Quốc và các vùng đông bắc Úc Âu.

Sen gồm có năm phần chính: củ sen, ngó sen, cuống sen, lá sen và búp sen. Thân rễ cây hình trụ, mọc trong bùn gọi là ngó sen. Lá mọc lên trên mặt nước khoảng tầm 30 cm, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến là hình đĩa to, đường kính lớn khoảng 40- 70cm, các gân là từ tâm tỏa ra phái bên ngoài. Hoa sen to, gồm nhiều cánh màu trắng đỏ hồng, cánh này chồng lấy cánh kia. Hoa sen là loài hoa lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn hai ô, mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc ra dài thành một phần trụ trắng gọi là hạt gạo. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa. Vòi hoa ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Lá sen có đặc điểm là không thấm nước, giống với lá khoai.

Sen có loại nhỏ với cả thân và lá, hoa đều được trồng trong các chậu nhỏ hay bể cạn có tên là sen tịch thượng (nghĩa là sen ngồi trên). Ở các nước Ấn Độ hay Bắc Mĩ còn có giống sen khác như hoa sen màu vàng. Sen hồng được coi là loài sen tối thượng, thường dành cho các đấng bậc tối cao như ở chùa hay ở cung điện.

Sen đỏ là hình ảnh của tình yêu nguyên thủy, sen xanh lại biểu trưng cho trí tuệ còn sự thuần khiết lại chọn sen trắng làm biểu tượng cho mình. Hoa sen xuất hiện phổ biến của nước ta, trong các ao, đầm thuộc họ sen có giống màu hồng hoặc đỏ. Sen được trồng nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở vùng Tháp Mười. Chẳng thế mà câu ca mà có câu ca chúng ta đã hát từ nhỏ tới giờ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Sen đã trở thành một phần trong cuộc sống sinh hoạt cũng như tinh thần, tâm linh của con người. Hạt sen được coi là một trong những đồ ăn bổ dưỡng. Những thức quà từ hạt sen như chè sen, cháo sen,… luôn làm nức lòng người thưởng thức bởi sự thanh mát, rất tốt cho sức khỏe. Món gỏi thơm ngọn được tạo thành chính nhờ có ngó sen. Cuống sen phơi khô, đun lên có thể chữa bệnh viêm mũi. Rồi ai một lần ăn cốm, nhất là cốm làng Vòng đã quá quen thuộc với những chiếc lá sen. Lá sen thanh mát bọc lấy hương cốm để tạo nên cái nhẹ nhàng mà vẫn thanh cao, làm nhớ thương bao người đã trót vương vấn. Và cuộc sống, sức khỏe con người luôn có sen như một thức ăn, thức uống bổ dưỡng.

Rồi sen còn đi vào đời sống tâm hồn của người Việt. Hình ảnh sen đã quá quen thuộc trong những công trình kiến trúc lớn ở chùa chiền, trên các đồ vật,… Bởi trong quan niệm Phật giáo, sen là biểu tượng cho tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, cho sự liêm chính, thiện lương không bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài. Vì thế mà chúng ta vẫn thường ca:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hình ảnh ấy xuất hiện thường xuyên trong những kiến trúc thời Lý- Trần khi đạo Phật trở thành quốc đạo. Một cách cảm nhận khác: sen còn là hình ảnh của sự giác ngộ, khi mà còn người đã nhìn qua khổ ải, đứng trên nó. Trong cuộc sống ngày nay, sen vẫn được coi là “đại sứ văn hóa”, là quốc hoa của Việt Nam. Có thể thấy hình hoa sen thêu trên những tà áo dài, trên những chiếc nón hay là biểu tượng của hãng hàng không Vietnam airline. Sen đã đem hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với khắp bạn bè năm châu. Và đặc biệt, sen cũng là nguồn thi hứng dạt dào cho những câu ca, lời thơ, bài hát được cất cao. Cuộc sống tinh thần của con người thêm phong phú cũng bởi thế.

Từ xưa đến nay, và cả về sau, sen luôn là là một phần trong cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của con người, là niềm tự hào của những người dân đất Việt.

Thuyết minh về loài cây- Cây nhãn

Hạ vừa là mùa của nắng của gió lại vừa là mùa nở rộ của biết bao nhiêu loại trái cây thơm ngon. Là xoài vàng ươm chín ngọt, là sấu xanh chua chua, là mít thơm lừng ngọt sắc, và còn là nhãn dịu nhẹ mà thơm giòn. Nhãn là loài cây, là thức trái quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Ở nước ta nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên, mùa vụ của loại nhãn này thường từ cuối tháng tám đến cuối tháng chín. Còn với nhãn nói chung thì mùa vụ là khoảng tháng bảy, đến tháng tám là thời điểm nhãn chín rộ. Nhãn là cây thân gỗ, cao từ năm đến mười mét, vững chắc. Từ thân, cây mọc ra nhiều cành cây như những cánh tay với những tầng lá rậm rạp.Cũng giống như phượng, lá nhãn là loại kép hình lông chim, các lá mọc so le hai bên gân chính, mỗi lá kép thường có năm đến chín lá đơn. Trên nền xanh của lá còn điểm xuyết sắc vàng nhàn nhạt của hoa nhãn.

Hoa nhãn nhỏ xíu như sao nhưng vẫn dễ dàng được nhìn thấy cũng như ngôi sao luôn tỏa sáng trên bầu trời xanh mát, thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc xen vào các kẽ lá. Có hoa thì sẽ có quả, khi hoa nhãn già rồi rụng xuống thì quả nhãn bắt đầu đâm trổ thành những quả bé xíu như chỉ có vỏ với hạt. Vỏ nhãn màu nâu nhạt hoặc vàng xám, nhẵn. Hạt nhãn đen nhánh. Trong phiên âm từ tiếng Trung ra tiếng Hán Việt, nhãn được gọi là “long nhãn”, nghĩa là “mắt rồng” cũng chính bởi màu đen của hạt trông và hình dáng tròn trông như mắt rồng. Nằm giữa lớp vỏ mỏng bao bên ngoài và hạt là lớp cùi nhãn có màu trắng ngà, hơi trong.

Nhãn cũng có nhiều loại, các loại nhãn thường có sự khác biệt ở quả, đặc biệt là phần cùi nhãn. Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn có gốc ở Vũng Tàu nước ta, cùi dày và có màu vàng trong, ít nước, vị ngọt và giòn sần sật. Nhãn tiêu da bò thì có nguồn gốc ở Huế, quả nhỏ. Nhãn lồng Hưng Yên thì quả to, vỏ không nhẵn mà hơi gai, dày và màu vàng sậm đặc trưng.

Cùi nhãn dày, khô, mọng nước và hạt nhãn nhỏ. Loại nhãn lồng Hưng Yên này có vị ngọt của đường phèn. Đây là loại nhãn có giá thành khá đắt nhưng bởi những lợi thế về quả và hương vị thơm ngọt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại nhãn bị “làm giả” nhiều nhất gây nhiều thiệt hại về tiền bạc và lòng tin của người mua.

Là cây cho quả nên quả nhãn là loại thực phẩm, được ăn trực tiếp mà không phải qua chế biến. Bên cạnh đó thì nhãn cũng được nấu thành chè, làm nhãn sấy khô để sử dụng quanh năm do nhãn chỉ có một mùa vụ trong một năm, là nguyên liệu làm bánh nhãn, … Nhãn cũng là một loại thuốc đông y hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ,…Nhãn là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp chống các bệnh cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh về xương khớp. Vì tác dụng và chất dinh dưỡng nó bao chứa nên nhãn được nhiều người yêu thích.

“Đêm. Hương nhãn đặc lại

Thơm ngoài sân trong nhà

Mẹ em nằm thao thức

Nhớ anh đang đi xa…”

( “Hương nhãn” – Trần Đăng Khoa )

Cây nhãn là một hình ảnh quen thuộc của làng quê với những vườn nhãn xanh mướt quanh năm, với những chùm quả lúc lắc trên cành vào mùa nhãn chín. Mùa hè nóng nực mà được thưởng thức những trái nhãn ngọt sắc lịm với hương thơm dễ chịu, cảm nhận những cùi nhãn dày mọng nước thì còn gì bằng.

Lời kết

Bài viết bao gồm dàn ý và top những bài văn thuyết minh về loài cây theo mẫu chọn lọc, giúp các em nắm vững những kiến thức cần đảm bảo khi làm bài văn thuyết minh và giúp các em hoàn thành tốt bài văn thuyết minh của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *