Lặng lẽ Sa Pa là một bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người. Top những bài văn mẫu phân tích Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long được chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ cùng các em khám phá về bức tranh thiên nhiên Sa Pa trong trẻo, nhẹ nhàng và vẻ đẹp của lòng nhiệt huyết cùng niềm đam mê của những người lao động mới, dám nghĩ dám làm và không ngại gian khổ.

Dàn ý bài văn phân tích Lặng lẽ Sa Pa 

Mở bài

*Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Thân bài

*Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa

  • Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…
  • Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
  • Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
  • Có thể nói, vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa hoàn toàn tương xứng và hài hòa với vẻ đẹp của con người giàu chất mộng mơ, đầy ý nghĩa.

*Nhân vật anh thanh niên

-Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt

  • Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo” => hoàn cảnh sống cô đơn, vắng vẻ, cô đơn đến mức “thèm người”.
  • Công việc: làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu, đo nắng, đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu => Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nghiệm cao.
  • Công việc không khó nhưng giản khổ: bốn lần trong một ngày đêm đều đặn, dù mưa, nắng, gió, bão,…

-Những phẩm chất tốt đẹp

  • Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc:
  • Biết sắp xếp một cuộc sống một cách khoa họ
  • Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách
  • Sự khiêm tốn, thành thật

*Các nhân vật khác

  • Nhân vật ông họa sĩ: đam mê nghệ thuật, thân thiện
  • Nhân vật cô kĩ sư:dễ gần, có ý chí
  • Bác lái xe: nhân hậu, hay giúp đỡ người khác.

*Đặc sắc nghệ thuật

  • Ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình
  • Tình huống truyện hợp lí
  • Nghệ thuật tả thiên nhiên và nhân vật đặc sắc
  • Giọng kể tự nhiên, khách quan

Kết bài

*Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) | Văn mẫu 9 - Kiến Thức Cho Người lao Động Việt Nam

Top 13 bài văn mẫu phân tích Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn hay nhất!

Dưới đây là top 13 bài văn mẫu phân tích Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 1

Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến “thâm nhập thực tế” như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.

Mùa hè năm 1970 theo lời kể tác giả, ông cùng một người bạn văn quyết định đi nghỉ ở Sa Pa. Vì thế mà nhà văn không vào các cơ quan, đơn vị của địa phương để tìm hiểu thực tế hay tìm gặp những “điển hình tiên tiến” như những lần đi thực tế của các văn nghệ sĩ. Nhưng điều may mắn lại chính là do chỗ không lăm le tìm hiểu thực tế theo lối khá công thức lúc bấy giờ của giới văn nghệ sĩ mà Nguyễn Thành Long đã bắt gặp câu chuyện về người thanh niên công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn một mình giữa lặng lẽ của Sa Pa. Bằng sự nhạy cảm nghề nghiệp, nhà văn đã nắm lấy chất liệu thực tế ấy, bồi đắp thêm bằng sức tưởng tượng sáng tạo và truyền vào đấy những suy ngẫm, quan niệm về đời sống, về nghệ thuật của một cây bút từng trải làm nên một truyện ngắn hay.

Thành công của Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn này, có lẽ trước hết là đã tạo dựng một chất thơ trong sáng, làm nên không khí và sắc điệu riêng của tác phẩm được toát lên từ sự hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy và mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong những suy nghĩ, cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ. Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư vừa mới ra trường với anh thanh niên một mình sống và làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ trong chốc lát nhưng đã đủ để nhân vật chính xuất hiện gây được ấn tượng và gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âm vang ở những nhân vật khác trong truyện. Sáng tạo được tình huống ấy và lựa chọn được nhiều điểm nhìn trần thuật từ cái nhìn và tâm trạng người họa sĩ già – Một nghệ sĩ nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật, thì có thể nói tác giả đã nắm chắc được sự thành công của đứa con tinh thần của mình.

Truyện có 4 nhân vật: Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ có rất nhiều điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ đối với cuộc sống với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và ả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều không được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả: Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lý tưởng, nhưng họ cũng những hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của một thời kì lịch sử.

Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng chói nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh, tác giả đã qua lời bác lái xe để giới thiệu về anh: Hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người” … Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ trược cuộc gặp gỡ.

Khi xe dừng, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như không có gì đặc biệt. Sức thu hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người một mình lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở những nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. Cái gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?

Trước hết đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc. Công việc hằng ngày của anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích cho mọi người, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Anh yêu công việc của mình: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cháu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã nghĩ thế nào?

“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi, việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia”. Còn đây là về nỗi “thèm người” – như cách nói của bác lái xe, anh nghĩ “Con người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Những nỗi “nhớ người” với anh, quyết không thể là nỗi nhớ “phồn hoa đô thị”. Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh còn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách, mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trò chuyện.

Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp và chủ động: trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, đọc sách ngoài những giờ làm việc có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi người. Ở người thanh niên ấy còn có mọt nét rất đáng mến nữa là sự cởi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ấy ở anh.

Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe, ông họa sĩ già, ô kĩ sư mới ra trường …) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính, mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề truyện. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Tác giả đã hầu như “nhập” vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này để trần thuật, bao gồm cả quan sat, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ông họa sĩ, chân dung nhân vật chính được hiện ra rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những suy ngẫm về cuộc đời con người và nghệ thuật.

Ngay những phút đầu gặp gỡ với người thanh niên, bằng sự từng trải của một người nghệ sĩ, ông xúc động đến bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”. Và với ông “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá: với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ. Và đúng như người họa sĩ đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Ví như, từ câu chuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó so với cuộc đời, về con người và mảnh đất Sa Pa.

Còn với cô kĩ sư trẻ mới ra trường thì cuộc gặp gỡ với anh thanh niên cùng với những điều anh kể đã khiến cô bàng hoàng, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những con người như anh”. Quan trọng hơn nữa, cô hiểu và tin hơn vào con đường mà cô đã lựa chọn. Như vậy qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó đẹp hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nảy trăng”.

Lặng lẽ Sa Pa chưa phải là một truyện ngắn xuất sắc. Có thể ra những chi tiết chưa thật đắt, những chỗ tác giả đã nói thay nhân vật, phát biểu quá lộ liễu về chủ đề của tác phẩm. Nhưng dù sao truyện ngắn này cũng là một thành công đáng ghi nhận của cây bút truyện ngắn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy cũng gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 2

Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này/ trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường sắt dọc theo sông lại nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thông lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80km nữa mới đến Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai – Sa Pa vô tình đã trở thành cầu nối, trở thành người dẫn chuyện. Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngoài người lái xe già trước cách mạng tháng Tám 1945 còn có ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.

Truyện ngắn này tác giả đã viết vào những năm 60, không khí xã hội bấy giờ còn thấm đẫm hương vị ngọt ngào của cuộc sống mới và những con người mới. Cho nên ta gặp ở đây một người lái xe già không hay cau có mà lại vui tính, “có máu nghệ sĩ”, một ông họa sĩ già vẫn ham đi thực tế các vùng xa xôi để sáng tác, một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ măng sẵn sàng đi đi lên Tây Bắc nhận công tác. Họ tuy là những người người xa lạ, gặp nhau lần đầu nhưng tâm hồn họ trong sáng, cùng chung mục đích ý tưởng, lại sẵn tình cảm chân thật nên họ đã gặp nhau. Cuộc trò chuyện giữa họ cho ta thấy thế nào là nét đẹp của cuộc sống mới. Tuy nhiên, mặc dù có đến ba, nhưng họ vẫn chưa phải là nhân vật chính.

Phải chờ xe đi đến Sa Pa, nghỉ chân ở đấy ba mươi phút, ta mới có điều kiện tiếp cận với nhân vật chính. Đó là anh thanh niên mới hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Tất nhiên khi gặp gỡ với người lái xe già đã từng quen biết, với ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên này không hề tỏ ra ít nói chút nào, nhưng cái tên truyện lặng lẽ Sa Pa chính là dành cho anh, bởi anh “lặng lẽ” làm việc một mình trên đỉnh núi cao, là “một con người cô độc nhất thế gian” (như lời giới thiệu của người lái xe già), nhưng công việc lại liên quan đến cả nước. Làm một công việc đo gió, đo mây dự báo thời tiết âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh núi vao hai ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã đành, anh còn biết tự tạo cho mình một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách.

Tuy vậy anh thanh niên vẫn thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp người lái xe già cùng khách qua đường để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”… Đây là một chi tiết rất người mà tác giả đã nắm bắt, phát hiện bởi vì đã là con người thì ai chả sợ nỗi cô đơn. Nhưng cái cách để gặp người của anh thanh niên này cũng khá lạ lẫm. Người lái xe già kể: “Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi như thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đén, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này anh chỉ đỏ mặt”. Thì còn ai nữa, chính anh ta chứ ai! “Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát”. Và cái kế của anh thanh niên đó chính là đẩy khúc câu ra giữa đường để xe khách phải dừng lại. Ôi đó cũng là một cái kế sách lạ lẫm hết mức!

Nhưng đó là câu chuyện của 4 năm trước, còn bây giờ, hãy xem, anh ta vẫn “mừng quýnh” khi thấy xe khách lên Rồi khi đưa khách lên chơi nhà, anh ta khẩn trương, tất bật đến từng phút đủ để làm các công việc cắt hoa, mới nước, kể về công việc và nghe chuyện của khách trong khoảng thời gian 30 phút, thời gian mà chiếc xe khách có thể đỗ lại nơi đây. Người đọc thấy anh ta nói hơi nhiều, nói nhanh, “nói xong chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến” cũng có thể nói tiếng người với những đồng bào của mình, còn ngày thường thì anh ta hát to chăng nữa cũng chỉ có mây núi có mây núi nghe mà thôi.

Nhưng trong tất cả các lần gặp người, lần này có lẽ anh ta gặp may hơn. Ngoài người lái xe già anh dã từng quen biết, anh lại gặp được một họa sĩ già vui tính “xúc động mạnh” vì rất quý trọng công việc và con người anh, và đặc biệt cô kĩ sư trẻ rất xúc động. Cô đã “bất giác đỏ mặt lên” khi nghe người lái xe già kể chuyện về anh, lại xúc động đến lại một cái gì đó” khi “nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”. Đến khi anh thanh niên tặng hoa “… cô kĩ sư chỉ ô lên một tiếng! … quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”.

Tác giả đã miêu tả rất tỉ mỉ sự diễn biến tâm lí trẻ của một cô gái trẻ dễ xúc động. Vì tâm hồn cô đầy những khát vọng và ước mơ, nên cô gái đã đón nhận câu chuyện và bó hoa của người thanh niên “cô độc nhất thế gian” một cách thật lòng. Ngay cả lúc người thanh niên nói những câu có lẽ hơi đột ngột: “Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi…” thì cô gái vẫn “ôm nguyên bó hoa trong tay, tai lắng nghe”.

Để đến lúc đọc sách của anh, khi ông họa sĩ già đang thực hành sáng tác, cô gái đã cảm thấy “bàng hoàng” về một cái gì đó chớm nở trong cô giúp cô xóa bỏ cái nhạt nhẽo của một tình cảm đã qua. Rồi vô tình hay hữu ý, cô đã để lại một chiếc khăn tay “kỉ niệm lần đầu gặp gỡ này. Một cái cỏn con gì rồi ra có thể biến thành mọt chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm trong cuộc sống của anh ta”. Người đọc có thể cho là sự phát triển tình cảm của cô gái hơi nhanh nhưng ai mà hiểu được trong hoàn cảnh ấy, sự chia tay trong “bạt ngàn” Tây Bắc, rất có thể là không gặp lại, lại không đưa người ta đến những cảm xúc tương tự. Cho nên cái bắt tay cuối cùng của cô đối với anh thanh niên cũng khác: “Có chia tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cai gì chứ không phải là cái bắt tay”.

Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ theo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp với từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tình sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ set để lập bản đồ sét đến mức “trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”. Tác giả viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa… có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 3

Trong cuộc sống lao động mới, con người là nòng cốt cơ bản để có sự tạo dựng vững chắc. Những phẩm chất tốt đẹp sẽ khẳng định vai trò làm chủ cuộc sống mới. Nhân vật anh thanh niên trong thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa là một người như thế.

Để nhân vật anh thanh niên hiện rõ những đức tính đáng quý, Nguyễn Thành Long đã để ông họa sĩ làm việc đó qua điểm nhìn của mình. Nội dung truyện đơn giản, không có tình huống thắt nút, gay cấn cho nên câu chuyện giàu chất trữ tình hơn là tự sự. Sự xuất hiện của anh thanh niên, tuy là nhân vật chính với nhiều biểu hiện tốt đẹp nhưng đến rất bất ngờ, gián tiếp qua lời kể của bác lái xe. Và cũng như khi đến, anh lại lặng lẽ khuất lấp vào mây mù trong cái tĩnh lặng muôn thuở của Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất như khiêm tốn, yêu lao động, tận tâm với công việc… tất cả thể hiện trên một bức họa lớn nhưng đến ông họa sĩ cũng phải thốt lên: ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật. Con người bé nhỏ nhưng những nét đáng quý khiến anh trở nên lớn lao đến như thế.

Trong lao động, anh thanh niên hiện ra là một con người yêu lịch sử và sẵn sàng cống hiến vì lao động. Quan niệm rất mới lạ khi anh nhận xét về công việc được coi là cô độc nhất thế gian này: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Từ quan niệm ấy, anh vượt lên chính bản thân mình để đi tìm niềm hạnh phúc trong lao động. Có lẽ chỉ có quan niệm như thế mới khiến anh thấy mình không cô đơn, không lẻ loi một mình. Từ tâm sự của anh thanh niên, ngay ông họa sĩ và cả người đọc đều sửng sốt trước thái độ trân trọng, gắn bó với lao động như đã ngấm sâu vào máu của con người trẻ tuổi này: công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất.

Tự xác định với bản thân về vai trò quan trọng không thể thiếu của lao động đối với mọi người nói chung và đặc biệt đối với chính bản thân anh. Một suy nghĩ mới và độc đáo khi anh lấy gian khổ nhiều hay ít để xem ai một mình hơn, cô đơn hơn anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Phải chăng chính những suy nghĩ và tâm sự vượt hơn cả tuổi tác như anh thanh niên đã giúp anh hạnh phúc hơn khi ý thức được mối liên quan giữa bản thân với tập thể trong sự đóng góp cho đất nước: cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa… phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Trong công việc anh thấy được vai trò của mình và hơn cả biết được mình vì ai mà lao động. Những suy nghĩ ấy khiến cho con người nhỏ bé này cảm nhận được niềm hạnh phúc trong lao động nhiều hơn nữa. Thấy được vai trò của lao động đối với bản thân nên anh đã có những thái độ tự giác và nghiêm túc đối với lao động. Công việc của anh thanh niên rất đặc biệt với sự cô lập tuyệt đối. Tuổi trẻ, sức xuân của anh bị đánh đổi bởi công việc tẻ nhạt cắt vụn ngày đêm: công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Cháu lấy những con số báo về nhà bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +10 Bài Văn Phân Tích Tiếng Chửi Của Chí Phèo Ngắn Gọn Hay Nhất

Bất chấp tất cả công việc vẫn được hoàn thành một cách xuất sắc. Không phải là người có lòng kiên nhẫn, tự giác cao thì anh không thể làm đi làm lại công việc buồn chán này đặc biệt giờ ốp lúc một giờ sáng: gió tuyết và Lặng im… chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng không khuất phục được con người yêu lao động và sống rất có trách nhiệm đối với lao động. Chẳng ai kiểm tra thường xuyên nhưng không vì thế mà anh lơ là, làm việc cho xong, cho nhanh. Công việc luôn được hoàn thành chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc tự giác cao. Anh thanh niên không chỉ đẹp trong lao động mà anh còn đẹp trong lối sống.

Anh thanh niên còn là một con người sống cởi mở, chân thành và hiếu khách. Ngay từ cách anh muốn tìm người trò chuyện, đẩy khúc thân cây chắn ngang đường để xe đi qua có dịp nghỉ chân, anh chạy xuống trò chuyện cho đỡ thèm người đã thấy trong đó một trái tim rộng mở muốn quen và muốn thân. Khi được bác lái xe giới thiệu những vị khách sẽ lên thăm nhà anh thì anh mừng ra mặt và chân thành, có thiện ý mời họ lên nhà anh trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.

Ông họa sĩ, cô kĩ sư chỉ là những người xa lạ chưa một lần gặp mặt và cũng có thể đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng họ gặp nhau nhưng anh vẫn rất nhiệt tình trao bó hoa đã cắt cho người con gái rồi mời hai người uống thứ trà pha nước mưa, thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. Anh thân thiện vô cùng, đãi khách bằng những thứ bình dân nhưng rất quý đối với bản thân anh cũng như với hai vị khách đặc biệt từ dưới xuôi lên. Giữa họ giờ như không còn khoảng cách bởi chính tình người, sự tự nhiên của anh thanh niên đã xóa đi sự xa lạ. Anh nói: cái này để ăn trưa cho bác, cho cô, và bác lái xe – một giỏ trứng thể hiện tình cảm rất chân thành.

Anh sống một mình không những không đòi hỏi sự quan, tâm của người khác mà chính bản thân anh lại rất quan tâm chu đáo với những người sống xung quanh. Củ tam thất cháu vừa đào thấy, cháu gửi bác gái ngâm rượu uống, Hôm nọ bác chăng báo bác gái vừa ốm dậy là gì? Anh quan tâm đến cả người anh chưa một lần gặp mặt, người có lẽ chỉ qua lời kể của bác lái xe. Một con người biết cách sống tốt với mọi người chỉ đơn giản là qua sự quan tâm rất chân thành. Ngay trong cuộc trò chuyện với ông họa sĩ việc anh thanh niên nhắc đi nhắc lại những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có thể hiện sự khiêm tốn trong lối nói và lối nghĩ. Không khoe mẽ, tự cao, anh coi mình cũng chỉ là con người thật bình thường và giản đơn như bao người khác. Thế cho nên việc ông họa sĩ tay hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối khiến anh phải ngăn lại bởi anh thấy bản thân chưa xứng đáng với niềm vinh dự mà với anh thật lớn lao như thế. Không những không để ông họa sĩ vẽ mình, anh còn giới thiệu cho ông: ông kĩ sư vườn rau và đồng chí nghiên cứu khoa học – họ cũng cống hiến quên mình cho Tổ Quốc, cho xã hội, cho cuộc sống mới.

Anh có suy nghĩ thật đúng đắn khi thấy cuộc đời đẹp quá bởi có những người đang ngày đêm hết lòng hết sức lao động bằng trách nhiệm và tinh thần cao. Một điều khiến ông họa sĩ và ngay chính người đọc cũng ngỡ ngàng vì sự sắp xếp cuộc sống hết sức khoa học và ngăn nắp của anh thanh niên. Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… – đó là vườn của do bàn tay của chàng trai trẻ tuổi này tạo dựng nên. Cuộc sống một mình mà muôn màu muôn vẻ rực rỡ sắc hoa. Phải là con người có nghị lực sống phi thường thì mới có thể có đời sống tinh thần phong phú đến như thế. Và ngay cả khi công việc trên trạm khí tượng này của anh đã có thể coi là yên ổn thì ngày ngày anh vẫn nhờ bác lái xe mua sách dưới xuôi gửi lên, anh vẫn không ngừng trau dồi thêm vốn kiến thức để rồi anh lại có thể tìm ra một cái gì đó mà cống hiến hơn nữa cho một đất nước thời kì đổi mới này.

Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ… Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cùng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 4

Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở Quảng Nam, cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: “Giữa trong xanh” (1972), “Ly Sơn mùa tỏi” (1980)…

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” rút trong tập “Giữa trong xanh”. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái tim nhân hậu rất đẹp. Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa “trèo lên núi” thì “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”. Trạm dừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”. Giữa màu xanh của rừng, những cây thông “rung tít trong nắng”, những cây tử kinh “màu hoa cà” hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi non vô cùng tráng lệ, đó là khi “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”. Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông… như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng. Con người đáng yêu nơi Sa Pa lặng lẽ. Bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách.

Ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, “xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau” để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp. Bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cho cô háo hức. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì…

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học “suốt ngày chờ sét”, nửa đêm mưa gió hễ nghe sét là “choáng choàng chạy ra”, mười một năm không một ngày xa cơ quan, “không đi đến đâu mà tìm vợ”, lo “làm một bản đồ sét riêng cho nước ta”, cái bản đồ ấy “thật lắm của, thật vô giá. Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi”.

Tiêu biểu nhất là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian”, có nhiệm vụ “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” góp công dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đâm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra “vườn” lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh như bị gió chặt ra từng khúc”, xong việc, trở vào nhà, “không thể nào ngủ lại được”. Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học. Cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa… làm cho cuộc sống thêm phong phú.

Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những tươi sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi biếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy… là biểu hiện của một tấm lòng yêu hương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lí tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ?”. Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: “Người con trai ấy đáng yêu thật…”.

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống lặng lẽ non xanh -nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Đem tộc ta là một rừng hoa đẹp. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên… rất gần gũi và mến yêu.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 5

Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long, truyện có bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ lại có nhiều điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ với cuộc sống, với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả. Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lí tưởng, nhưng họ cũng là hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của mỗi thời kì lịch sử.

Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên – chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh: hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”… Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ và cô kĩ sư trước cuộc gặp gỡ. Khi xe dừng, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn, tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như không có gì đặc biệt. Sức thu hút của anh ta chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người một mình giữa lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: Một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?

Trước hết, đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích cho mọi người, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung với đất nước. Anh yêu công việc của mình: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã nghĩ: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”. Còn đây là về nỗi “thèm người” – như cách nói của bác lái xe – anh nghĩ: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”. Nhưng nỗi “nhớ người”, với anh, quyết không thể là nỗi nhớ “phồn hoa đô thị”.

Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh còn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách, mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trò chuyện. Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp và chủ động: trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách ngoài những giờ làm việc và có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi người. Ở người thanh niên ấy còn có một nét rất đáng mến nữa là sự cởi mở, thẳng thắn, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ấy ở anh.

Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề của truyện. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Tác giả đã hầu như “nhập” vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này để trần thuật, bao gồm và quan sát, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ông họa sĩ, chân dung nhân vật chính như hiện ra rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những suy ngẫm về cuộc đời, con người và nghệ thuật.

Như vậy, qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó như đẹp hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nảy trăng”.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 6

Tác giả Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn xuất sắc, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980). Và đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” được rút ra từ tập truyện “Giữa trong xanh”. Truyện được viết vào một chuyến nhà văn đi công tác lại Lào Cai, ca ngợi những con người sống ở nơi non xanh lặng lẽ đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.

Mở đầu tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ của mảnh đất Lào Cai – nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, nơi đây không hề mang vẻ hoang vu mà trái lại còn rất hữu tình và tráng lệ. Xe của đoàn vừa “trèo lên núi” đã thấy “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, trạm dừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”, những cây thông “rung tít trong nắng”,…Trên nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hiện lên hình ảnh cuộc sống của con người, làm cho bức tranh càng thêm nồng nàn, ý vị “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.

Trong chuyến xe lên Lào Cai ấy, có bác lái xe vui tính, cởi mở và nhiệt tình với hành khách; có ông họa sĩ già nhưng vì tình yêu nghệ thuật nên vẫn khao khát những chuyến đi thực tế tìm kiếm cái đẹp, lúc nào ông cũng trăn trở một điều “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích”; bên cạnh đó là cô kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước vào cuộc sống bát ngát sau những năm tháng đại học khiến cho cô rất háo hức. Tại Sa Pa đoàn khách của tác giả đã được biết đến ông kĩ sư ở vườn rau, suốt đời làm việc nghiên cứu và lai tạo giống cây trồng phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

Đồng chí ấy đã mười một năm không một ngày xa cơ quan, bỏ mặc hạnh phúc riêng tư. Tiêu biểu nhất cho con người nơi đây chính là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Sống một mình trên đỉnh núi, anh thanh niên theo lời giới thiệu của bác lái xe là “người cô độc nhất thế gian”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh làm việc một mình, đôi lúc thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, mưa rét nhưng anh vẫn một mình xách đèn bão ra vườn lấy số liệu.

Chẳng cần có người giám sát, thúc giục, anh thanh niên vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Anh còn là một người rất lạc quan, yêu đời và có lối sống khoa học, sống một mình nhưng vẫn trồng hoa, chăn gà và đọc sách. Anh cũng rất nhiệt thành và chu đáo với mọi người, đồng thời rất khiêm tốn. Anh là tấm gương về một con người có lý tưởng sống đẹp, vì quê hương đất nước mà quên đi bản thân mình. Tóm lại những nhân vật trên đã tạo nên bức chân dung về những con người sống đẹp, hy sinh thầm lặng và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của đất nước.

Có thể thấy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi rất trong sáng và nhẹ nhàng. Trên nền cảnh của thiên nhiên núi rừng Sa Pa, những con người hiện lên thật đáng yêu, đáng quý và đáng trân trọng.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 7

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng có trong mình nỗi khắc khoải rằng:

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng

Gian khổ biết giành phần ai”

Thì nhà thơ Thanh Hải đã tự nguyện lấy tuổi trẻ của mình để dâng cho đời, dâng cả “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, cho quê hương. Và rồi có một “mùa xuân nho nhỏ” tuổi 20 lặng lẽ hiến dâng cho đời tuổi trẻ, công sức và trí tuệ của mình cho đất nước như thế trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Tình huống được Nguyễn Thành Long xây dựng nên đó là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy. Nhân vật chính của tác phẩm là anh thanh niên nhưng anh không trực tiếp kể câu chuyện này mà thông qua cuộc hội thoại giữa các nhân vật. Nhân vật được hiện lên trong khoảnh khắc với một số nét đẹp về phẩm chất: suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và phong cách sống đẹp nhưng chưa được xây dựng tính cách hoàn chỉnh và chưa có cá tính nổi bật.

Các nhân vật phụ có vai trò làm nổi bật lên nhân vật chính, các nhân vật thì thường không có tên và dường như điều đó là cả ẩn dụ của tác giả, tác giả ý muốn nói đến những người vô danh đang ngày đêm thầm lặng, say mê cống hiến cho quê hương, đất nước. Anh thanh niên 27 tuổi làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Quanh năm suốt tháng làm việc với sương mù và cây cỏ. theo như lời giới thiệu của anh lái xe thì anh là người “cô độc nhất thế gian”. Anh thèm người đến mức từng chặt cây ngáng đường xe chạy chỉ để được trông và nghe tiếng người nói mà thôi.

Công việc chính của anh là anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. công việc hằng ngày chỉ quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài vườn với nhiệm vụ đo lượng nắng, đo gió, đo mưa và tính giây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu, công việc đòi hỏi tính phải chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy vậy, dù công việc có phần nhàm chán và tẻ nhạt lại còn cô đơn một mình nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn, anh luôn nghĩ rằng “ta với công việc là đôi, công việc gắn liền với việc của bao nhiêu anh em, đồng chí đang làm dưới kia, công việc gian khổ thế đấy nhưng cứ cất nó đi cháu đến chết mất”. điều này cho thấy anh là con người sống và chiến đấu hết mình, không bao giờ cho mình được nghỉ ngơi, bởi công việc là niềm vui, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nếu mình chỉ cần sơ sẩy, không chú ý một lúc thôi là hậu quả hết sức khôn lường, ảnh hưởng tới cả một hệ thống, cả kế hoạch của ta.

Anh là người tràn trề nghị lực, vượt qua mọi cô đơn, gian khổ, gắn bó với công việc. 4 năm nay anh chưa một lần nghỉ phép về nhà, chưa bỏ sót lấy một lần nào việc bỏ sót những con số để báo cáo về cơ quan cho anh em, đồng đội, đồng nghiệp phân tích và tính toán. Anh là người yêu sách và ham đọc sách, anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình khoa học, trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc quý, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Anh không để mỗi phút, mỗi giây anh ở đây còn sống và cống hiến thì anh không thể bỏ sót và lãng phí được.

Tính cách, phẩm chất đáng quý, sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, anh còn là người khiêm tốn, thành thực, là người ân cần, chu đáo, hiếu khách, anh cảm thấy vui sướng khi việc của mình làm không những góp phần cho sản xuất và còn đóng góp cho việc đấu tranh chống Mỹ thắng lợi. Anh thanh niên là tiêu biểu cho hàng ngàn thanh niên ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước.

Tác giả đã tài tình xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói ca ngợi cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ vẻ đẹp của con người qua nhân vật anh thanh niên. Khẳng định con người lao động có ý nghĩa thầm lặng, niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?

Trong không khí đất nước đang náo nức và tưng bừng, phấn khởi để xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một thanh niên của thế hệ mới, chúng ta cần phải ra sức học tập và lao động hăng say để có thể đưa đất nước đi lên, sánh vai cùng với 5 châu bốn biển trên thế giới được.

Với nhan đề vừa mâu thuẫn nhưng lại vô cùng hợp lý, “lặng lẽ” những con người nơi đây đang âm thầm và làm việc một cách khẩn trương, để kịp hoàn thành nhiệm vụ giao cho cấp trên, lao động một cách hăng say, đầy nhiệt huyết của một tuổi trẻ đang trong độ tuổi nhiệt huyết nhất, công việc thầm lặng của họ lại có ý nghĩa lớn lao, đáng được tôn vinh. Truyện ngắn là tiếng nói, là bản hùng ca nhưng lại chỉ lặng lẽ, để mọi người hiểu và yêu mến những con người này thôi, tác giả hay anh thanh niên chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được đền đáp, công việc của mình lại có ý nghĩa to lớn như vậy.

Bên cạnh nhân vật chính thì còn có sự xuất hiện của các nhân vật khác, đó là bác lái xe, cô kỹ sư trẻ, bác họa sĩ. Truyện được kể theo ngôi kể thứ ba nhưng lại được nhìn theo điểm nhìn của ông họa sĩ. Hầu như người kể chuyện đã nhập vào điểm nhìn và tư tưởng của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên. Qua cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ thì nhân vật anh thanh niên được hiện lên rõ nét, đẹp hơn và có chiều sâu về tư tưởng.

Cô kỹ sư cũng là một hình tượng đẹp, một bức chân dung sáng ngời về tuổi trẻ tài cao và dám chinh phục ước mơ của mình. Trong cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, những điều anh kể, những gì cô nghe thấy, khiến cô gái cảm thấy “bàng hoàng” cô hiểu thêm về cuộc sống phải sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên. Về thế giới của những người như anh. Đây là cái “bàng hoàng” lẽ ra cô nên biết từ lâu mà giờ cô mới biết, nó giúp cô đánh giá đúng hơn về mối quan hệ nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ.

Với cô, anh thanh niên giống như là người đi trước, khiến cô cảm thấy vững vàng hơn, tự tin hơn trên hành trình mà cô đã chọn, bên cạnh sự bàng hoàng thì đó là sự hàm ơn, nó không phải chỉ vì bó hoa mà còn vì một “bó hoa nào khác, bó hoa của một háo hức và hạnh phúc ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ta thấy được tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của mình để cống hiến trí tuệ và sức lực của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. Những lời thơ của Tố Hữu là lời đúc kết về con đường mà thế hệ thanh niên chúng ta đang đi:

“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu

Trên những tầng mây, những tầng núi đá

Hai bàn tay ta làm nên tất cả”

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 8

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Lúc này miền Bắc đang trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho miền Nam. Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Lào Cai, được trực tiếp hòa mình vào cuộc sống lao động, chiến đấu của con người nơi đây tác giả đã viết lên tác phẩm này. Tác phẩm là lời khẳng định về vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng đối với Tổ quốc.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện hết sức đơn giản, xoay quanh tình huống là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Qua tình huống ấy vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật dần dần được hé mở.

Mở đầu tác phẩm là khung cảnh Sa Pa vô cùng nên thơ, trữ tình với những rặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường, khiến mọi người ngỡ ngàng trước đẹp một cách kì lạ của mảnh đất này. Những hàng thông xanh rì rung tít trong nắng như những ngón tay bằng bạc, cây tử quang, với ánh nắng vàng tươi len tới đốt cháy rừng cây, rồi tinh nghịch xua mây cuộn tròn lại thành từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương. Vẻ đẹp huyền ảo của mây khói hòa trong màu xanh rì của các loài cây đã tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm. Đến với căn nhà nhỏ của anh thanh niên, người đọc cũng không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ trước vườn hoa rực rỡ màu sắc: hoa dơn, hoa thược dược,… những con ong cái bướm dập dờn bay lượn. Thiên nhiên nơi đây thật đa dạng, phong phú, nó là sự hòa quyện của vẻ đẹp nên thơ với vẻ hùng vĩ.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy, anh thanh niên hiện lên thật đẹp đẽ, mang trong mình những phẩm quý báu, đáng trân trọng. Anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn quanh năm suốt tháng mây mù bao phủ. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây,.. dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Công việc của anh tuy thầm lặng, những có ý nghĩa to lớn với sản xuất, chiến đấu.

Anh thanh niên trước hết là người thiết tha yêu cuộc sống. Tình yêu cuộc sống ấy thể hiện qua tình cảm gắn bó, sự quan tâm chân thành của anh với những người xung quanh. Những ngày đầu mới lên công tác, anh nhớ và thèm người nên đã đẩy khúc gỗ chắn ngang đường để xe dừng lại. Hành động ấy của anh cho thấy khao khát được giao tiếp, được sẻ chia, trò chuyện với mọi người. Không chỉ vậy những hành động nhỏ của anh như đưa củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa hay giỏ trứng cho những người lần đầu gặp gỡ lại càng cho thấy rõ trái tim biết yêu thương và sẻ chia với những người xung quanh.

Anh thanh niên là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương và sẻ chia với mọi người. Trong hoàn cảnh sống cô đơn, chỉ có một mình làm bạn với cây cỏ nhưng anh luôn bộc lộ tinh thần lạc quan. Anh trồng hoa trước nhà, chăn nuôi để xua đi cuộc sống nhàm chán, buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp khiến cho ông họa sĩ cũng phải ngỡ ngàng, bất ngờ. Không chỉ vậy anh còn làm giàu có vốn tri thức của bản thân bằng việc đọc sách hàng ngày. Dù cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng anh thanh niên biết cách vượt lên, tìm cách làm phong phú đời sống tinh thần cho bản thân.

Vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên còn thể hiện ở phương diện anh là người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc. Dù tuổi đời còn trẻ, anh không sợ cái buồn, anh chấp nhận sống và làm việc trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét. Hẳn là anh phải có tình yêu công việc tha thiết mới chấp nhận và có thể vượt lên nỗi cô đơn để nhận nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Anh có những quan niệm về công việc và hạnh phúc rất đẹp: ta với công việc là đôi hay niềm hạnh phúc của anh là khi làm việc, dự báo thời tiết chính xác giúp người nông dân sản xuất, giúp không quân bắn rơi máy bay địch.

Dù công việc gian nan, có những lần đi ốp vào một giờ sáng, mưa gió cũng không làm anh chùn bước, anh vượt qua cái gió, cái lạnh để hoàn thành công việc của mình. Anh là người có trung thực và ý thức trách nhiệm cao cả với nghề. Tất cả những vẻ đẹp ấy đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh: anh muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Anh không thấy cô đơn lẻ loi vì luôn có những người đồng nghiệp đồng hành bên anh như ông kĩ sư vườn rau, cán bộ lập bản đồ sét. Tất cả họ đều kiên trì, bền bỉ và thầm lặng với công việc của mình. Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người đang thầm lặng góp sức xây dựng cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

Ngoài nhân vật anh thanh niên ta cũng không thể nhắc không đến một ông họa sĩ dày dặn kinh nghiệm sống, có tình yêu tha thiết với công việc. Dù tuổi đã cao nhưng trước khi về hưu ông vẫn muốn đi tìm cảm hứng nghệ thuật cho mình. Ông là người có tâm hồn nhạy cảm để phát hiện ra vẻ đẹp Sa Pa và con người nơi đây. Ông họa sĩ hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phẩm chất của người họa sĩ chân chính. Cô kĩ sư trẻ xuất hiện góp phần tô đậm vẻ đẹp của anh thanh niên nhưng cũng là nét vẽ không thể thiếu về vẻ đẹp của con người mới. Cô mang trong mình lí tưởng cao cả, nhiệt huyết tuổi trẻ: bỏ lại mối tình nhạt nhẽo, xa gia đình xung phong công tác ở vùng núi cao. Cô mang trong mình bản lĩnh nghị lực phi thường. Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến ông kĩ sư vườn su hào, cán bộ bản đồ sét những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước.

Tác phẩm được trần thuật ngôi thứ ba, các nhân vật được nhìn nhận một cách khách quan, chân thực. Truyện có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận, làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Ngoài ra tác phẩm thẫm đẫm chất trữ tình, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thực, giàu chất suy tư.

Lặng lẽ Sa Pa là thiên truyện ngắn giàu chất trữ tình, bàng bạc chất thơ. Tác phẩm đã xây dựng thành công vẻ đẹp của thế hệ trẻ giai đoạn đất nước xây dựng cuộc sống mới mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó tác phẩm khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những hi sinh, cống hiến thầm lặng.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 9

Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

Chất trữ tình trong tác phẩm trước hết là ở bức tranh thiên nhiên thẫm đẫm chất thơ, mơ mộng và đầy lãng mạn. Mỗi khi nhắc đến Sa Pa có lẽ người ta chỉ nghĩ đến những khung cảnh lạnh lẽo, với mưa phùn rả rích, cái lạnh thấm vào da thịt và cảnh vật. Nhưng Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất khác, rất mộng mơ, trữ tình. Đó là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 10

“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Ra đời trong giai đoạn ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi người dân đều có ý thức sống cho cái chung và dường như quên đi chính bản thân mình. Người thanh niên làm khí tượng trong truyện là một điển hình cho thế hệ thanh niên chỉ biết xả thân mình cho đất nước. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, chúng ta chợt thấy mình như lắng lại trong chiều sâu xúc cảm.

Truyện bắt đầu thật tự nhiên theo vòng quay của bánh chiếc xe chở khách lên Tây Bắc và lời kể của người lái xe. Hình ảnh người thanh niên chạy xuống đón xe khi xe ngừng đã ngay lập tức làm người đọc phải chú ý: “người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ”. Phải, chính người con trai ấy là nhân vật chính trong truyện, là người làm nên những điều bất ngờ không những chỉ cho người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ mà còn cho cả người đọc.

Giá trị của “Lặng lẽ Sa Pa” là ở chỗ tác phẩm đã khắc hoạ được chân dung của những con người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, dám sống đầy bản lĩnh và nghị lực, sống tốt cho mình và cho mọi người. Nhân vật đầu tiên phải nhắc đến là anh thanh niên hai mươi bảy tuổi đời, sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Anh đã sống thật đặc biệt và nghĩ suy thật đặc biệt ở cái độ tuổi tưởng chừng chưa “chín” ấy. Sống một mình trên đỉnh núi mây mờ quanh năm bao phủ, mọi người phong cho anh biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian”, nhưng anh vẫn vui vẻ và yêu đời, sống tốt.

Nhìn vườn hoa quanh nhà anh với đủ các loại hoa rực rỡ, nhìn căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ của anh, người ta buộc phải hiểu đây là một con người nghiêm túc, có chiều sâu. Càng phải hiểu điều đó hơn nữa khi nghe những lời anh tâm sự. Anh cũng là người, cũng biết buồn, biết sợ. Lúc mới lên làm việc, anh buồn đến nỗi khiêng cây chắn ngang đường để chặn xe lại, để gặp mọi người, vì anh “thèm người lắm”. Ôi, cái cảm giác “thèm người” ấy mới chân thật làm sao! Quả thực làm sao mà sống nổi khi quanh ta không có ai.

Còn nữa, anh quan niệm cũng thật thú vị: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”, và sách nữa, sách cũng là bạn, là người để anh tâm sự, trò chuyện. Suy nghĩ như vậy, anh cảm thấy bớt cô đơn. Rõ ràng, con người ấy sống bằng ý chí, bằng một tình yêu thật lớn với cuộc đời. Chính cách sống và nghĩ suy của anh đã làm cho người hoạ sĩ già và cô gái trẻ phải suy ngẫm. Người hoạ sĩ già đang cảm thấy mình như trẻ lại với ước ao làm được thật nhiều việc có ý nghĩa. Còn cô gái, “trong cô dâng lên cảm giác hàm ơn”, có lẽ, chính anh đã thắp sáng lên trong cô bao hoài bão, bao ước nguyện thánh thiện được dâng hiến sức lực của mình cho cuộc đời.

Nhân vật thứ hai trong truyện có lẽ nên nói về cô gái này. Cô vừa ra trường, nhận công tác tại công ty Nông nghiệp Lai Châu. Chính tác giả đã khẳng định về cô: “Cô là thanh niên thì ra trường có thể đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, nhận bất kì lương hưởng, tiếp đón thế nào, cô thấy lòng cô cũng nhẹ nhàng”. Như vậy, chính cô gái cũng là một mẫu người dám xông pha, dám sống cao hơn cuộc sống chật hẹp của đời thường. Lần đầu xa Hà Nội, cô thấy mình háo hức, đầy những xúc cảm kì lạ. Cô bấy giờ chính là anh của những năm tháng trước, ở cô, người đọc có quyền tin tưởng rồi đây, tại một nơi nào đấy, cô cũng sẽ vui vẻ hoàn thành mọi công việc được giao, ở buổi ban đầu bước vào đời, cô gặp anh để một lần nữa thấy được hướng đi đúng cho mình và bước đi mạnh mẽ, can đảm hơn.

Như vậy, hai người trẻ tuổi ấy đã gặp nhau trong niềm say mê chung đối với công việc, trong ý thức chung về sự cống hiến cho đất nước. Niềm mê say tràn đầy nhựa sống ấy của họ làm bừng lên sức trẻ cho tác phẩm. Và chính người họa sĩ ở vào tuổi đã chuẩn bị về hưu lại muốn mình được tiếp tục sống và làm việc cho đời. Ông dự định đi “thực tế” chuyến cuối cùng rồi về cùng anh em liên hoan tiễn biệt. Nhưng đến đây, ông bỗng cảm nhận mình còn phải sống và hiến dâng. Ông quyết sẽ trở lại, để “biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào”.

Ra đời năm 1970, trong không khí hai miền đang hăng say xây dựng và chiến đấu, “Lặng lẽ Sa Pa” đã từ trong lặng lẽ mà tạo nên những âm vang rất riêng, góp phần giúp cho mọi người nhìn nhận người mà sống tốt hơn, dâng hiến nhiều hơn. Hình ảnh chàng trai và cô gái với những suy nghĩ và việc làm của họ nghe cứ như một huyền thoại khiến cho lớp trẻ ngày nay chợt giật mình để nghĩ suy về mình nhiều hơn. Liệu chúng ta có dám tự nguyện sống và hành động, suy nghĩ như họ không? Đó là câu hỏi mà chúng ta, những học sinh cần phải biết trả lời cho một ngày không xa của tương lai mình.

Bằng giọng kể chân thật, hồn hậu mà cũng thật giản dị, bằng cách xây dựng truyện theo một trình tự tự nhiên trước – sau, bằng cách kết hợp miêu tả cảnh với tình, tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa người đọc đến với đỉnh cao Yên Sơn ngập tràn mây và gió, để tiếp xúc và hiểu được những con người thật sự lí tưởng, để yêu thêm cuộc sống, yêu thêm công việc.

“Lặng lẽ” mà lại không lặng lẽ, tác phẩm của Nguyễn Thành Long đã để lại tiếng vang cho hôm nay. Hy vọng, đó sẽ là những vang vọng trong tâm hồn của nhiều thế hệ thanh niên mai sau.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 11

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông cũng có khá nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu trong đó là tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa. Truyện ngắn này là kết quả một chuyến đi công tác ở Lào Cai năm 1970. Qua câu chuyện nhà văn muốn ca ngợi những phẩm chất của những thế hệ thanh niên cống hiến hết mình cả tuổi trẻ, tình yêu cho Tổ Quốc trong thời kì đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.

Lặng lẽ Sa Pa nói được nhà văn xây dựng một tình huống truyện khá giản dị bình thường thế nhưng qua đó những nhân vật với tính cách tốt đẹp của mình lại được bộc lộ rõ nét và tự nhiên. Đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ của anh thanh niên trên núi Sa Pa và ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Cuộc gặp gỡ ấy ta thấy ấn tượng với hình ảnh anh thanh niên và những phẩm chất của mình. Qua đó nhà văn muốn ca ngợi hình ảnh những thế hệ thanh niên sẵn sàng hi sinh tuổi tác của mình để cống hiến hết mình cho tổ Quốc. Anh thanh niên hiện lên trong cách nhìn và sự đánh giá của những nhân vật phụ như ông họa sĩ, cô kĩ sư bác lái xe.

Đến với Sa Pa Nguyễn Thành Long không quên nói đến những cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Nào là ánh nắng tới đốt cháy rừng cây, mây trời thì như từng cục lăn tròn, những cây thông cao quá đầu thì rung tít trong nắng. Có thể nói chỉ cần vài nét chấm phá mà nhà văn đã mang đến cho chúng ta một khung cảnh Sa Pa có nắng, có gió, có mây và có thông. Mây gần người như rơi xuống đường cái, lăn vào cả bánh xe. Nói chung khung cảnh ấy thật giống như một chốn bồng lai tiên cảnh. Cứ thế Sa Pa hiện lên với những vẻ đẹp trong sáng nhất, trong trẻo mộng mơ nhất. Bức tranh dường như có đủ cả đường nét, hình khối và màu sắc.

Xe dừng nghỉ tại chỗ và chính khoảng thời gian ấy đã khiến cho cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra. Họ dành cho nhau một khoảng thời gian ngắn nhưng lại có thể biết hết chỗ ở cũng như là công việc của anh thanh niên kia. Anh thanh niên xuất hiện gián tiếp qua lời nói của bác lái xe rằng anh là một người “cô độc nhất thế gian” và anh mắc bệnh “thèm người” và ông họa sĩ nếu gặp thì thế nào cũng thích vẽ cho mà xem.

Và rồi không cần ai phải nói đến nữa mà họ đã dành cho nhau ba mươi phút, ông họa sĩ kịp thời vẽ một bức tranh kí họa về chân dung của anh thanh niên áy còn cô kĩ sư có chút bàng hoàng và biết ơn anh. Để rồi khi họ đi anh lại lặng lẽ một mình trong mây ngàn gió núi ấy. Nhân vật anh thanh niên quả thật đã để lại trong ta biết bao nhiêu là niềm thương mến. Anh hai mươi bảy tuổi, anh sống và làm việc trên đỉnh núi cao 2600 mét. Công việc của anh là theo dõi những diễn biến của thời tiết để báo vệ bảo vệ mùa màng sản xuất cho người dân.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Xương có tính chất gì

Trách nhiệm ấy vô cùng cao cả mặc thời tiết khắc nghiệt “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. Cũng chính vì hoàn cảnh sống ấy cho nên anh phải lặng lẽ một mình không có ai ở trên đó với anh cả. Anh sống trong cảnh heo hút, thế nhưng tâm hồn anh vẫn trẻ trung lạc quan yêu đời đến thế.

Có lẽ mỗi chúng ta thấy được ở nhân vật này một tình cảm yêu công việc rất lớn. Sống trong cảnh cô đơn không có ai bên cạnh thế nhưng anh vẫn quyết tâm làm việc ở đó để cống hiến công sức của mình cho công cuộc đưa đất nước đi lên. Khi có người hỏi thì anh nói “Khi làm ta với công việc là đôi”. Có lẽ chính vì thế mà người ta thì thấy anh cô đơn còn anh thì không hề thấy điều đó. Anh không cần ai thúc giục vẫn tận tụy với công việc của mình.

Sống một mình như thế nhưng anh vẫn xây dựng cho mình được một nếp sống rất văn minh sạch sẽ gọn gàng. Cái sự gọn gàng của anh khiến cho nhiều cô gái còn phải thua xa. Chính vì thế mà ông họa sĩ và cô kĩ sư không khỏi ngạc nhiên về điều đó. Không những thế anh còn có cả trà để pha. Ngoài công việc anh còn nuôi gà, trồng hoa và thật ngạc nhiên khi anh cầm những cành hoa ấy tặng cho cô kĩ sư trẻ. Cô chỉ biết đỏ mặt ngượng nghịu e thẹn trước hành động vô cùng ga lăng lãng mạn của anh. Anh có thói quen đọc sách và chính vì thế mà anh không hề cô độc.

Qua đây ta thấy anh thanh niên là một người rất cởi mở với khách, thân thiện giúp người. Anh biết vợ bác lái xe ôm thì đã đem tặng cho bác củ tam thất về cho bác gái. Chỉ cần bấy nhiêu thôi đã khiến cho ông họa sĩ cô kĩ sư có cái nhìn khâm phục anh thanh niên ấy. Anh khiêm tốn nhận những lời khen của bác lái xe như thế là không xứng đáng. Về những nhân vật phụ trong truyện thì họ có vai trò làm cho nhân vật anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên chân thành. Bác họa sĩ thì có thêm một bức tranh chân dung tuyệt vời còn cô kĩ sư thì nhận ra sau những câu chuyện của anh thanh niên về cuộc sống. Cô nhận thấy mối tình bấy lâu nay của mình là nhạt nhẽo. Còn Bác lái xe thì luôn là người yêu cuộc sống và đã quá thân thiết với anh thanh niên kia.

Như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh anh thanh niên hết lòng vì công việc. Anh thanh niên ấy không có một cái tên cụ thể không phải nhà văn không nghĩ ra được một cái tên cho anh mà đó là ý đồ nghệ thuật. Nhà văn muốn nói tới biết bao nhiêu thanh niên cống hiến cho tổ quốc quên mình trong xã hội ấy.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 12

Vẻ đẹp nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo, táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhưng giống như một bản nhạc nhẹ nhàng nhưng thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Nó ca ngợi vẻ đẹp của một cuộc sống giản dị nhưng chất chứa tình người. Câu chuyện kể lại một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong khoảng thời gian chưa đầy ba mươi phút đồng hồ giữa bốn người, giữa một không gian đẹp như hư ảo của Sa Pa đầy núi cao và mây trắng.

Ở cái nơi lặng lẽ đến lạnh người ấy, kì lạ thay, tình con người lại bộc lộ ra trọn vẹn nhất, ấm áp nhất. Qua tất cả những lời lẽ đã nói với nhau giữa bốn người, một bác lái xe khách, một họa sĩ già sắp về hưu, một cô sinh viên mới tốt nghiệp, một anh cán bộ quan trắc khí tượng, người đọc đã hiểu ra ý nghĩa trong truyện mà nhà văn muốn bày tỏ: lòng tốt của con người đối với công việc, đối với đất nước, đối với nhau, bao giờ cũng là điều quan trọng nhất, có sức mạnh nhất.

Nhân vật ấn tượng là anh thanh niên quan trắc khí tượng, anh ta sống và làm việc một mình giữa một trạm khí tượng trên đỉnh đèo cao, xung quanh đầy các thứ máy đo gió, gió nổi, nhưng vắng bặt con người và âm thanh của con người, anh khao khát được gặp con người, được nói chuyện với con người. Chả thế mà hồi đầu nhận công tác, anh đã khuân một thân cây ra chắn ngang giữa đường xe chạy, cho xe dừng lại, dù chỉ trong vài phút, để được cùng người lái xe khuân cái cây ấy, nói được dăm ba lời nói, để được nhìn thấy người. Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sách – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Sống trong cảnh cô đơn, giữa chốn hoang vu ấy người ta dễ trở nên buông thả, bất cẩn. Nhưng anh thanh niên này lại là một con người đầy trách nhiệm với cả chính mình, với công việc, với mọi người. Ngôi nhà anh ở, không vì chỉ có một người mà tuềnh toàng, bừa bộn, trái lại, nó được sắp xếp gọn gàng, tươm tất, lại đẹp nữa, các thứ hoa tươi như lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp khách quý, mặc dù không có khách nhưng ngày nào anh cũng chuẩn vị tươm tất để đón khách của mình.

Với anh công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy, nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng yên ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới… Anh ta đã không bỏ qua, không chậm trễ một lần nào, dầu lúc giữa ngày hay lúc nửa đêm, khi gió lớn hay khi tuyết rơi, bởi vì anh đã có ý thức một cách rành rõ và dứt khoát về công việc của mình, một khâu nhỏ trong cả chuỗi công việc của mọi người. Dù mưa gió khó khăn gian khổ anh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Thiếu một lượng thông tin nhỏ bé từ cái đài quan sát heo hút của anh, biết đâu việc dự báo thời tiết cho cả một huyện, một tỉnh, một vùng, chả vì thế mà kém chính xác đi, hoặc còn tệ hơn, sai lệch đi? Ai biết tác hại nào sẽ xảy ra nếu người ta đã không dự báo kịp thời sự xuất hiện của một đợt gió, một cơn giông, hay đôi khi chỉ là một làn mây nhẹ nhàng? Thật rất đúng khi một đoàn đại biểu bộ đội không quân đã cử người đến thăm để cảm ơn anh vì công việc lặng lẽ của anh đã góp phần tạo nên chiến thắng. Con người thật sự không cô đơn và không thể cô đơn, bởi vì giữa con người có biết bao mối quan hệ ràng buộc, tác động với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại. Anh cán bộ trẻ trên đài khí tượng này dẫu là một con người vô danh (có lẽ việc tác giả không đặt tên cho nhân vật là có dụng ý), nhưng thực là một con người với mọi ý nghĩa tốt đẹp của danh từ ấy, bởi anh đã sống với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một con người.

Thật là đầy ý nghĩa khi tác giả đưa vào câu chuyện chi tiết về vườn hoa của chàng trai với bao nhiêu hoa đơn, hoa thược dược vàng tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… Đó không chỉ là hoa của thiên nhiên, đó còn là cái gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, đó chính là tâm hồn của anh. Và chính anh đã hào phóng tặng nó cho mọi người, cho ông họa sĩ, cho cô kĩ sư mới ra trường… Từ chi tiết ấy toát lên một triết lí sống: hãy sống tốt đẹp, hãy đến với cuộc sống, với mọi người bằng những gì tốt đẹp nhất của mình.

Chàng thanh niên xuất hiện trong truyện mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa. Ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa. Họ là những con người lao động chân chính, cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Cô kĩ sư mới ra trường, hăm hở biết bao nhưng cũng e ngại và âu lo biết bao trước cuộc đời mà cô sắp bước tới. May mắn thay, ngay trên ngưỡng cửa của cuộc đời mình, cô đã có một cuộc gặp gỡ tốt lành. Cô sẽ giữ mãi ấn tượng này để mai sau, dẫu có gặp thất bại hay đắng cay, cô vẫn vững tin rằng cuộc đời thực ra rất đẹp vì trong đời có biết bao nhiêu con người tốt đẹp. Chuyến đi đã mang lại cho cô một động lực lớn để cô vượt qua những chông gai thử thách trong cuộc đời mà cô chưa đi qua.

Cuộc gặp gỡ giữa bốn người diễn ra ngắn ngủi mà thật thú vị, đó là cuộc gặp gỡ của những con người trong sáng, thánh thiện. Cuộc gặp gỡ đã như kéo dài ra thành vô tận vì tác động của nó đối với mỗi con người rất lớn lao. Cùng với ba con người ấy, cả bác lái xe già cũng là một con người rất đáng yêu. Bốn con người ấy, hoàn toàn khác nhau về tuổi tác, quê hương, nghề nghiệp nhưng rất dễ thông cảm với nhau, bởi vì họ đều là những con người trung thực, yêu đời và điều này rất quan trọng, biết yêu thương và quan tâm đến với người khác.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình, ông có cơ hội vẽ lên một bức tranh trong đó có những con người mang tâm hồn cao cả, đáng trân trọng hơn bất cứ thứ gì. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Lặng lẽ Sa Pa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và hành động lạ lùng, không có những gay go, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đ

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa- Mẫu 13

Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc mà pha chất kí, mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một minh chứng tiêu biểu cho nét phong cách đó. Tác phẩm kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của nhà văn. Qua thiên truyện, nhà văn muốn giới thiệu với chúng ta về một mảnh đất giàu đẹp ở phía Tây tổ quốc, ở đó có những con người lao động bình dị đang miệt mài cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước.

Đọc nhan đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, người đọc cứ ngỡ tưởng nhà văn sẽ đi sâu vào việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên, một vùng đất hứa mơ mộng, nơi thăm quan nghỉ dưỡng nổi tiếng của con người, nhưng đằng sau những núi rừng bạt ngàn mây phủ ấy lại là cuộc sống sôi nổi của những con người lao động, trẻ tuổi, trẻ lòng đầy trách nhiệm, đang ra sức cống hiến tài trí và sức lực thầm lặng cho quê hương, đất nước thêm giàu đẹp. Đó là những con người có lối sống đẹp, giàu ước mơ, giàu lí tưởng, khát vọng và đặc biệt họ là những người có bản lĩnh, có trí tuệ nghề nghiệp mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600m.

Trước hết, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng dựa trên tình huống truyện độc đáo, đó là cuộc gặp gỡ giữa mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Với cách tạo ra tình huống ấy, tác giả để câu chuyên được phát triển tự nhiên. Các nhân vật tự hiện hình nổi sắc lên qua cái nhìn, đánh giá, ấn tượng của nhân vật khác. Từ đó, góp phần làm nổi bật lên chủ đề tác phẩm: lời ngợi ca những con người lao động bình thường mà đáng quí xung quanh ta.

Đầu tiên là nhân vật anh thanh niên. Là nhân vật chính trong truyện nhưng anh thanh niên lại không xuất hiện một cách trực tiếp ngay ở mở đầu câu chuyện mà lại xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái khi họ nghỉ ngơi bên dọc đường. Điều đó cho thấy cách dẫn truyện rất khéo léo của Nguyễn Thành Long, đồng thời cũng làm cho nhân vật hiện lên tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kĩ sư tuy rất ngắn ngủi nhưng người đọc cũng đủ cảm nhận thật sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp, cũng như những cống hiến thầm lặng của anh thanh niên đối với quê hương, đất nước. Đúng như nhà văn đã nói về tác phẩm của mình: “Nghĩ cho cùng Lặng Lẽ Sa Pa là một chân dung…”. Đó là chân dung đẹp đẽ – gương mặt tinh thần – có sức tỏa sáng của người thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 mét giữa rừng núi Sa Pa.

Dưới cái nhìn của bác lái xe, anh thanh niên được gọi bằng một cái tên vô cùng đặc biệt “người cô độc nhất thế gian”. Cách gọi ấy quả thực rất đúng với hoàn cảnh sống của anh khi mà quanh năm suốt tháng, bốn bề anh chỉ biết làm bạn với cỏ cây, mây núi Sa Pa. Buồn tẻ tới mức anh phải hạ cây chắn ô tô lại để được trông thấy và nghe thấy tiếng người nói vì “thèm người quá”.Công việc của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết hay lạnh giá thế nào thì vẫn phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định. Đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt trên cao, khi làm việc xong thì trở về không tài nào ngủ được nữa. Nhưng có lẽ, cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ này là sự cô đơn, quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại. Thế nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ, chán nản hay một phút buông lơi trách nhiệm với công việc.

Bởi anh tâm niệm: “Khi ta làm việc, ta với công việc đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Anh coi công việc chính là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống.Thậm chí anh hiểu sự cống hiến của mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Khi biết một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn.

Mặc dù sống có một mình trên núi cao, những trong cuộc sống thường ngày, anh luôn sống có kỉ luật cao, luôn sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc. Còn trong công việc anh luôn tôn trọng nghề nghiệp của chính mình. Ngày nào cũng thế, nửa đêm đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết lạnh giá thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Anh làm việc đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong ngày vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Để bớt đi cô đơn và tự thưởng thú vui tinh thần của chính mình, anh tự trồng hoa, nuôi gà, cấy rau… Trong giao tiếp với mọi người, ở anh toát lên một phong cách đẹp, một nét đẹp trong cử chỉ, hành động, lời nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, chu đáo và lịch sự: anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa và tặng trứng cho cô kĩ sư nông nghiệp và ông họa sĩ già. Và khi chia tay thì anh cảm thấy thật lưu luyến và không quên hẹn gặp lại mọi người…

Có thể nói, ở anh thanh niên hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những con người ở Sa Pa, là chân dung của người lao động mới mang trong mình sự hiểu biết về tri thức, sống tận tụy với công việc, luôn lạc quan, tin tưởng mạnh mẽ trong cuộc sống với một lí tưởng sống có ích cho cuộc đời. Chính điều đó đã giúp anh hoàn thành công việc xuất sắc, tỏa nắng và sưởi ấm cho mọi người xung quanh, ngay từ giây phút gặp gỡ ban đầu.

Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trên mảnh đất Sa Pa thơ mộng còn có những con người lao động khác, họ cũng có một lối sống đẹp: sự cống hiến thầm lặng trong công việc, làm giàu đẹp cho quê hương. Đó là ông kĩ sư nông nghiệp ở vườn rau su hào, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét trên đỉnh núi cao trên ba nghìn mét, mười một năm ròng túc trực, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tìm tài nguyên cho đất nước. Tất cả những con người ấy đều lao động cần cù, chịu thương chịu khó với một sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và có tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước, quê hương. Tuy lặng lẽ, âm thầm, lẩn khuất trong mây khói, sương núi Sa Pa nhưng luôn vang vọng, sôi động mạnh mẽ, vươn lên chiến thắng, khẳng định giá trị bản thân với cuộc đời.

Và một vài nhân vật nữa cũng cần phải nhắc tới trong câu chuyện, đó là bác lái xe, ông họa sĩ già, và cô gái kĩ sư. Tuy đây là nhân vật phụ trong truyện nhưng lại có một vai trò không thể thiếu trong diễn biến cốt truyện. Nhờ có bác lái xe mà diễn biến truyện mới được mở ra một cách tự nhiên, bác là cầu nối cuộc gặp gỡ giữa người miền xuôi với miền ngược, tạo nên cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô gái kĩ sư nông nghiệp. Từ đó, toàn bộ những suy ngẫm, phẩm chất, hành động của nhân vật trong truyện được mở ra, để lại một ấn tượng, kỉ niệm đẹp trong lòng mọi người về mảnh đất Sa Pa giàu mơ ước. Còn ông họa sĩ chính là sự hóa thân của nhà văn, khi phát hiện ra chân lí của nghệ thuật và cảm hứng sáng tác. Còn cô gái kĩ sư nông nghiệp trẻ tuổi vừa ra trường, trong chuyến đi đầu đời của mình, cô đã tìm được nguồn động lực trong công việc của riêng mình, từ đó vững tin hơn trong cuộc sống và sự lựa chọn nghề nghiệp của cô.

Đọc tác phẩm, chúng ta nhận ra các nhân vật trong truyện đều không có một cái tên cụ thể, chỉ được tác giả gọi chung chung bằng việc lấy tên nghề nghiệp đặt tên cho nhân vật của mình. Điều đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn: ngợi ca những con người vô danh đang lặng lẽ cống hiến cho đất nước. Họ ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, ở mọi nơi trên dải đất chữ S này, họ lặng lẽ dâng hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đời, cho công việc, cho đất nước quê hương thêm giàu đẹp, tươi vui. Đó cũng là vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng cuộc sống mới, xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Xét về mặt nghệ thuật, truyện đã xây dựng được tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên theo ngôi thứ ba nhưng chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật họa sĩ, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn. Tác phẩm có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Chất trữ tình là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện. Nó toát ra ngay từ nhan đề, từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của núi rừng Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của họa sĩ, từ vẻ đẹp trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ sự miệt mài, hăng say cống hiến trong lặng lẽ mà khẩn trương của con người nơi đây, từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng ba nhân vật, từ những suy nghĩ về con người, cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật. Chất trữ tình còn tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy chất thơ, giàu chất họa, âm thanh nhẹ nhàng, êm ái mà đầy suy tư, một ngôn ngữ như được chắp cánh thơ, nâng người đọc đến những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.

Khép lại thiên truyện, âm vang của núi rừng Sa Pa cứ ngân nga, réo rắc, cuộn xoáy trong lòng người đọc những cánh rừng ngút ngàn. Và ẩn sau cái màu xanh mênh mông ấy là những con người lao động bình dị, vô danh mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Họ là những con người mang vẻ đẹp trí tuệ với một lý tưởng sống, một lối sống đẹp, có ích với sự hi sinh thầm lặng đáng quí trọng, đáng ngợi khen.

Lời kết

Bài viết bao gồm dàn ý và top những bài văn phân tích Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long theo một số mẫu chọn lọc hay và đặc sắc nhất, giúp các em học sinh học hỏi và nắm bắt một số kiến thức cần phải có trong một bài văn phân tích cũng như giúp các em học sinh có thể hoàn thành bài văn của mình một cách xuất sắc nhất, chúc các em học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *