Phú sông Bạch Đằng là một bài phú xuất sắc của tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm thể hiện lên được tình yêu nước cũng như niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc. Tuyển tập những bài văn thuyết minh về Phú Sông Bạch Đằng của chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết chi tiết về hoàn cảnh sáng tác và nguồn cảm xúc chủ đạo cũng như những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài phú này.
Dàn ý bài văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng
Mở bài
*Giới thiệu về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và tác giả Trương Hán Siêu.
Thân bài
*Đôi nét về tác giả và tác phẩm
- Nêu vắn tắt những thông tin về cuộc đời, thời đại và sự nghiệp sáng tác… của tác giả Trương Hán Siêu
- Tác phẩm: Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên 50 năm. Sông Bạch Đằng là nơi đã ghi dấu những chiến công hiển hách đó của quân và dân ta. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể.
*Trình bày về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Nội dung: Bài phú thể hiện những bình luận về chiến thắng vang dội, lừng lẫy của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng đã đánh tan khiến quân thù phải khiếp sợ.
- Nghệ thuật: Xuyên suốt bài phú là giọng điều hào hùng thể hiện niềm tự hào vô bờ nhưng cũng không kém phần suy tư, lắng đọng.
Kết bài
*Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ về tác phẩm, tác giả.
Top 13 bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng chọn lọc hay nhất!
Dưới đây là top 13 bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng chọn lọc hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 1
Đất nước ta – một đất nước có nền văn hiến lâu đời đã trải qua nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược hào hùng. Những chiến thắng đó đã đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền khẳng định nước ta dù nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Chiến thắng vang dội ấy đã đi vào thơ ca như Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Theo sử sách ghi lại, Trương Hán Siêu không rõ năm sinh nhưng mất vào năm 1354 quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 4 đời vua Trần và có tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được vua Trần Anh Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ.
Cả bốn đời mua đều rất trọng dụng Trương Hán Siêu và gọi ông đầy kính trong là thầy. Không chỉ là một nhà văn học lừng lẫy, Trương Hám Siêu còn là nhân vật chính trị, nhà văn hóa có sức ảnh hưởng lớn tới đất nước và được sử sách ghi nhận, ngợi ca sau này. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.
Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu viết theo thể phú – một thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc không bị gò bó bởi luật bởi vần và nghiêng nhiều về yếu tố trữ tình. Thể phú hay được dùng để tả cảnh vật, phong tục hay kể chuyện đời, miêu tả các hình tượng nhân vật có yếu tố tượng trưng và mang tính triết lý cao. Bài Phú sông bạch đằng mang đậm những đặc điểm ấy và còn rất gần gũi, mộc mạc.
Tác phẩm này ra đời sau chiến thắng Bách Đằng và được viết trong thời đại nhà Trần đang suy vong. Ông mang trên mình trọng trách đại thần với tình yêu nước lớn lao khó tránh khỏi sự hổ thẹn đặc biệt sự hổ thẹn trước lịch sử. Bài phú có kết cấu gồm 4 phần: phần mở, phần giải thích, phần bình luận và phần kết.
Phần mở thể hiện tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng. Phần giải thích tái hiện tại trận thắng trên sông qua lời kể, qua hồi tưởng của các bô lão. Phần bình luận là những nhận xét, chiêm nghiệm của các bô lão về nguyên nhân đem lại thắng lợi lẫy lững năm ấy. Và đến phần kết là lời khẳng định lại của các bô lão về vai trò đức độ của con người.
Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hang kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu moi chước quỷ.
Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lạ giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.
Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự lĩnh hằng của chân lí “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.
Đọc xong bài phú ta cảm nhận sâu sắc về những cảm xúc về con người, về quê hương đất nước. Trương Hán Siêu xứng đáng là một tác gia lớn và Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 2
Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú,tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.
Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở. Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Đọc bài phú người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 3
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.
Trương Hán Siêu là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao
“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 4
Là một cây bút văn học không chỉ có học vấn sâu rộng, có tài văn chương, Trương Hán Siêu còn giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện rõ nét và đầy đủ qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” mà ông để lại cho nền văn học Việt Nam.
Trong lịch sử nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác gia lớn để lại cho đời những tác phẩm văn học bất hủ như Nguyễn Trãi ghi dấu ấn với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du gây ảnh hưởng bởi Truyện Kiều… thì Trương Hán Siêu để lại một kiệt tác văn học như áng thiên cổ hùng văn mang tên “Bạch Đằng giang phú”.
Trương Hán Siêu sinh ra ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách có ghi chép lại, xuất thân của Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo. Ông có học vấn uyên thâm và tính tình cương trực, thẳng thắn. Bản thân ông là một người văn võ song toàn khi ông vừa là tác gia văn học lớn vừa lập được rất nhiều công trạng trong những trận đánh chống giặc Mông Nguyên xâm lược. Trong sự nghiệp chính trị, ông được vua Trần Dụ Tông tin tưởng và giao nhiều chức vụ quan trọng và được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Ông mất năm 1353 để lại nhiều tiếc thương trong lòng dân.
Khi ông mất, nhà vui đã truy tặng ông chức Thái phó và được thờ ở văn miếu quốc gia ngang với các bậc hiền triết. Ông đã từng là người bài xích đạo Phật, tuy nhiên hiểu được con người và tài năng của ông, vua không trách mà còn giao cho ông làm quản tự ngôi chùa lớn. Đến những ngày cuối đời, ông lại là người sùng bái đạo Phật và cho ra những tác phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo này. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay như bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Qúa tông đô, Dục Thúy sơn, Hóa châu tác… và các tác phẩm văn xuôi: Dục Thúy sơn linh tế tháp ký, Khai Nghiêm tự bi ký đều được viết bằng chữ Hán.
Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán đặc sắc nhất của ông còn lưu giữ đến ngày nay. Xuyên suốt bài phú, tác giả sử dụng giọng điệu, ngôn từ căm thù quân giặc, tự hào về ý chí quật cường của dân tộc. Đây không chỉ là một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông mà còn trở thành tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lý Trần. Bài phú được xem là áng thiên cổ hùng văn với nội dung sâu sắc, ý nghĩa và nghệ thuật văn học đỉnh cao.
Đọc bài phú, chúng ta dễ dàng cảm nhận tình yêu đất nước sâu sắc của tác giả cũng như niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc như đạo nhân nghĩa ở đời đã được nhắc đến trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Gía trị nhân văn cao đẹp trong bài phú thể hiện qua việc đề cao vị trí và vai trò của con người đã làm nên lịch sử. Niềm tự hào chứa chan trong bài phú thể hiện đậm nét qua những câu thơ tổng kết lại chiến thắng vang dội Bạch Đằng năm xưa:
“Giặc tan muôn thủa thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao”.
Bài phú được chia thành 4 phần với kết cấu mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Phần mở là phần cảm xúc của nhân vật khách khi nhìn thấy cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Miêu tả lại trận Bạch Đằng hào hùng qua lời kể của các bô lão cũng như những bình luận, suy ngẫm của các bô lão trước nguyên nhân đem lại chiến thắng hiển hách của quân ta trên sông Bạch Đằng. Các bô lão cũng kết lại bằng lời ca khẳng định nhân nghĩa, vai trò đức độ của con người.
Tác phẩm theo thể phú với kết cấu tứ thơ theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách mang tâm hồn yêu thiên nhiên yêu cảnh trí vô cùng khoáng đạt, thích du ngoạn khắp nơi và yêu thích tìm hiểu lịch sử của dân tộc. Khách du ngoạn trên sông Bạch Đằng không chỉ để ngắm nhìn cảnh thiên nhiên thỏa lòng yêu thích mà còn để hồi tưởng lại, để sống lại nơi đã từng ghi dấu chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta.
Mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử của dân tộc, Khách muốn noi gương những sư gia nổi tiếng trong lịch sử. Trong quá trình ngao du, khách gặp chủ là những bô lão sống ở ven sông là người dân địa phương – họ là nhân chứng sống khi đã trực tiếp tham gia kháng chiến năm xưa. Nhân vật bô lão cũng chỉ là nhân vật hư cấu qua trí tưởng tượng để giúp tác giả dễ dàng bày tỏ, bộc bạch những cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn bao giờ hết.
Về nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu cho giá trị văn chương bởi nghệ thuật đỉnh cao. Trương Hán Siêu đã rất khéo léo khi sử dụng thể phú tự do không bị gò bó về hình thức nhưng toàn bộ bài thơ lại vô cùng gắn kết và xuyên suốt giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Kết cấu bài phú chặt chẽ với thủ pháp liêm ngâm thể hiện tài năng văn chương của tác giả cũng như lối tư duy sắc sảo nâng tầm giá trị văn học.
Hình tượng nghệ thuật trong bài phú cũng được tác giả xây dựng vô cùng sinh động với giọng điệu trang trọng, hào hùng không kém phần lắng đọng cảm xúc, đôi lúc lại triết lý sâu xa khiến người đọc bị cuốn đi và sống trong những cảm xúc, tâm tư của tác giả về niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào về con người nước ta và niềm tin mãnh liệt vào tương lai và vận mệnh của dân tộc.
Không chỉ giàu lòng yêu nước, học vấn sâu rộng, Trương Hán Siêu còn có tài văn chương bậc thầy được thể hiện qua bài “Bạch Đằng giang phú”, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 5
Văn học mỗi thời kỳ đều để lại cho dân tộc những tác phẩm có giá trị lịch sử. Nhớ về thời Trần nhiều chiến công hiển hách, người ta không chỉ nhớ tới “Nam quốc sơn hà” mà còn nhớ tới một tác phẩm văn học nổi tiếng khác. Đó là bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Bài Phú vừa là tác phẩm văn học xuất sắc vừa là tác phẩm thể hiện niềm tự hào dân tộc, gửi gắm tư tưởng triết lí sâu xa đáng suy ngẫm.
Cảm hứng sáng tác của Phú Sông Bạch Đằng là sự hào hùng, bi tráng. Trương Hán Siêu viết lên tác phẩm này trong hoàn cảnh bản thân ông là một trọng thần của Vương triều nhà Trần, khi đó đang có biểu hiện suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Trong một lần dạo chơi, tình cờ nhớ lại quá khứ hào hùng đã qua của dân tộc. Bởi vậy, Phú Sông Bạch Đằng vừa mang cảm hứng lịch sử, vừa mang cảm hứng thời thế, vừa có những triết lí được đúc rút thành bài học.
Về hình thức, Phú Sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, theo thể loại Phú (cổ thể), mượn hình thức đối đáp “chủ – khách” để thể hiện nội dung. Hệ thống câu từ của cả bài được Trương Hán Siêu xây dựng theo lối kể chuyện độc đáo. Theo như lối kết cấu thông thường ở thể phú, bài phú có thể chia thành ba phần. Phần mở đầu (từ đầu cho đến … dấu vết luống còn lưu), giới thiệu nhân vật và lý do sáng tác. Phần thứ hai (từ Bên sông các bô lão… cho đến Nhớ người xưa chừ lệ chan) là nội dung đối đáp của nhân vật “khách” và các bô lão hai bên bờ sông. Phần kết thúc còn lại là lời ngợi ca của của nhân vật “khách”.
“Khách” xuất hiện trong tác phẩm có thể là tác giả, cũng có thể là một nhân vật trữ tình vô danh không rõ ràng. Nội dung bài phú là hành trình vị “khách” giong thuyền chơi sông, đi qua rất nhiều cảnh đẹp. Đến sông Bạch Đằng, vị “khách” tình cờ được nghe các bô lão địa phương kể về chiến công ngày trước. Hết lời kể đến lời ca, “khách” nghe và nối lời ca tiếp. Từ đó giãi bày tâm trạng, tình cảm và suy ngẫm của mình về sông Bạch Đằng và lịch sử hào hùng, bi tráng.
Về nội dung chi tiết của tác phẩm, chúng ta có thể tìm hiểu lần lượt qua ba phần. Phần mở đầu bài Phú, tác giả tái hiện cảnh dạo thuyền chơi sông của nhân vật “khách” trên mênh mông mặt nước:
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết”.
Trong câu thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh người khách yêu du ngoạn đồng thời cũng là người mạnh mẽ, phóng khoáng. Ông đang mải mê ngược dòng thời gian để tìm về lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt. Tâm trạng của “khách” vì lẽ đó chứa chất nhiều nỗi suy tư, “đứng lặng giờ lâu”, “thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?”, “tiếc thay dấu viết luống còn lưu”… Dưới ngòi bút của Trương Hán Siêu, nhân vật “khách” chợt trở nên đầy sinh động. “Khách” phải chăng chính là “Cái tôi” của tác giả. Cái tôi của một con người mang trong mình tính cách tráng sĩ, của một hồn thơ nhạy cảm, của một kẻ sĩ nặng lòng ưu ái với đất nước và lịch sử dân tộc.
Xuôi theo dòng lịch sử, “khách” và bô lão tương ngộ. Nhân vật “Bô lão” là hình ảnh tập thể, xuất hiện trong hành trình giống như sự ủng hộ với vị khách bên trên. Họ đồng thời cũng là chứng nhân của lịch sử. Sự xuất hiện của họ tạo ra không khí đối đáp tự nhiên, từ đó giúp “khách” sống lại với những trận thuỷ chiến lẫy lừng từng diễn ra ở nơi đây.
Tất cả kỳ tích oai phong được gợi lên chân thực qua những hình ảnh liệt kê trùng trùng điệp điệp:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị thánh bắt Ô Mã.
Còng là bãi đất xưa Ngô Chúa Phú Hoàng Thao”.
Không khí chiến trận bừng bừng trong từng câu chữ:
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói”…
Những hình ảnh đặc sắc và những điển tích lần lượt xuất hiện, nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của quân giặc trong quá khứ (Xích Bích, Hợp Phì, Bồ Kiên…). Chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tái hiện dưới hình thức bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Tiếng trống trận, tiếng gươm khua như hoà vào cảm hứng tự hào, kiêu hãnh để rồi lắng lại trong suy ngẫm. Những trận thủy chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng cũng khẳng định tầm vóc lịch sử của dân tộc ta có thể sánh ngang với Trung Quốc. Luận bàn về nguyên nhân thắng lợi, khách và các bô lão cho rằng:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Họ đánh giá chiến thắng hiển hách của dân tộc không chỉ nhờ vào địa thế hiểm trở mà còn nhờ vào nhân tài đất nước. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời đại ấy là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sông Bạch Đằng mênh mông sóng nước tự hào chính là chứng nhân, chứng kiến tất cả chiến công và sự anh minh của những danh tướng kiệt xuất ấy.
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Người đọc có thể nhận ra triết lý sâu xa được gửi gắm trong lời ngợi ca. Đó là lời khẳng định kẻ bất nghĩa tất bị diệt vong còn người anh hùng sẽ được lưu danh muôn thuở.
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
“Hai vị thánh quân” được nhắc đến trong câu thơ là vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và lần thứ 3 giành thắng lợi. Trương Hán Siêu ca ngợi sự anh minh của 2 vị vua có tài có đức, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Nhờ những bậc nhân tài như thế, đất nước được “điện an”; Đại Việt được “thanh bình muôn thuở”.
Lời ca của bô lão đan xen lời ca của “khách”. Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến công hiển hách nơi đây. Đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ. Lời ca của “Khách” tiếp nối niềm tự hào ấy đồng thời thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc “giữ cuộc điện an” – một quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn.
Với cảm hứng hào hùng và hoài niệm về quá khứ hiển hách của dân tộc, “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ngợi ca truyền thống anh hùng và truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao vai trò của con người trong lịch sử. Đây là tư tưởng vô cùng mới lạ, đáng trân trọng.
Không những là bài phú có nội dung sâu sắc, “Phú Sông Bạch Đằng” còn được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Trương Hán Siêu đã khéo léo sử dụng cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, những chi tiết chọn lọc đích đáng, súc tích, liền mạch cuồn cuộn cảm hứng. Đặc biệt là sự kết hợp tự sự và trữ tình một cách nhuần nhuyễn để miêu tả cảnh sông Bạch Đằng sinh động, giàu chất trữ tình. Sự xuất hiện của nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, vừa tăng sức gợi vừa làm nổi bật chất sử thi hoành tráng của bài phú. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thành công những câu văn ngắn dài, đan xen thêm câu thơ tạo nên âm điệu hào hùng cho tác phẩm. Tác giả đã đưa “Bạch Đằng giang phú” trở thành khúc tráng ca bất hủ của dân tộc.
Dù bao năm tháng đã trôi qua, song với những giá trị to lớn của mình, “Phú Sông Bạch Đằng” vẫn sống mãi trong lòng con người Việt Nam, gắn liền với tên tuổi Trương Hán Siêu và niềm tự hào dân tộc từ đời này qua đời khác.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 6
Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc, mỗi tác giả đều để lại dấu ấn riêng của mình. Nếu như Nguyễn Trãi ghi dấu với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du khiến người đời ghi nhớ bài Truyện Kiều thì Trương Hán Siêu lại để lại trong nền văn học 1 kiệt tác văn chương mang tên Phú sông Bạch Đằng Bạch Đằng giang Phú).
Quê hương của Trương Hán Siêu ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Sử sách ghi lại ông xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, không rõ năm sinh nhưng mất năm 1354. Trương Hán Siêu “lập được nhiều công trạng trong hai trận đánh giặc Nguyên.
Về sự nghiệp chính trị, ông giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, năm 1308, ông được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau đó, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết đời xưa.
Trước tiên, về con người, Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, vua không trách, mà còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Cuối đời mình, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này. Các tác phẩm của ông hiện còn các bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Hoá Châu tác, Dục Thuý sơn, Quá Tống đô.
Văn xuôi của ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn), hai bài đều được viết bằng chữ Hán. Riêng hai quyển Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn, bài biểu Tạ trừ Hàn lâm viện trực học sĩ được dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Kiến văn tiểu lục hiện nay vẫn lưu lạc và chưa tìm thấy.
Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế tháp ký (bài ký tháp Linh Tế), Quảng nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm) đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư, đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.
Ông để lại không nhiều tác phẩm thơ văn, song bài “Phú sông Bạch Đằng” là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất của ông từ thời Trần còn lại đến nay. Ngôn ngữ thơ hừng hực căm thù quân giặc, bừng bừng chí quật cường bất khuất, Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc của Trương Hán Siêu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý – Trần. Bài phú được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học và được xem là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam.
Phú sông Bạch Đằng thể hiện lòng yêu nước thiết tha và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Phú sông Bạch Đằng vì lẽ đó cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của việc đề cao vai trò, vị trí của con người trước lịch sử.
Bài phú thực sự là áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, đầu tiên mang ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:
“Giặc tan muôn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao”.
Tác phẩm được viết theo phú cổ thể, nguyên tác viết bằng chữ Hán. Bài được chia làm bốn phần gồm mở, giải thích, bình luận và kết. Mở là tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Giải thích là trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão. Bình luận là suy ngẫm và bình luận của các bô lão về nguyên nhân làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Kết là lời ca của bô lão và khách khẳng định vai trò đức độ của con người.
Kết cấu tứ thơ của tác phẩm theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách là người yêu cảnh trí thiên nhiên, có thú du ngoạn, tâm hồn khoáng đạt, tâm huyết với lịch sử dân tộc. Khách tìm đến sông Bạch Đằng không chỉ vì yêu thiên nhiên mà còn vì lòng ngưỡng mộ nơi ghi dấu chiến công oanh liệt.
Đồng thời khách mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc, noi gương sử gia nổi tiếng Trung Quốc đời Hán – Tử Trường. Chủ là những bô lão ở ven sông Bạch Đằng mà khách gặp, họ là người dân địa phương, cũng là những người đã tham gia kháng chiến, là những nhân chứng sống về chiến công năm xưa. Nhân vật bô lão cũng có thể có tính chất hư cấu, tác giả xây dựng lên để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về đất nước, dân tộc.
Về nghệ thuật, bằng việc sử dụng thể phú tự do, không gò bó về hình thức, sự kết hợp tài tình giữa tự sự và trữ tình tác giả đã gia tăng khả năng biểu cảm, phong phú đa dạng về hình ảnh. Kết cấu bài phú chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm đã thể hiện tài năng trong ngòi bút và cách tư duy sâu sắc của tác giả. Đồng thời tác giả xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lý sâu xa. Qua đó, thể hiện được niềm tự hào về con người và niềm tin vào vận mệnh quốc gia dân tộc.
Trương Hán Siêu thực sự là 1 cây bút có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, và tài văn chương bậc thầy. Với bài thơ “Phú sông Bạch Đằng” nói riêng, cả sự nghiệp và cống hiến của ông cho đất nước, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 7
Tình yêu thiên nhiên, cảnh vật non sông gấm vóc quê hương vốn không phải là một đề tài mới mẻ. Trong các trang thơ đã có rất nhiều những nhà văn, nhà thơ thể hiện rất thành công đề tài này. Nhưng ở trong mỗi tác phẩm thơ văn thì các nhà văn, nhà thơ lại thể hiện với những sắc thái hoàn toàn mới mẻ, với những đối tượng miêu tả, sắc thái miêu tả hoàn toàn khác nhau, mang đặc trưng riêng của phong cách mỗi nhà thơ.
Cũng viết về cảnh sắc của thiên nhiên đất trời, nhà thơ Trương Hán Siêu đã thể hiện tình yêu cũng như niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước, mà đối tượng ở đây là con sông lịch sử, con sông hào hùng của dân tộc Việt Nam, con sông Bạch Đằng. Tình yêu ấy, niềm tự hào ấy của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.
Khi khi đã giành được độc lập, vua quan thời hậu Trần chỉ biết đắm mình trong cuộc sống hưởng lạc, ăn chơi trác táng mà không hề đoái hoài đến việc dân, việc nước. Trước thực trạng ấy, Trương Hán Siêu đã vô cùng đau lòng, ông đã quyết định đi ngao du sơn thủy. Và trong một du ngoạn sông Bạch Đằng, con sông lịch sử mà quân dân nhà Trần đã hai lần đại phá quân Nguyên – Mông làm cho chúng thất bại thảm hại trên dòng sông này.
Vì vậy mà con sông này như một chứng nhân lịch sử, nơi chứng kiến những thăng trầm của quân dân Đại Việt. Ngao du trên con sông lịch sử ấy đã khơi gợi cho Trương Hán Siêu biết bao nhiêu cảm xúc hào hùng của một thời kỳ lịch sử. Đồng thời cũng dâng lên niềm tự hào về những chiến công hiển hách của ông cha ta đời trước. Trong niềm cảm khái đó, Trương Hán Siêu đã viết lên bài “Phú sông Bạch Đằng”.
“Khách có kẻ:
Giương buồm giăng gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”
Trương Hán Siêu đã thể hiện sự cảm khái trước con sông lịch sử, khi chiến đấu nó là con sông anh hùng, nhưng vào thời bình lại là một con sông hài hòa với dòng chảy lặng lẽ, vẻ đẹp ấy tuy bình dị nhưng lại vô cùng thu hút đối với một người khách thưởng ngoạn như nhà thơ. Trong không gian rộng của dòng sông ấy, tác giả nhớ đến những người xưa “Giương buồm giăng gió mải miết”, đó là những cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú khi bơi thuyền chơi trăng, hay những người “Lướt bể chơi trăng mải miết”, đó là cuộc sống đầy tự tại của những con người thích phiêu du, cuộc sống “sớm gõ thuyền”, “chiều lần thăm”, những địa danh như Nguyên, Tương, Vũ Huyệt đều là những địa danh của Trung Quốc.
“Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
Nơi có người đi đâu chẳng biết
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng khí bốn phương còn tha thiết”
Tác giả đã gợi lại những con người mang trí phiêu lưu, thưởng ngoạn, và những địa danh nêu ra trong bài phú cũng là địa danh quen thuộc. Tuy ở những nơi quen thuộc đó nhưng người khách du ngoạn vẫn có thể tìm được những thú vui cũng như đối tượng để khám phá, cái chí tung hoành vẫn tha thiết “Mà tráng khí bốn phương còn tha thiết”. Không chỉ nêu và ca ngợi những con người có chí thưởng ngoạn, ngao du mà Trương Hán Siêu còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước cũng như niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc bằng những vần thơ tha thiết nhất:
“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”
Nếu như ở trên nhà thơ viết về những địa danh của Trung Quốc thông qua những chuyến kì thú của các vị khách xưa, thì hình ảnh của con sông Bạch Đằng lại được gợi ra trong niềm tự hào, tình yêu tha thiết nhất. Nhà thơ đã mô tả lại quá trình mà mình có thể đến được con sông Bạch Đằng này, đó là qua cửa của Đại Than, và ngược dòng bến Đông Triều.
Đông Triều và Đại Than đều là tên của những địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nó là con đường dẫn nhà thơ đến với sông Bạch Đằng lịch sử “Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều”, khi đến dòng Bạch Đằng dòng nước chảy xuôi và êm đềm hơn rất nhiều, xa xa đó là những con sóng kình, những con sóng này nối đuôi nhau dài đến “muôn dặm”, và trong sự cảm nhận của nhà thơ thì những con sóng này còn mang những hình dạng rất độc đáo “Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Và cảnh sắc trên dòng sông cũng thuộc hàng kỳ vĩ “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”.
“Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Khung cảnh dữ dội, oai hùng trên sông Bạch Đằng ngày ấy, bây giờ khi độc lập đã giành được thì con sông dường như trở nên lặng lẽ hơn, thậm chí còn có chút gì đó đìu hiu, hoang vắng, khung cảnh ven bờ thì um tùm bởi cỏ lau “Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu”, nhà thơ bỗng man mát buồn vì khung cảnh đìu hiu, hoang sơ đó “Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”, tâm trạng buồn xen lẫn chút nuối tiếc khiến cho nhà thơ đứng lặng người ra hồi lâu.
Sự yên lặng đó như để tưởng nhớ về, hoài niệm về quá khứ đã xa, đó là cái quá khứ hào hùng của nhân dân Đại Việt khi chống quân Nguyên – Mông: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá”, đó chính là sự hồi cố về sự oai hùng, mạnh mẽ của nhà thơ trước chặng đường lịch sử dữ dội nhưng đầy sức mạnh oai nghiêm đó. Thời gian vô tình trôi mà làm phai mờ đi những dấu vết của lịch sử, dấu vết của một thời đại anh hùng trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại đó: “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
“Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối”
Vẫn trong dòng hồi tưởng về quá khứ đấu tranh oai hùng của dân tộc, nhà thơ Trương Hán Siêu đã mô tả lại một cách chân thực không khí dữ dội khi chiến đấu, đó là sự hùng hậu của các thuyền bè chiến đấu “thuyền bè muôn đội”, và cùng với đó là những lá cờ tình kỳ tung bay phấp phới trên đỉnh mỗi con thuyền, mỗi chiếc bè”tinh kỳ phấp phới”. Đó là đội quân tinh nhuệ của ta với tinh thần chiến đấu hừng hực cùng ánh sáng chói của những đao gươm “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Và cuộc chiến đấu diễn ra trong khung cảnh ác liệt nhất khi hai bên giao chiến cân tài ngang sức, chưa phân thắng bại cuối cùng “Trận đánh được thua chửa phân”.
“Kìa
Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối
Những tưởng gieo roi một lần
Quét sạch Nam bang bốn cõi”
Tác giả đã thể hiện được tiếng cảm thán “kìa” một cách đầy chế nhạo trước giấc mộng xâm lăng của đội quân Hốt Tất Liệt và Lưu Cung, đó là đội quân Mông Cổ vô cùng tinh nhuệ, mạnh mẽ, đội quân được mệnh danh là đi đến đâu thì cỏ không mọc được đến đó, ở đây chúng cũng thể hiện quyết tâm của mình khi muốn “Quét sạch Nam bang bốn cõi?” và chúng cũng tin chắc vào sức mạnh quân đội hùng hậu khi muốn đánh nhanh, thắng chắc “Những tưởng gieo roi một lần”. Ở đây, Trương Hán Siêu thể hiện thái độ chế nhạo trước hành động của bọn Hốt Tất Liệt là thật, nhưng nói về sức mạnh của đội quân tinh nhuệ của đội quân Mông Cổ cũng là thật.
“Thế nhưng
Trời cũng chiều người
Hung đồ hết lối”
Câu thơ thể hiện được sự tự hào, có chút đắc ý của nhà thơ về hành động chính nghĩa của quân dân Đại Việt, vì “Trời đã chiều lòng người”, sức mạnh của dân tộc ta cùng sự đồng lòng, thuận lợi của trời đất khiến cho bọn cướp nước phải đón nhận kết quả tất yếu, đó là thất bại “Hung đồ hết lối”. Và để thể hiện được niềm vui sướng, tự hào trước sức mạnh của dân tộc, Trương Hán Siêu đã so sánh chiến thắng trên sông Bạch Đằng của ta với các chiến thắng lừng lẫy của chính đất nước xâm lăng chúng ta:
“Khác nào khi xưa
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi”
Như vậy, bài thơ “Bạch Đằng giang phú” của tác giả Trương Hán Siêu đã thể hiện được tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ, đó chính là niềm tự hào trước những chiến công hiển hách, lừng lẫy của quân dân Đại Việt ta. Đồng thời nhà thơ cũng tái hiện được một cách chân thực không khí dữ dội cũng không kém phần hào hùng của quân dân ta trên dòng sông Bạch Đằng, cùng với đó là niềm tự hào về chiến thắng tất yếu của đội quân chính nghĩa và sự thảm bại của đội quân cướp nước.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 8
Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, chính vì thế sông Bạch Đằng đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ, cho ra đời những tác phẩm khá nổi tiếng.
Một số tác phẩm ví như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông, Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân hay Bạch Đằng giang của Nguyễn Xưởng,… Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật “khách” khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp “chủ-khách”.
Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần. Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, trong suốt 4 đời vua Trần ông luôn được giao phó những chức vụ quan trọng, ông cũng có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và lần 3.
Về sự nghiệp văn chương, hiện còn lưu giữ 17 bài thơ và hai tác hẩm văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất được gọi là kiệt tác là bài Phú sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu được các vua Trần rất mực kính trọng, tôn gọi là thầy chứ không gọi bằng tên húy, khi mất ông đã được truy phong là Thái bảo, Thái phó thờ ở Văn miếu Quốc tử giám.
Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý – Trần, là đỉnh cao nghệ thuật của thể loại phú trung đại, tác phẩm còn được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Không rõ tác phẩm được sáng tác năm nào, nhưng theo 1 số nghiên cứu thì bài phú được sáng tác khoảng sau chiến thắng quân Mông – Nguyên 50 năm, khi nhà Trần bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái.
Trong bài hình tượng nhân vật “khách” xuất hiện đầu tiên với những chuyến du ngoạn trên 2 loại địa danh, thứ nhất là du ngoạn trên các địa danh nổi tiếng trong các điển cố của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Đây đều là những danh thắng đẹp và rộng lớn của Trung Quốc, đến với các địa danh này, tác gỉa đã du ngoạn qua sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình.
Thứ hai tác giả du ngoạn thực tế trên các địa danh của đất Việt: Cửa Đại Thanh, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, đều là những địa danh khoáng đạt rộng lớn, đẹp đẽ và đặc biệt là chúng đã từng ghi dấu son trong lịch sử. Chúng hiện lên trước mắt của Trương Hán Siêu với hai đặc điểm lớn, đầu tiên là sự thơ mộng hùng vĩ “Bát ngát sóng kình muôn dặm”, dưới tầm mắt tác giả những con sóng của sông Bạch Đằng đang liên tiếp trải dài đến vô cùng vô tận, cùng với đó từ “bát ngát” lại dễ khiến người ta liên tưởng đến sự rộng lớn, hùng vĩ của khung cảnh sông nước.
“Thướt tha đuôi trĩ một màu”, gợi ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau qua lại trên sông, thật mềm mại, duyên dáng và yểu điệu, gợi ra sự thơ mộng của dòng sông Bạch Đằng vốn đã rất hùng vĩ, mênh mông. Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ, nhân vật “khách” còn cảm nhận được cái đìu hiu, lạnh lẽo thể hiện ở hình ảnh “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”, không một bóng người. Thêm câu “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, hợp lại khung cảnh hiện lên lại mang thêm màu sắc thê lương, buồn bã, đầy những hoài niệm.
Như vậy qua những cuộc du ngoạn, ta dễ dàng nhận thấy nhân vật “khách” là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn, mở rộng tầm mắt, với một tâm thế tự nguyện và say sưa, chủ động, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận ngoài thân.
Nhân vật “khách” du ngoạn có nhiều mục đích, trước hết là thưởng ngoạn những cảnh sắc tuyệt vời của non sông, sau đó là nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi bổ kiến thức cho bản thân, điều mà “khách” học theo nhà sử gia nổi tiếng Tư Mã Thiên của Trung Quốc. Có thể thấy rằng hình tượng “khách” mà tác giả gây dựng ở đầu bài chính là một phân thân của tác giả, trong bóng dáng của khách ta thấy được bóng dáng của Trương Hán Siêu.
Nhân vật “khách” khi đứng trước những địa danh của đất Việt có nhiều tâm trạng và cảm xúc. Trước hết là nỗi vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đó còn là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó tác giả còn bộc lộ trực tiếp những buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ.
“Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu“
Khách “đứng lặng giờ lâu”, không giấu nổi sự bâng khuâng, hụt hẫng, trống trải, tâm trạng khách có sự thay đổi từ hướng ngoại, phơi phới, sôi nổi vì cảnh sắc nay đã chuyển sang hướng nội, buồn thương nuối tiếc trước dòng chảy lạnh lùng của thời gian, lịch sử, đã phủ mờ lên cảnh cũ người xưa. Ngày nay, chiến trường xưa vốn oanh liệt, nay chỉ còn bờ lau, bến lách chỉ còn sông chìm, giáo gãy chỉ còn “gò đầy xương khô”, những anh hùng một thuở lưu danh trong sử sách những ngày hôm nay “đâu vắng tá” đều đã trở thành người thiên cổ. Đó cũng là những nỗi lo lắng tiềm ẩn, của một chí sĩ yêu nước trước thực cảnh của đất nước vào những năm cuối thời Trần.
Nhân vật “khách” cũng là hiện thân của Trương Hán Siêu, trước tình hình đất nước đang trên đà suy vong, khi trở về thăm lại sông Bạch Đằng, bỗng chốc nảy sinh nhiều cảm xúc, mà phần nhiều đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, nỗi lo cho vận mệnh của dân tộc của một nguyên lão 4 triều.
Bên ngoài là cái vẻ thảnh thơi ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ thơ mộng của Đại Việt ta, nhưng ấp ủ trong ấy là bao nỗi lòng hoài niệm, tiếc thương những ngày đất nước thật thái bình thịnh trị, quân đội hùng mạnh, viết nên những trang sử hào hùng. Nhưng giờ cảnh còn người mất, khiến tác giả không khỏi bâng khuâng khỏi lặng người, như vậy mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật “khách” chính là tiền đề khởi nguồn cho những phần tiếp theo của bài phú.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 9
Tôi rất tự hào về quê hương mình, tự hào về truyền thống cứu nước của dân tộc.Một đất nước với tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Đó là những chiến thắng mang đậm tinh thần dân tộc. Chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã khẳng định nước ta không hề yếu mà vô cùng mạnh. Và chiến thắng ấy đã được đi vào trong trang thơ của các nhà thơ. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã khắc họa rõ chiến thắng ấy.
Trương Hán Siêu năm sinh không rõ nhưng mất vào năm 1354 tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Trương Hán Siêu xuất thân là một môn khách của Trần Quốc Toản, làm quan dưới bốn đời vua Trần và tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần 2, 3 và lập được nhiều chiến công. Năm 1308 ông được vua Trần Anh Tông bổ làm Hàn lâm học sĩ. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu thường gọi ông là “thầy”.
Là một bậc tú nho, một trong những nhân vật chính trị, văn hóa lớn đương thời. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.
Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được viết theo thể phú có nguồn gốc từ Trung Quốc, trung gian giữa thơ và văn xuôi nhưng nghiêng nhiều về trữ tình. Đặc điểm của thể này là tả cảnh vật, phong tục kể sự việc, bàn chuyện đời, miêu tả khoa trương, hình tượng nhân vật tượng trưng cao độ, triết lý bàn bạc cao xa, ngôn ngữ đậm đặc điểm cổ nên các bài phú chữ Hán trở nên gần gũi, mộc mạc và giản dị trong phú chữ Nôm. Phú gồm có hai loại là phú cổ thể và phú đường luật
Bài Phú sông Bạch Đằng được sáng tác sau chiến thắng Bạch Đằng được viết thời Trần Dụ Tông khi triều Trần đang trong thời kì suy vong. Chính vì thế là đại thần mang trọng trách lớn, địa vị cao, công lao nhiều mà không có cách gì làm cho triều đình trở lại quang minh nên ông cảm thấy hổ thẹn, hổ mặt với người xưa nhất là trước lịch sử Bạch Đằng, âm hưởng hào hùng như vẫn còn sục sôi cuộn cháy.
Nhân vật khách như sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Không gian sông hồ với Ngũ Hồ, Nguyên Tương. Những vùng đất nổi tiếng của Trung Quốc như Tam ngô Bách Việt, đầm Vân Mộng,.. hay những địa danh của Việt Nam Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng các địa danh cụ thể, hình ảnh cụ thể.
Với các từ miêu tả chơi vơi, mải miết, tha thiết, tiêu dao, thướt tha được sử dụng với tần suất dày đã mở ra một không gian tung hoành cho khách. Đó là không gian nghệ thuật bốn phương, mênh mông, bát ngát thơ mộng và tràn đầy ánh trăng. Các hình ảnh thời gian sớm ở Nguyên Tương, chiều thăm Vũ Huyết. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật đẹp “bát ngát…ba thu” đó là dòng sông thơ mộng, hùng vĩ, diễm lệ, hoành tráng. Nhìn hai bên sông là “bờ lau, xương khô” là Bạch Đằng hoang vu, đìu hiu, lạnh lẽo, Bạch Đằng của cõi chiến trường xưa chốn tử địa của quân thù.
Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hăng kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu mô chước quỷ.
Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lại giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.
Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự vĩnh hằng của chân lý “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”. Lời ca ngợi của khách cùng tiếp nối niềm tự hào về non sông hùng vĩ nhưng thể hiện quan niệm về nhân tố quan trọng trong công cuộc đánh giặc giữ nước là con người mà rõ hơn là người anh hùng. Bài phú với nhân vật khách cách đối đáp, dùng hình ảnh điển cố có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn yếu tố trữ tình hoài cổ với yếu tố tự sự tráng ca lối diễn đạt khoa trương mà làm rõ hào khí nhà Trần âm hưởng không khí chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
Đọc xong bài phú mà đọng lại trong lòng người đọc bao cảm xúc về con người, quê hương đất nước. Vì thế chúng ta ngày nay phải có ý thức xây dựng quê hương đất nước phát triển hơn.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 10
Trương Hán Siêu là một người có học vấn uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Những tác phẩm của ông thường bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm như thế.
Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Phú thường đạm chất trữ tình. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu viết bằng chữ Hán, theo lời phú có thể, có vần và đăng đối theo cặp câu thơ tạo nên tính quy phạm rất rõ trong thể phú. Bài ca ngợi con sông lịch sử: sông Bạch Đằng.
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.”
“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là Trương Hán Siêu. Ông là một danh sĩ có tấm lòng ngay thẳng, cương trực và một tâm hồn phóng khoáng. “Khách” mang cái thú vui hưởng ngoạn, ngao du trên con thuyền cùng trăng thăm thú những cảnh đẹp của đất trời. Biết bao nhiêu vùng miền “khách” đã đặt chân đến: “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết”.
Câu thơ thể hiện cái hoài bão được đi khắp bốn phương của “khách”, không ngại những vùng đất xa lạ, kì bí. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh, vậy mà ‘Khách” cũng đã từng qua nhiều cảnh đẹp tương tự thế và mong mỏi được tiếp tục chuyến chu du:
“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Theo cánh buồm, Trương Hán Siêu đến với con sông Bạch Đằng:
“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”
Con sông rộng và dài, mang một vẻ đẹp hùng vĩ. Cảnh núi non, bờ bãi tái hiện cảnh chiến trường một thời:
“Bờ lau san sát.
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô”
Khung cảnh hoang vu với những “bờ lau”, “bến lách”. “Giáo gãy”, “xương khô” – con sông Bạch Đằng để lại những dấu tích lịch sử rợn người. Nhưng đó là những dấu tích oai hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Mang niềm tự hào, Trương Hán Siêu cũng bày tỏ nỗi niềm tiếc thương những anh hùng đã hi sinh vì đất nước:
“Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.”
Những năm tháng của một thời oanh liệt cứ theo những con sóng Bạch Đằng lớp sau xô lớp trước mà trở về:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.
Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu
Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”.
Đó là những trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam:
“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi”.
Và con sông Bạch Đằng tồn tại như một chứng nhân lịch sử:
“Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
Rồi nhà thơ có những chiêm nghiệm, bài học quý giá. Những chiến thắng lẫy lừng vẻ vang đó một phần có được là do địa thế, mấu chốt quan trọng là nhờ những con người tài năng đã cống hiến, hy sinh mình để bảo vệ độc lập dân tộc:
“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”.
Trương Hán Siêu đồng thời ngợi ca Hưng Đạo Vương, người anh hùng vĩ đại thuở “bình Nguyên” oanh liệt:
“Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.
Kết thúc bài phú, ông ca ngợi hai vị vua Trần đã có công giữ gìn và bảo vệ đất nước:
“Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”
Hai vị “Thánh quân” được nhắc đến ở đây là Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Họ là những vị vua sáng suốt, anh minh, yêu nước thương dân đã khơi dậy sự đoàn kết, sức mạnh dân tộc để đem lại bài học giữ nước cho muôn đời sau.
Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, Trương Hán Siêu mượn hình ảnh con sông Bạch Đằng lưu dấu bao vết tích lịch sử oai hùng để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình. Từ đó, ông bày tỏ niềm tự hào dân tộc, đồng thời như một lời nhắc nhở những thế hệ mai sau phải biết tiếp nối truyền thống cha anh để lại.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 11
Lịch sử của một dân tộc không chỉ là những chiến công với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm mà còn la lịch sử với bề sâu văn hiến, là lịch sử được ghi lại bằng hồn người qua những áng văn chương. Nhắc đến những bài thơ mang âm hưởng hào hùng của một thời đại một đi không trở lại, chúng ta không thể nhắc đến bài phú “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Bài thơ đã được viết từ lâu rồi nhưng đến nay và mãi sau, người ta vẫn không thôi nhắc đến nó như một khúc ca về thời đại nhà Trần.
Nhắc đến Trương Hán Siêu là người ta nhớ đến một người con quê tại vùng đất Ninh Bình, là môn khách của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn, ông đã từng tham gia kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Ông là người vừa có tài lại vừa có đức, sinh thời, ông được các vua nhà Trần gọi là “thầy”. Ông là một người phóng khoáng, nặng lòng yêu nước và mang trong mình một nỗi ưu hoài về lịch sử dân tộc. Vì lẽ đó, đến với “Bạch Đằng giang phú”, người đọc như được sống với năm tháng hào hùng trong lịch sử dân tộc, vừa nhận ra những nỗi lòng của một con người từng trải.
Bài phú được đánh giá là không chỉ nổi tiếng ở thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay bậc nhất nước ta thời trung đại. Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ bài thơ được Trương Hán Siêu viết vào thời vãn Trần. Bài phú viết theo lối cổ phú và được chia thành ba phần.
Phần đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật “khách”. Hình ảnh “khách” hiện lên là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt”
Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến vốn là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử quen thuộc, từ đó, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật “khách”: một tâm hồn nghệ sĩ ưa tự do, phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để chiêm ngưỡng, hai là mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Dẫu đi nhiều mà khát vọng bốn phương vẫn còn tha thiết:
“Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”
Khách muốn học theo Tử Trường nghĩa là muốn học ở bậc sử gia nổi tiếng này sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc. Tiếp đó, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thực, cũng là điều hút hồn khách khi đến với sông Bạch Đằng:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”
Dòng sông hiện lên với nhiều dáng vẻ, vừa hùng dũng, thướt tha, lại có vẻ ảm đạm, hoang vắng. Vì vậy, “khách” mang trong mình tâm trạng với nhiều sắc thái khác nhau: vui, buồn, tự hào, nhớ tiếc:
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Ngay sau những câu giới thiệu về nhân vật “khách”, tác giả đã đưa người đọc đến với câu chuyện của bô lão về chiến thắng trên dòng sông Bạch Đằng:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao
Đương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy bắc nam chống đối
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời chừ sắp đổi”
Tác giả đã chọn lọc những hình ảnh, những điển tích làm nổi bật sự thất bại của quân thù và cái vẻ vang trong chiến thắng của quân ta. Có thể nhận thấy ở đây niềm tự hào, sảng khoái của các bô lão, cái điềm tĩnh qua sự chiêm nghiệm của “khách”. Các bô lão đã lấy cái vận động, trôi chảy của dòng nước, dòng đời tương phản với nỗi nhục quân thù bởi nỗi nhục quân thù nghìn năm không rửa nổi cũng có nghĩa là những chiến thắng của ta vĩnh viễn lên ngôi:
“Đến nay nước sông tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”
Sau lời kể, các bô lão có lời bình như sự tổng kết về nguyên nhân làm nên chiến thắng: có thiên thời, địa lợi, trong đó đề cao yếu tố con người – một quan niệm vừa đầy tiến bộ, vừa mang tính nhân văn:
“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an”
Và đến đoạn ba, đó là lời ca của các bô lão và khách. Các bô lão bừng sáng niềm tin, niềm tự hào về chân lý vĩnh hằng như cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng, đổ về biển Đông tự bao đời. Còn trong lời ca của khách, bến cạnh việc ngợi ca công đức của các vua Trần, còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là yếu tố quyết định để làm nên chiến thắng. Với việc xây dựng cặp nhân vật “chủ- khách”, việc lựa chọn các hình ảnh và điển tích cùng việc kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự, trữ tình và lối nói khoa trương, bài phú đã sống dậy hào khí Đông A.
Bài phú không chỉ truyền cho ta lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn là lời nhắc chúng ta hôm nay và mãi sau này được hưởng thành quả mà cha ông ta đã làm nên thì hãy biết trân trọng và phát huy!
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 12
Lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam có vô số đề tài hấp dẫn lấy cảm hứng từ những địa danh của đất nước. Mỗi địa danh lại gắn liền với chiến công vĩ đại như: Chi Lăng, Hàm Tử, Đống Đa. Nhưng địa danh gợi nhiều cảm hứng nhất cho các tác giả chính là Bạch Đằng lịch sử – nơi đây được biết đến qua những trận đánh gay cấn, quyết liệt chống quân xâm lược từ phương Bắc.
Trong lịch sử văn học thời trung đại, đã có rất nhiều tác giả chắp bút nên các tác phẩm viết về Bạch Đằng như Trần Minh Tông, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Mộng Tuân,… Và thành công hơn tất thảy là tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Tác phẩm này được đánh giá rất cao, được coi là bài phú nổi tiếng nhất ở thời Trần cũng như là bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại.
Tác phẩm này được gợi cảm hứng từ sông Bạch Đằng – nơi từng ghi bao chiến công lẫy lừng. Sáng tác vào khoảng năm mươi năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên khi nhà thơ dạo chơi trên sông Bạch Đằng. Thể loại của tác phẩm này là phú – phô bày, bày tỏ. Đây là một thể văn dùng để tả cảnh phong tục hay là kể sự việc nào đó thuộc loại phú cổ thể.
Trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến thiên nhiên trong trong những tâm trạng khác nhau. Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đối với thiên nhiên để bày tỏ đạo lý thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi…
Ở bài “Phú sông Bạch Đằng” này thì Trương Hán Siêu lại tìm đến thiên nhiên trong một tâm trạng khác. Mở đầu bài phú, nhà thơ đưa người đọc đi vào một thế giới hùng vĩ, bao la của những Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt là nơi khách đã từng đi; qua khách tỏ ra là một con người có tâm hồn phóng khoáng thích du ngoạn ngắm cảnh, tự do:
“Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi tràng mải miết
Sớm gõ thuyết chừ Nguyên Tương”
Còn là một người ham hiểu biết, có tráng chí bốn phương, đi nhiều, biết rộng:
“Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”
“Tráng chí bốn phương” của “khách” được thể hiện qua việc liệt kê một loạt các địa danh: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt mở ra một không gian rộng lớn với những tên sông, tên đất nước Trung Hoa cho thấy tác giả là một người có tâm hồn rộng mở, khoan dung, khoáng đạt.
Những địa danh mang tính ước lệ lấy từ điển cố Trung Quốc là nơi tác giả đi qua bằng trí tưởng tượng. Mục đích du ngoạn của tác giả là dạo chơi ngắm cảnh và nghiên cứu về lịch sử dân tộc được thể hiện qua cụm “giương buồm giong gió” và “lướt bể chơi trăng” và câu thơ “Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”. Có thể thấy qua các câu thơ trên thì tác giả là một tao nhân mặc khách, thích làm bạn với gió trăng, ngao du qua miền sông bể. Ông mang khát vọng đi khắp đó đây, tự do vui thú hòa mình với thiên nhiên. Đó quả thực là một bậc chí giai đi rộng biết nhiều theo đúng quan niệm người xưa “Trí giả nhao thủy”.
Tiếp đến là tác giả tả cảnh sông nước Bạch Đằng. Con thuyền đưa khách đến sông Bạch Đằng. Con mắt của tác giả đã thu vào một bức tranh sông nước mang một vẻ đẹp sông nước vừa hùng vĩ dữ dội, cũng vừa rất đỗi nên thơ:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu”
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở hình ảnh “sóng kình” đã gợi ra những lớp sóng lớn như là những đàn cá voi. Hình ảnh “đuôi trĩ” thì gợi ra cho ta thấy những cánh buồm xuôi ngược, nối nhau ở trên sông. Sắc nước màu trời như hòa vào làm một. Vẻ hùng vĩ, thơ mộng của con sông khiến tác giả vui và tự hào trước cảnh thắng. Xong, “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu” dâng lên nỗi buồn hoài niệm. “Buồn vì cảnh thẳm đứng làng giờ lâu” – đó là oanh liệt gắn với con sông nhưng chiến trường xưa nay trơ trọi hoang vu “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.
Dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết, hơn một trăm năm sau Nguyễn Trãi khi qua đây cũng đã tưởng tượng ra cảnh:
“Ngạc chặt, kình băm non lởm chởm
Giương chìm giáo gãy biết bao tầng”
Đó còn là nỗi nhớ về người anh hùng đã hi sinh
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Đặt vào hoàn cảnh của tác giả khi sáng tác bài Phú, khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, niềm hoài cổ ấy là nỗi buồn thương tiếc về một thời hào hùng oanh liệt của đất nước.
Có thể thấy qua phần đầu tiên của bài “Phú sông Bạch Đằng”, ta đã thấy được công lao to lớn của các vị anh hùng thời Trần đồng thời cũng cảm nhận được niềm vui, sự hân hoan, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, tương lai tươi mới của đất nước. Đây là một bài Phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu linh hoạt, phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào cảm xúc.
Qua đây, ta thấy được những chiến công lẫy lừng, đường lối giữ nước tài tình của dân tộc ta cũng như quân dân nhà Trần lúc bấy giờ. Vậy nên chúng ta cần phải biết giữ gìn, phát huy để giúp đất nước phát triển cũng đồng thời phải biết trân trọng cuộc sống mình đang có bởi đã có rất nhiều người anh hùng hi sinh để đem lại hòa bình như bây giờ.
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng- Mẫu 13
Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hoá thời Trần, ông sinh ra ở Yên Ninh – nay thuộc thành phố Ninh Bình. Là người có tài về cả chính trị lẫn văn chương, ông có học vấn uyên bác, tri thức sâu rộng và tính cách hết sức cương trực, thẳng thắn. Lại vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, được giao phó các chức quan quan trọng trong cả bốn đời vua Trần và có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Bởi lẽ đó ông rất được các vua Trần kính trọng, tôn gọi là Thầy, khi mất được truy tặng chức Thái Bảo, Thái Phó và được thờ tại văn miếu Quốc Tử Giám.
Sinh thời, ông để lại nhiều tác phẩm, hiện còn 17 bài thơ và 2 bài văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất phải kể đến bài “Phú Sông Bạch Đằng” – áng thiên cổ hùng văn của lịch sử văn học Việt Nam. Trong những tác phẩm viết về dòng sông lịch sử này, ta có thể kể đến “Bạch Đằng Giang” của Trần Minh Tông, cũng biết đến “Bạch Đằng Giang Phú” của Nguyễn Mộng Tuân, hay “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi. Đó đều là các tác phẩm có tiếng tăm ở thời trung đại bấy giờ, tuy nhiên giữa những tác phẩm viết về địa danh sông Bạch Đằng thì tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu lại nổi lên như một tác phẩm xuất sắc nhất về bãi chiến địa lịch sử oai hùng này.
Tác phẩm của ông là tiêu biểu cho tình yêu và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên con sông Bạch Đằng, đồng thời khắc họa một cách chân thật và sinh động, hào hùng những cuộc chiến đẫm máu đầy anh dũng của nhân dân ta ngày xưa thông qua đoạn thứ hai của bài phú. Đoạn thơ bắt đầu với hình ảnh các bô lão lê gậy bái phỏng kẻ làm khách:
“Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau”
Các bô lão có thể là những hình ảnh thực, những con người mà tác giả gặp trên sông, cũng có thể chỉ là sự hư ảo từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả tạo lên. Tuy nhiên, dù là thật hay ảo thì với hình ảnh các bô lão, tác giả đã gợi cho người đọc nhớ về hình ảnh của điện Duyên Hồng năm xưa với lời đồng thanh: “quyết đánh” đầy hào hùng như tạo điểm nhấn để đưa người đọc quay về con đường lịch sử, trở về với quá khứ, để rồi theo lời của các bô lão ấy mà làm sống lại những trang sử oai hùng một thời:
“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Các bô lão kể về cuộc chiến của Trần Hưng Đạo năm 1288 – trận chiến với chiến thắng vang dội khi bắt sống được Ô Mã và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược, khiến cho:
“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.”
Nhưng cũng lại không quên ngược dòng lịch sử để nhấn mạnh thêm về trận chiến của Ngô Quyền năm 938 khi đã dùng mưu đại phá quân Nam Hán một cách tài tình. Qua đó nói lên rằng nơi đây, Sông Bạch Đằng là thánh địa lưu dấu muôn trùng chiến công của dân tộc, để khẳng định rằng đây là chiến địa đáng tự hào trên đất Việt ta.
Từ nhịp thở dài, nhẹ nhàng, hoài niệm, tác giả chuyển qua nhịp thơ ngắn, xúc tích, tạo lên vẻ hào hùng, dứt khoát để khắc hoạ lên khí thế hùng hồn của thế chiến thời bấy giờ:
“Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”
Với các con số ước lệ chỉ những sự vô cùng, vô tận và biện pháp phóng đại hùng biện, các hình ảnh đối lập giữa địch và ta làm cho người đọc tưởng chừng có thể chứng kiến đội quân ta ngày ấy, hùng mạnh, anh dũng, khí thế ngút trời. Dòng sông như sôi sục với muôn đội thuyền bè, chiến trường tráng liệt nhuộm một màu tinh kỳ rực rỡ. Thế nhưng thế sự khó lường khi hai bên ta địch cân sức cân tài, khí thế ta là thế, nhưng địch lại chẳng kém quân ta khi mà:
“Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!”
Tác giả đã mượn điển tích Bồ Kiên của nước Tần, mượn ý này để cho ta thấy rõ khí thế quân Nguyên khi vào đánh nước ta – quân đông tướng mạnh, tự tin vào thực lực của bản thân, khí thế cũng rềnh vang một cõi, càng tôn lên thói hống hách, ngạo mạn của bọn chúng. Bởi khí thế hai bên chẳng ai nhường ai, cân sức, ngang tài cho nên không chỉ tạo ra một màn mở đầu gây cấn mà còn tạo nên một trận đánh gay go, ác liệt, bất phân thắng bại. Trận đánh đó làm cho đất trời phải rung chuyển, thế sự phải xoay vần:
“Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.”
Một trận đánh có thể nói là “kinh thiên động địa”, Trương Hán Siêu đã dùng lời lẽ làm ta hình dung ra tầm vóc của trận đánh tựa như sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, là một trận đánh lớn lao và cao cả. Tưởng tượng trước mắt hiện ra một chiến trường khói lửa, gươm giáo đẫm máu, tiếng ngàn quân hô hào, tiếng trống trận thúc giục, tiếng vó ngựa, voi gầm. Người phải nằm xuống, kẻ vẫn anh dũng xông thẳng về trước, thiện chiến giết giặc.
Những chiếc thuyền giặc lần lượt vỡ tan, chìm xuống dòng sông chảy nhuộm màu đỏ thẫm một trời. Thông qua nét bút tinh tế, những chi tiết phóng bút, khoa trương nhưng rất thần tình như vẽ lên một bức tranh sống, có âm thanh, có hình ảnh, có màu sắc, tô đậm một trang sử vang dội, chói lọi.
Phần kết cả bức tranh hào hùng ấy, tác giả tạo một nét chấm phá dứt khoát, khẳng định một chiến thắng vẻ vang của dân tộc:
“Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Tác giả lại tiếp tục nhắc đến điển tích về hai trận đánh Xích Bích của Tào Tháo và Hợp Phì của Bồ Kiên – hai trận đánh nổi tiếng của những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của giặc. Cả Tào Tháo và Bồ Kiên đều là những tướng tài, quân giặc thời bấy giờ cũng hùng hổ, khí thế tựa như quân Nam Hán ngạo mạng mà kéo quân sang nước ta.
Bằng cách đề cao giặc để càng làm sáng rõ lên sức mạnh của dân ta, tác giả dùng phép so sánh hết sức tài tình khi đem so sánh kẻ thù với những nhân vật lỗi lạc, những con người tài giỏi, đặt chúng trong hoàn cảnh của những trận đánh to lớn trong lịch sử để rồi cuối cùng vẫn thất bại thảm hại trước chúng ta, trước những con dân đất Việt. Từ đó càng nhấn mạnh thêm chiến thắng oai hùng của ta và tô đậm sự thất bại nhục nhã của giặc.
Sông Bạch Đằng có lẽ chẳng phải xa lạ gì với mỗi người con dân đất Việt. Đây là địa danh đã bao lần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi, đây cũng là nơi đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho các tác giả, các thi nhân yêu nước đương thời
Với giọng điệu đầy nhiệt huyết mang âm hưởng hào hùng, khí thế tự hào, tác giả đã thành công kể lại cuộc chiến nơi bãi sông Bạch Đằng một cách sinh động và hào khí. Thông qua cách hình ảnh phóng đại, so sánh đầy tài tình kết hợp với các điển cố, điển tích trong lịch sử càng làm nâng cao tầm vóc của cuộc chiến, từ đó làm vang dội cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Qua đó ca ngợi nhân dân ta, ca ngợi cuộc chiến thắng anh dũng và bộc lộ niềm tự hào, tình yêu nước mãnh liệt của tác giả trước con sông Bạch Đằng vĩ đại chảy dài theo dòng lịch sử.
Lời kết
Những bài văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng theo mẫu chọn lọc trên đây cung cấp cho bạn đọc cũng như các bạn học sinh những vốn kiến thức lịch sử và ra đời của tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, mong rằng các bạn có thể tham khảo để biết cách làm cũng như vận dụng và hoàn thành bài văn thuyết minh của mình một cách tốt nhất, chúc các bạn thành công!