Trong đời sống hiện nay, thước là dụng có xuất hiện mọi nơi. Chúng có trong cả công nghệ, khoa học và đặc biệt là trên trường học. Thước là dụng cụ được hầu hết các học sinh sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vì độ chia nhỏ nhất của thước là cách để học sinh xác định chính xác độ dài cần kẻ. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về dụng cụ này nào.

Thước là gì?

Thước là một công cụ đo lường dùng để đo lường chính xác đến từng mm hay vẽ, đo chiều dài, chiều cao, góc. Và được sử dụng đa số trong đời sống hằng ngày.

Chúng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau và đem lại những tác dụng hiệu quả khác nhau như là trong xây dựng, hay trong học tập.

Thước
Thước

Phân loại các loại thước

Thước thẳng

Thước thẳng là dụng cụ được chế tạo từ nhựa dẻo hay bằng kim loại. Được sử dụng nhiều trong học tập, vẽ các bảng kỹ thuật, cơ khí, xây dựng, vẽ tranh…, được dùng để đo độ dài và kích thước của một vật.

Trên thước có các vạch được đặt cách nhau 1 mm để đo độ dài chi tiết chính xác hơn. Có một vài loại thước còn được gắn thêm đo chiều dài bằng inch.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +14 Bài Văn Phân Tích Hình Tượng Người Lái Đò Sông Đà Ngắn Gọn
Thước thẳng
Thước thẳng

Thước cuộn

Thước cuộn hay còn gọi là thước lá là công cụ được chế tạo bằng thép, hợp kim, chúng ít co giãn và không gỉ. Nó có khả năng kéo căng ra và cuộn lại nhờ có lò xo bên trong.

Hiện nay, thước cuộn có khả năng tự bật ra và bật lại mà không cần tay để mà kéo ra. Trên thước các vạch đặt cách nhau 1 mm, và thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.

Thước cuộn
Thước cuộn

Thước kẹp

Thước kẹp hay còn gọi là thước cặp là loại thước được chuyên dụng trong các ngành kỹ thuật như cơ khí hay ô tô.

Thước được chế tạo từ thép hợp kim không gỉ – Inox và có độ chính xác cao từ 0,1 mm đến 0,05 nm. Chúng dùng để đo lường các đường kính trong lẫn các đường kính ngoài, và cả chiều sâu lỗ.

Thước kẹp
Thước kẹp

Thước đo góc

Thước là loại thước có hình bán nguyệt dùng để đo góc ở trong nhiều lĩnh vực. Phạm vi đo góc là từ 0° đến 180° nhưng là đối với thước đo góc thông thường, hoặc là >180° là đối với thước đo góc vạn năng.

Thước đo góc
Thước đo góc

Thước kẻ vuông

Thước kẻ vuông hoặc thước eke vuông được làm bằng hợp kim, dùng để đo góc vuông 90°. Nó được sử dụng để vẽ bảng vẽ kỹ thuật, và các vạch dấu trong ngành cơ khí.

Thước kẻ vuông
Thước kẻ vuông

Thước eke

Thước eke được làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại, chúng được dùng nhiều trong học tập của học sinh và các thầy cô. Có một vài loại thước còn được gắn thêm đo chiều dài bằng inch. Ghi số góc ở 2 góc còn lại là 30° và 60° hoặc 2 góc bằng 45°.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +12 Bài Văn Thuyết Minh Về Sách Em Yêu Thích Ngắn Gọn Nhất
Thước eke
Thước eke

Thước đo góc vạn năng

Thước đo góc vạn năng là sử dụng một cây thước đo góc và một cây thước thẳng được gắn với nhau, sao cho thước đo góc có thể di chuyển được trong thước thẳng.

Thước đo góc vạn năng này có độ chính xác cao nhất. Nếu bạn muốn xác định trị số thực của góc ta dùng loại thước này.

Thước đo góc vạn năng
Thước đo góc vạn năng

Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Độ chia nhỏ nhất được viết tắt là ĐCNN trên thước là khoảng cách độ dài giữa hai vạch được chia liên tiếp trên một thước.

1 mm là giới hạn độ chia nhỏ nhất trên hầu hết tất cả các loại thước từ thước thẳng đến thước cuộn hay cả thước eke.

Người ta lấy 1 mm là độ chia nhỏ nhất của thước là vì muốn có độ chính xác cho từng vật đo đến từng mm. Tạo được độ đo lường có đáp án chính xác cao.

Độ chia nhỏ nhất của thước
Độ chia nhỏ nhất của thước

Công dụng của thước là gì?

Công dụng của thước là dùng để đo lường các giá trị chính xác của các vật thể cần đo. Trong học tập chúng là dụng cụ học tập cần thiết để các giáo viên và học sinh làm bài tập.

Trong y tế thì đôi khi sẽ phải cần dùng đến thước cặp, vì nó đảm bảo sẽ mang đến độ chính xác tuyệt đối cho các dụng cụ y tế.

Còn trong khoa học thì chúng được ứng dụng để đo lường chính xác giúp để nghiên cứu về những ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi kích thước của kim loại.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +16 Bài Văn Thuyết Minh Về Kính Đeo Mắt Ngắn Gọn Nhất
thước cặp
thước cặp

Cách bảo quản thước

Để thước có thể sử dụng được lâu và các vạch chia độ trên thước không bị mờ và trầy xước thì bạn nên áp dụng một số cách làm sau:

  • Tránh làm trầy xước các vạch đo được in trên thước.
  • Nên để thước đứng im khi bắt đầu đo.
  • Không nên đo vật khi vật đang ở trong trạng thái quay hoặc di chuyển.
  • Không đo 1 số vật có mặt thô và bẩn.
  • Không nên ép mạnh thước đo vào vật đo.
  • Tránh việc lấy thước ra ngoài rồi mới đọc số đo cần đo, như vậy độ chính xác sẽ không cao.
  • Sau khi sử dụng xong, nên bảo quản kĩ càng thước trong hộp hoặc vỏ thước.
  • Tránh bị những vật dụng khác đè lên vì chúng có thể bị hư hại.
  • Thường xuyên lau chùi cẩn thận nhất là đối với những loại thước được sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
Cách bảo quản thước
Cách bảo quản thước

Nhưng bài viết này đã nói thì độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước. Chúng có tác dụng nhằm mang đến độ chính xác cao khi chúng ta muốn đo lường một vật thể xác định. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay thì cũng có một số vật dụng công nghệ để đo thay thế cho thước, nhưng công cụ thủ công này sẽ không bao giờ bị mất đi và còn được sử dụng thường xuyên hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *