Loài hoa nào cũng đẹp và cũng có những ý nghĩa khác nhau. Để biết thêm một số loài hoa mới cũng như nhận biết được đặc điểm nổi bật và ý nghĩa của mỗi loài hoa trong tự nhiên, các em hãy cùng tham khảo bài thuyết minh về loài hoa mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý bài văn thuyết minh về loài hoa

Mở bài

*Giới thiệu chung về hoa mà em thuyết minh.

Thân bài

  • Nguồn gốc của hoa
  • Giải thích ý nghĩa cái tên (hoa)
  • Đặc điểm của hoa
  • Sự sinh trưởng và phát triển của hoa
  • Cách thức trồng, chăm sóc hoa
  • Tác dụng, giá trị của hoa trong đời sống
  • Ý nghĩa tượng trưng của hoa

Kết bài

*Khẳng định giá trị vẻ đẹp của hoa và nêu cảm nhận của em về hoa.

Sách Giải] ✓ Thuyết minh về một loài hoa hay loài cây mà em yêu thích năm 2021 (dàn ý - 5 mẫu) - Sách Giải - Học Online Cùng Sachgiaibaitap.com

Top 17 bài văn mẫu thuyết minh về loài hoa chọn lọc hay nhất!

Dưới đây là top 17 bài văn mẫu thuyết minh về loài hoa chọn lọc hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!

Thuyết minh về loài hoa- Hoa cúc

Người xưa khi nói về những loài cây quý, thường thường đề cập đến tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai. Đây là bốn loài cây tượng trưng cho bốn mùa trong một năm, đồng thời cũng biểu tượng cho vẻ đẹp, khí phách của con người. Hình ảnh những loài cây này cũng được khắc họa trong rất nhiều những tranh ảnh, đá quý. Bên cạnh tùng, trúc, mai, những loài cây mang vẻ đẹp kiêu sa, tượng trưng cho người quân tử thì cúc lại mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, thanh khiết mà rất đỗi bình dị.

Hoa cúc có xuất xứ ở vùng có khí hậu ôn đới và những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Chính vì thế, đây là một loài hoa rất dễ mọc, phổ biến xuất hiện ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Tên gọi của hoa “cúc” bắt nguồn từ những câu chuyện của các nước phương Tây nhưng đặc biệt và thú vị nhất có lẽ là câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Đó là câu chuyện về một cậu bé hiếu thảo đi tìm loại thuốc chữa bệnh cho cha. Vì muốn cha của mình sống lâu trăm tuổi, cậu đã tìm vị thuốc ấy, vượt qua bao khó khăn, cậu đã tìm được những bông hoa với màu vàng như rơm, đẹp tươi, nở nhiều vào mùa xuân, có hương thơm. Sau này, người ta gọi đó là hoa cúc hay hoa cúc vạn thọ, tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu như cái tên của nó.

Hoa cúc thuộc loại cây thân thảo, thường mọc thành từng khóm. Thân cây cúc mảnh dẻ, thanh mảnh, cúc có những chiếc lá đan xen lẫn nhau màu xanh đậm, xòe ra như hình những chiếc răng cưa. Hoa cúc có đặc trưng là cánh nhỏ, mỗi bông hoa đều có rất nhiều cánh hoa màu vàng ươm trông rất đẹp. Tất cả cánh hoa xếp đều quanh nhụy tạo thành một vòng tròn to. Hoa cúc cũng có rất nhiều loại khác nhau như hoa cúc trắng, hoa cúc vàng, cúc họa mi… Mỗi loài hoa, mỗi màu hoa lại được sử dụng trong những dịp khác nhau.

Việc trồng và chăm sóc loài hoa này cũng cần hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn cao. Nếu không theo một quy trình chuẩn, hoa ra sẽ không được đẹp như mong muốn hoặc sẽ có rất nhiều khiếm khuyết. Trước hết, bạn nên chọn giống cúc trồng sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng chăm sóc. Trong quá trình chăm sóc, cần tưới nước đầy đủ và chăm sóc kĩ. Việc lựa chọn diện tích và đất trồng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì mỗi loại cúc khác nhau sẽ có những loại đất trồng phù hợp, dễ phát triển. Việc chăm sóc bằng ánh nắng mặt trời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của hoa cúc. Cung cấp đủ nước, đủ ánh sáng sẽ giúp hoa cúc nhanh phát triển và sinh trưởng tốt hơn.

Hoa cúc có rất nhiều giá trị, công dụng khác nhau đối với sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu khoa học, hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi ích rất tốt. Hoa cúc được điều chế để làm thuốc đau đầu, viêm mũi rất tốt, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng để chữa trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, một số bệnh về phụ khoa. Đặc biệt, trà hoa cúc có tác dụng vô cùng tốt đối với việc chăm sóc và cải thiện sức khỏe con người. Có thể kết hợp làm trà hoa cúc với mật ong hay cam thảo để tăng hiệu quả của bài thuốc này. Thứ trà hoa cúc đặc biệt có tác dụng tốt đối với da, tóc và sức khỏe của con người. Ngoài ra, một số bộ phận của hoa cúc như nhụy hoa, cánh hoa có thể dùng để trang trí hay chế biến các món ăn rất tốt.

Hoa cúc từ xưa đến nay luôn là một trong bốn loài hoa quý trong tứ hoa, tượng trưng cho khí tiết, đức tính của người quân tử, trượng phu. Hoa cúc còn thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Vì thế, trên bàn thờ của các gia đình, người ta thường sử dụng loài hoa này để thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất. Hoa cúc vàng còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu. Ngoài ra, hoa cúc còn tượng trưng cho những nguồn năng lượng dồi dào, tích cực, may mắn mà mọi nhà đều mong muốn.

Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một đặc tính riêng nhưng hoa cúc vẫn luôn là biểu tượng về vẻ đẹp của một loài hoa không quá kiêu sa, lộng lẫy, rất đỗi giản dị nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho nhiều điều tích cực trong cuộc sống.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa ly

Hoa Ly là một loài hoa rất được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi mùi hương và những ý nghĩa mà chúng mang lại. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ về loài hoa này về ý nghĩa và lịch sử phát triển lâu dài của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hoa Ly nhé! Vậy hoa Ly có nguồn gốc từ đâu?

Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất từ hàng trăm năm trước. Trong tài liệu cổ “Thần nông bản thảo” thì củ Lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ Lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Ban đầu, hoa Ly được trồng để lấy củ ăn, bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng vẻ đẹp và mùi hương quyến rũ của chúng đã được khẳng định qua những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Lily thời nhà Đường, nhà Tống qua các nhà thơ nổi tiếng. Vì thế, hoa Ly không chỉ được mọi người ưa chuộng về củ của chúng mà người ta còn thích thưởng thức vẻ đẹp của Lily.

Mặt khác, quá trình phát triển của hoa Ly cũng hết sức lâu dài. Cuối thế kỉ 16, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống Lily. Đầu thế kỉ 17 Lily được mang từ châu Âu đến châu Mỹ. Tiếp đến, sang thế kỉ 18 các giống Lily của Trung Quốc được mang sang châu Âu, do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây Lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của châu Âu, châu Mỹ. Đây là bước đầu cho thời kì hoa Ly được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trên toàn Thế Giới.

Vào cuối thế kỉ 19, bệnh Virut ở Lily lây lan mạnh, tưởng chừng cây Lily sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỉ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở Trung Quốc (L. regane) có khả năng chống chịu tốt với bệnh virut, giống này được nhập vào châu Âu và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra rất nhiều giống có tính thích ứng rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây Lily lại được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới.

Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới. Một một hoa Ly trưởng thành có bảy bộ phận chính là rễ, thân, lá, hoa, củ, quả và hạt. Về phần rễ, hoa Ly có hai loại: rễ củ để hút nước và chất dinh dưỡng cho củ và rễ thân để nâng đỡ, hút nước và chất dinh dưỡng cho cây sinh sống. Củ của hoa ly nằm dưới mặt đất, nhiều lớp vải bên ngoài củ bọc lại thành lớp thân vảy. Ở thân chính của cây, thân trên mặt đất mang lá và hoa, phần dưới mặt đất mang rễ thân và củ con. Chiều cao thân chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt.

Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Về phần lá, hoa ly có nhiều hình dạng lá khác nhau như hình mũi mác, hình oval, hình elip, hình trứng hoặc thuôn dài hoặc tròn dài… lá không có cuống hoặc cuống ngắn tùy thuộc vào từng giống, nhóm giống. Phần hoa, phần quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp quyến rũ của chúng có màu sắc đa dạng, phong phú, có loại có hương thơm, loại không có hương thơm.

Hoa của hoa ly cũng có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là 3 dạng chính: Hoa hướng trên, hoa quay ngang và hoa rủ xuống. Hoa có 6 nhị dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ. Quả ly có chiều dài từ 5 – 7m, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Khi chín, quả tự nứt ra thành 3 khía dọc theo quả và phóng thích hạt ra ngoài. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc, bên trong hạt có chứa phôi. Khi gieo sẽ nảy mầm thành cây mới. Tất cả những thành phần này đã góp phần tạo nên một cây hoa Ly tuyệt đẹp, làm cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

Hoa Ly phát triển mạnh mẽ trên đất thoát nước tốt, đất ẩm có axit nhẹ như đất hữu cơ làm từ mùn, đất tự nhiên. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển ban ngày là 20 – 25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Ngoài ra, các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25 – 28 độ C, ban đêm 18 – 20 độ C. Dưới 18 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Lily ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, từ 12 – 15 nghìn lux. Vào mùa hè, nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông thì 70% ánh sáng.

Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, vào thời kì đầu nên tưới nhiều nước, đến thời kì ra hoa cần giảm lại. Khi trồng cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất. Khi chăm cây,cần tưới ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phần còn bám trên lá.

Bông hoa ly vừa có hương thơm, vừa có vẻ đẹp quyến rũ , có thể tận dụng trong trang trí, làm quà tặng lại có lịch sử lâu đời. Vì vậy, chúng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung và toàn Thế Giới nói riêng bởi những câu chuyện, những biểu tượng đằng sau những bông hoa Ly.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa mai

Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam: hoa mai vàng.

Mai vàng thuộc họ hàng mai, vốn là một loài cây hoang dã, mọc nơi núi rừng với dáng vẻ tự nhiên mà quyến rũ. Trải qua thời gian cùng với nhu cầu thưởng ngoạn, trao gửi tâm linh, con người đã phát hiện, thuần dưỡng và xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã.

Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, đậm chất triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra đời từ đó.Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết.

Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhà, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.

Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng và biết cách làm tôn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa sen

Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc:

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +13 Bài Văn Phân Tích 8 Câu Thơ Đầu Việt Bắc Chọn Lọc Hay Nhất

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết về bài ca dao trên và loài hoa quen thuộc được nói tới trong bài, một loài hoa đồng nội mộc mạc, giản dị, sống trong bùn lầy hôi tanh mà vẫn tỏa hương khoe sắc. Đó là hoa sen.

Nói đến hoa sen, ai cũng nhớ tới một loài hoa mộc mạc trong đầm, lá to, tròn nổi trên mặt nước. Thân và cuống của hoa đều có màu xanh. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắng. Nhị và nhụy sen màu vàng được gói kín bên trong tỏa hương thơm ngát. Đài sen nở to khi lá và nhị rụng còn trơ lại và phát triển thành bát sen.

Vào mùa hạt, chưa đi đến đầu làng, còn bước chân trên con đường cát sỏi bỏng rát, ta đã ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của hoa sen bay trong gió quyện trong mùi lúa nếp thơm nồng như giục giã bước chân ai nhanh về quê mẹ. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, mùa hè sen được bán đắt hàng nhất trong các hàng hoa vì ai cũng hiểu sen tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, bình dị, mộc mạc của con cháu kính dâng lên tổ tiên, ông bà.

Hương trầm quyện trong hương sen gợi nhớ về cõi linh thiêng, đẹp nhất. Cuối hạ những bông sen tàn trơ lại bát sen xanh to bằng bát cơm với những hạt sen già mẩy căng tròn. Mỗi bộ phận của sen đều có những công dụng hữu ích giúp cho con người. Hoa sen rất thơm dùng để ướp trà. Nếu bạn là người thích uống trà thì bạn không thể bỏ qua món chè sen (chè được ướp hương sen bằng cách cho chè vào hoa sen và buộc lại để qua đêm, hay cho nhị sen pha lẫn với chè). Nó vừa thơm vừa đậm đà, uống xong rất sảng khoái. Chè tâm sen (phần phôi xanh trong hạt sen) còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.

Hạt sen có thể ăn lúc non vừa ngọt vừa thơm, là món quà vặt của trẻ con thôn quê. Hạt sen già được các bà mẹ khéo tay nội trợ chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng. Chè sen (nấu nhừ hạt sen rồi thả vào nồi bột sắn trong suốt) ăn vừa mát vừa bổ. Món mọc trong cỗ bàn chính là cách ninh nhừ hạt sen trong nồi xương lợn, thả những viên mọc nấm hương vào lẫn tạo nên hương vị béo thơm thật hấp dẫn. Trước đây món này chỉ dành cho vua chúa, quý tộc… mới được dùng.

Nếu bạn đi qua cánh đồng chỉ ngửi thấy mùi thơm của hoa sen thì với tôi hương thơm ấy lại gợi về những kỷ niệm bên gia đình bè bạn với hương vị của cốm làng Vòng dẻo thơm bọc trong những lá sen to mát dịu. Những ngày hè nóng bức lá sen đội đầu thay thế cho những chiếc nón, mũ quả là tuyệt diệu. Bọn trẻ chăn trâu coi đây là thú vui nhất khi đua nhau ngụp lặn dưới đầm để mò ngó sen (phần thân và củ sen nằm sâu dưới bùn nước).

Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc. Hình tượng đó đã đi vào ca dao thơ ca, lấy sen làm vẻ đẹp để tôn vinh so sánh với Bác Hồ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Sen còn là hoạ tiết chính trong các đồ vật trang trí trong các công trình văn hoá cổ, trong các bức tranh dân gian, các đồ vật trang nghiêm ở thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột nằm giữa hồ sen đã minh chứng cho sự quan trọng của hoa sen với đời sống của dân tộc ta. Và đặc biệt có cuộc thi đã lấy giải mang tên biểu tượng Bông sen vàng.

Có thể nói hoa sen là loài hoa đẹp, có nhiều lợi ích gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam chúng ta lại nhớ đến hình ảnh bông sen nổi lên trên mặt nước, tỏa mùi hương thơm ngát… Một loài hoa đẹp, cao quý của đất nước Việt Nam.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa hồng

Mỗi loài hoa đều mang trong mình những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Nếu như hoa đào đem đến không khí Tết an khang, hạnh phúc. Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn. Thì cũng không thể kể đến loài hoa xinh đẹp và kiều diễm như hoa hồng.

Cây hoa hồng có xuất xứ ôn đới và á nhiệt đới, vùng bắc bán cầu. Theo các nhà khoa học, thực vật học thì hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất khoảng vài chục triệu năm, còn cây hoa hồng được con người thuần chủng đưa vào trồng trọt cũng đã cách nay khoảng vài ngàn năm. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Ngày nay, cây hoa hồng đã được nhân rộng và trở thành loài hoa phổ biến trên khắp cả nước.

Hoa hồng thuộc học rễ chùm, là loại cây thân gỗ bụi, thân và cành có gai nhọn, đó là một trong những nét đặc trưng của cây hoa hồng. Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Thân cây mảnh chỉ bằng chiếc đũa, mang một xanh sẫm. Khắp thân nhỏ ấy là những chiếc gai nhọn bao phủ để bảo vệ cây khỏi kẻ thù. Lá kép hình bầu dục, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… Hoa thường có nhiều cánh, từng cánh hoa chụm vào nhau duyên dáng do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa tôn dày lên thành quả. Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Hoa hồng khi hái về nhà có thể để được vài ngày với mùi hương dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian.

Họ hàng nhà hồng rất đông, có nhiều loại có hoa hồng nhung màu đỏ thắm, cánh mịn, có loại hồng phấn. Ngày nay thì hoa hồng có nhiều màu khác nhau như màu tím, vàng, xanh… Có rất nhiều những cánh đồng hoa hồng ở Châu Âu. Đến nơi đấy, tận hưởng vẻ đẹp của hoa hồng thì thật thích mắt. Nếu những bông hồng ta thường phát triển theo khóm, một khóm có thể có rất nhiều bông hoa, nhưng những bông hồng được bán trên thị trường ngày nay thì mọc độc lập trên một thân cây, thân thẳng tắp, mỗi cây chỉ phát triển được một bông hoa. Do đó mà bông hoa hồng này thường to hơn, màu sắc đẹp hơn, phù hợp với nhu cầu cho người sử dụng. Trên thị trường thì tùy thuộc vào từng loại hoa hồng với những giá cả theo mức phù hợp.

Hoa hồng ngày nay càng trở nên thân thuộc và gần gũi với mỗi con người Việt. Ở Việt Nam thì trồng chủ yếu là ở Đà Lạt với loài hoa đẹp. Hoa hồng còn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Hoa hồng có rất tác dụng. Hoa hồng được biết đến là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, nhiều người thường chọn hoa hồng để gửi gắm những thông điệp yêu thương đến những người thân yêu của mình.

Hoa hồng còn được dùng để trang trí phòng, để làm hoa nhân ngày sinh nhật. Ngày 20 tháng 11 hoa hồng được dùng rất nhiều trong dịp này để tri ân thầy cô. Hương thơm của hoa hồng lan tỏa khắp không gian tạo nên một mùi hương dễ chịu, sảng khoái tinh thần, tránh căng thẳng. Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da, người ta đã sử dụng hoa hồng làm ra nhiều loại nước hoa. Bên cạnh đó, hoa hồng không chỉ có tác dụng làm đẹp hoa hồng còn dùng làm thuốc chữa bệnh như mụn nhọt, dân gian còn dùng cánh hoa hồng hấp với đường phèn để chữa bệnh ho cho trẻ em.

Hoa hồng không biết tự bao giờ đã trở thành loài hoa gần gũi với con người chắc cũng bởi những vẻ đẹp kiêu sa và công dụng to lớn của nó. Hãy biết chăm sóc tốt cho loài cây này để nó mãi mang hương sắc cho đời, cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa đồng tiền

Ở Phương Tây, người ta đặt cho mỗi màu hoa, mỗi thứ hoa một ý nghĩa nhất định. Màu trắng biểu thị sự trong sạch, màu xanh nhạt chỉ sự xoa dịu đam mê, màu hoàng yến đường hoàng kiêu hãnh, màu phấn hồng êm ái ôn nhu. Còn ở Phương Đông, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa thủy tiên tượng trưng cho sắc đẹp kiều diễm, trong trắng, hoa cúc tượng trưng cho người ẩn dật, hoa phù dung sớm nở tối tàn thường được ví với những người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh; hoa lan là thứ hoa vương giả; hoa mẫu đơn là thứ hoa phú quý; hoa nhài là thứ hoa lãng mạn, chỉ nở về đêm. Còn đồng tiền, thứ hoa gắn liền với cho sự may mắn,tài lộc, luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam.

Đồng tiền hay cúc đồng tiền (Gerbera), có tên khoa học là Gerbera jamesonii, là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi Gerbera được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, một người bạn của Carolus Linnaeus. Đây là một trong 10 loại hoa thương mại quan trọng nhất được trồng trên thế giới, có nguồn gốc từ Châu Á, Nam Phi và Tasmania.

Đồng tiền thích hợp với khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiền đang được trồng ngoài sản xuất, các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, màu sắc phong phú, đa dạng. Hoa được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và các nơi có khí hậu mát mẻ.Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15 – 25cm, rộng 5 – 8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tùy thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.

Hoa có cuống dài, là loại hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một. Đồng tiền là cây thân thảo, dạng thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15 – 25cm, rộng 5 – 8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.

Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khỏe, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất, vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra. Hoa là dạng hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

Hoa đồng tiền có rất nhiều màu: trắng, vàng, hồng, đỏ, cam… và mỗi màu lại có một ý nghĩa đặc biệt riêng. Nhưng dù là màu gì đi nữa thì loài hoa này đều tượng trưng cho sự hạnh phúc. Nó còn mang ý nghĩa về vẻ đẹp và điều kỳ diệu. Nó mang đến cho chúng ta sự tươi sáng và vui vẻ. Không những thế, nó còn thể hiện sự ngây thơ, tình yêu và lòng ca ngợi.

Đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị kinh tế cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm; trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể thu hoa từ 4 – 5 năm. Đồng tiền có hình dáng cân đối hài hòa, hoa, tươi lâu, giá trị thẩm mỹ cao, nên là loại hoa lý tưởng trong cắm hoa nghệ thuật cũng như trang trí khuôn viên, nhà cửa…

Trong giáo dục và nghiên cứu khoa học, đây cũng là một loài hoa điển hình, nó được dùng như một mô hình sinh học giúp nghiên cứu về sự hình thành của hoa. Trong y học, hoa đồng tiền cũng được coi là một bài thuốc quý. Trong Đông y Trung Quốc gọi là Nhật Quế hoa. Hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, làm ngừng cơn ho (bằng cách: phơi khô cánh hoa trong mát, rồi nấu nước uống); dùng chữa trị rắn cắn hay bị thương, sưng đau (cánh hoa đâm nhuyễn, pha với nước chín, lấy nước uống, còn xác thì đắp lên vết cắn, chỗ sưng)… Ngoài ra, trong cây hoa đồng tiền có chứa các dẫn xuất của coumarin (thành phần của thuốc chống đông máu) nguồn gốc tự nhiên.

Ngoài giờ đi làm, ba em lúi húi chăm sóc mấy cây hoa. Em cũng lăng xăng giúp ba tưới nước hoặc lấy dụng cụ cho ba. Có mấy cây đồng tiền, góc cây cảnh của ba tươi hẳn lên. Ngắm hoa em thấy sảng khoái và thư thái vô cùng. Đồng tiền làm tươi thêm cảnh sắc sân nhà. Không gian thoang thoảng hương thơm của hoa làm dịu bớt không khí bụi bặm, tù túng của phố thị. Hoa đồng tiền tươi rất lâu, em rất thích hoa đồng tiền là vậy.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa đào

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, nhà nhà lại sắm sửa đồ dùng để đón tết. Nào là bánh chưng, bánh tét, nào kẹo, mứt, hạt dưa, … để đón năm mới về. Và không thể thiếu ở trong mỗi gia đình là những bông hoa tươi, những cành đào thắm, những đóa mai vàng để không khí xuân sang thêm rực rỡ. Trong đó, ở miền Bắc, những cây hoa đào là loài cây được ưa chuộng nhất mỗi độ xuân về.

 Nếu như người Nam Bộ ưa dùng nhành mai vàng thì ở miền Bắc, người ta lại ưa dùng những cành đào hồng. Cùng với quất và mai, cây hoa đào là một trong những loài hoa được sử dụng nhiều nhất mỗi dịp tết. Đào được cho rằng có nguồn gốc từ Ba Tư hoặc Trung Quốc. Nhưng điều này khó ai có thể biết rõ được bởi cây đào đã được người dân Việt truyền tay nhau trồng nên từ biết bao đời nay. Vậy tại sao cây hoa đào lại là loài cây được người dân ưu ái, ưa dùng nhất mỗi khi dịp tết? Bởi vì hoa đào thường nở đúng dịp tết.

Tuy thời gian nở hoa ngắn, nhưng lại mang một vẻ đẹp mà các loài hoa khác không thể có được. Còn theo truyền thuyết trong dân gian kể lại rằng, khi xưa, trên núi Sóc Sơn, có một vị thần cai quản nhân gian, giúp dân trồng trọt, trừ yêu. Nhưng ngày tết, vị thần này phải lên trời để dự tiệc bàn đào. Điều này khiến cho dân chúng cảm thấy lo sợ. Vậy nên, thần đã bẻ một nhành cây mọc trên núi, rồi đưa cho người dân để trong nhà để xua đuổi tà ma. Sau đó, nhành cây này được mọi người chia nhau nhân giống rộng khắp nơi. Từ đó mà hình thành nên cây hoa đào cũng như truyền thống chơi đào của người dân khi tết về.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +14 Bài Văn Thuyết Minh Về Kính Đeo Mắt Lớp 8 Ngắn Gọn

 Cây hoa đào là một loài cây thân gỗ, thẳng đứng, sống lâu năm, thuộc họ hoa hồng. Thân cây cao khoảng từ một tới ba mét tùy thuộc vào môi trường sống cũng như quá trình chăm sóc mà cây có thể cao thấp tùy theo yêu cầu của người trồng cây. Thân đào có màu nâu, trơn bóng. Các cành cây thì mảnh dẻ tỏa ra bốn hướng. Trên mỗi cành cây là lá đào mọc thành chùm, tầm ba đến bốn lá. Lá đào thon dài, độ khoảng mười lăm centimet.

Không như hoa mai miền Nam ưa cái nắng nóng, hoa đào lại ưa cái thời tiết se se lạnh bốn mùa của miền Bắc. Chính vì vậy, đào thường trổ hoa vào những ngày giáp tết, khi cái lạnh còn chưa qua hết và cái ấm vùa mới sang . Hoa đào màu hồng nhưng cũng có giống đào màu trắng. Hoa có năm cánh, hình tròn, xếp khít thành một vòng. Nhụy hoa màu vàng và có cuống hình ống. Hoa đào thành nụ trong cái rét nên chỉ chờ khi tiết trời ấm áp để bung nở, vừa đúng dịp xuân về. Khi đào kết quả thì có dạng tròn, thường được bao phủ một lớp lông tơ mịn bên ngoài, vị ngọt và khá giòn.

Cây hoa đào trông vậy nhưng nếu thật tinh mắt thì mới thấy, đào được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Nếu dựa theo màu sắc của cánh hoa, ta có đào bích và đào phai. Đào bích là loại đào có hoa màu hồng đậm, thường được trồng ở các vùng giáp với Hà Nội, còn đào phai là loại đào có cánh màu hồng nhạt. Đào phai chính là loại đào được người ta ưa chuộng nhất, cũng là loại đào được trồng trong cung vua ngày xưa.

Người ta biết đến những vườn đào Nhật Tân nổi tiếng, những vườn đào rộng bát ngát bãi bồi sông Hồng chính là nơi trồng loại đào phai này bởi đào phai chỉ có thể trồng ở đất kinh kì Hà Nội. Ngoài ra, người ta còn phân loại đào theo số lượng cánh hoa thành đào đơn và đào kép. Nhưng giống đào đặc biệt nhất phải kể ra là loại đào trắng chỉ có ở Sapa. Đào trắng thân thấp, hoa trắng có năm cánh, ưa cái lạnh giá buốt của Sapa. Người sành chơi đào nếu muốn có phải lặn lội săn tìm loài đào tận những khu rừng ở Sapa để mang về chơi dịp tết.

 Bởi vì hoa đào thường được bày trong ngày tết nhưng vào độ một tháng trước tết, chúng ta có thể thấy đào được bày bán khắp mọi nơi. Những bông hoa đào cứ chen nhau tỏa hương sắc làm rực rỡ cả một góc của chợ hoa. Người chơi đào có khi chơi cả chậu, có khi lại chỉ chơi một cành đào phải nhỏ. Nhưng thấy đào, người ta dường như thấy cả tết, thấy cả một mùa xuân đầy may mắn về. Vậy nên, ai đi xa mà trở về quê hương, người ta thường chọn một cành đào để mang về. Đó là món quà xa quê, món quà của lòng mong mỏi được trở về sum họp với gia đình. Vậy nên cây hoa đào không chỉ để trưng bày dịp tết, có giá trị về mặt thẩm mĩ, mà nó còn có tác dụng làm đẹp cho con người. Từ xưa, những người phụ nữ đã truyền nhau cách làm đẹp từ những cánh hoa đào này, đặc biệt là dùng để chăm sóc da.

 Để có một cành đào đẹp trưng trong ngày tết thì trước đó cả tháng, người trồng đào đã bắt đầu ươm mầm, chăm bẵm cho cây. Những cây đào được ươm sẵn thành những cây cao khoảng một mét. Cách khoảng một tháng trước tết, đào được người trồng chăm sóc kĩ cho ra nụ hoa và uốn theo thế có sẵn, mà thường là thế rồng phượng uốn lượn, … Vì cây đào ưa đất thịt, đất bùn, ưa không gian thoáng rộng và thường ra nụ trong dịp gió lạnh nên người trồng đào phải canh gió, canh lạnh cho cây. Đến khi nụ đào nở he hé, người trồng đào phải giữ nụ bằng kinh nghiệm và kĩ thuật của mình để canh cho đào nở đúng dịp tết. Đào ta ưa cái lạnh âm ẩm chứ không phải là rét buốt như đào của đất Sapa. Chờ tới khi gió xuân ấm về, cả vườn đào chợt bung tỏa hồng rực thì đó cũng là lúc tết đã về.

 Cũng như bánh chưng, hoa đào đã trở thành nét đặc trưng không thể thiếu của không khí tết miền Bắc. Đó là loài cây báo hiệu mùa xuân về. Người ta quan niệm rằng nếu có một cành đào trong nhà ngày đầu năm thì năm đó, gia chủ sẽ đón tài lộc và may mắn cả năm. Bởi vậy, đào còn là sự may mắn, sự phúc lộc.

 Dịp tết là lúc những người con trở về nhà cũng là lúc để những người xa quê hương tưởng nhớ lại quê hương. Trở về nhà với cành đào trên tay, tức là đã mang tết về nhà, mang tình thân về sum họp. Hoa đào muôn đời nay vẫn là biểu tượng của mùa xuân, của may mắn và hạnh phúc. Và nó sẽ luôn luôn là như vậy.

Thuyết minh về loài hoa-  Hoa bồ công anh

Bạn đã từng nhìn thấy hoa bồ công anh chưa? Có lẽ dù chưa nhìn thấy ngoài đời thực thì bạn cũng sẽ bắt gặp loài hoa này rất nhiều lần trong truyện tranh, cổ tích, tiểu thuyết hay cả sách giáo khoa cũng nên. Một loài hoa không quá phổ biến những ai ai cũng biết đến. Vậy truyền thuyết về loài hoa này như thế nào và hoa bồ công anh có ý nghĩa gì?.

Bồ công anh vốn chỉ là một loài hoa dại, một loài hoa dại thật sự nhỏ bé, cũng chẳng mọc tràn lan, không phải đâu đâu cũng thấy. Nhưng chúng đều mọc thành từng cụm, thường trải dài theo từng dải cỏ. Hoa Bồ công anh có hình cầu, thường có màu trắng, có rất nhiều cánh hoa nhỏ dài ( thực chất là hạt hoa ) và phát tán theo gió tạo thành một cảnh tượng vô cùng. Hoa Bồ công anh không có vẻ quyến rũ cao sang như hòa hồng cũng chẳng có được vẻ đẹp rực rỡ chói lòa của những bông hoa hướng dương, hoa bồ công anh chứa đựng một vẻ đẹp giản dị và mong manh hơn nhiều.

Sở dĩ tôi thuộc về cả 2 đám đông đó là, thứ nhất, tôi chả thấy bồ công anh có gì đặc biệt cả, cái hoa trắng ngà, chả biết có thể gọi là những cánh hoa không nữa, nhưng hình dáng là những sợi nhỏ xíu như tơ, tận cùng bằng những hạt nhỏ màu nâu xám, ghim xung quanh một “cục” nhụy to tướng. Màu sắc lại không hấp dẫn, hoa thì vô cùng mong manh, không thể ngắm được lâu, vì chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua là …bùm…mất tiêu..

Bồ công anh- một cái tên ngộ ngĩnh, khó hình dung hơn những cái tên hồng, lan , huệ hay cúc…Cho nên cái tên đó lại ghi lại dấu ấn hơn và dễ nhớ hơn. Dù bồ công anh nhỏ nhắn, mọc khiêm tốn bên vệ đường, nhưng cái bông hoa đó khi nở lại vươn cao cái cổ dài ngoằn như một con hươu cao cổ vượt lên trên đầu những cọng cỏ chung quanh như để hóng hớt chuyện thiên hạ, và cũng để khiêm tốn nói một câu, tui nè nghen, bồ công anh nè nghen.

Những bông hoa nhỏ bé ấy không sặc sỡ, nhưng lại phát tán bằng hạt nên chúng chẳng bao giờ đơn lẻ cả. Không bao giờ ta thấy 1 cây bồ công anh- một hoa bồ công anh, mà là cả tấm thảm bồ công anh ai đó trải trên nền cỏ xanh vào một ngày xuân nắng chan hòa.

Bồ công anh mảnh khảnh hay e thẹn, hãy cúi mình thì thẩm thật khẽ nếu muốn nhắn gửi điều gì đó vào những cánh hoa, bởi nếu không, cánh hoa sẽ sợ hãi và tan biến. Thế nhưng trong cái mong manh đó luôn ấp ủ trong mình những hoài bão lớn, chỉ chực 1 cơn gió là vươn mình bay lên không trung rộng bao la.

Đứng giữa không gian, giang rộng đôi tay- như phim Titanic ấy, ngước mặt lên bầu trời xanh trong điểm vài cụm mây trắng trong ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, kiên nhẫn tí xíu thôi ta sẽ thấy điều kỳ diệu , một cơn gió nhẹ thổi qua và trong không gian tràn ngập những cánh hoa bồ công anh trắng xóa, những cánh hoa xoay tít mù hay xoay nhè nhẹ, bay thâm thấp hay bay cao tít.

Ôi, mùa xuân, mùa của những tấm thảm bồ công anh, của gió nhẹ,… và của việc không được quên uống 1 viên thuốc kháng dị ứng mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi nhà.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa vạn thọ

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều gia đình thường trưng bình hoa vạn thọ ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà của mình. Đi với tên hoa vạn thọ này là một câu chuyện cổ tích cảm động lưu truyền trong dân gian về sự trường thọ và lòng hiếu thảo của đứa con đối với cha mẹ.

Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Ở miền Tây Nam bộ, người ta ươm hột vào đúng Rằm tháng Mười, thì hoa sẽ nở vào dịp ngày đầu năm mới. Loài hoa gắn liền với ước mơ sức khỏe, trường thọ. Khi không khí đang tràn ngập, người ta chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi cánh thiệp hồng chúc xuân. Vậy là ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.

Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho năm mới, vạn thọ còn là loài hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt nên được coi là sự biểu trưng cho trường thọ và tấm lòng thơm thảo của những đứa con đối với cha mẹ.

Tên của loài hoa này còn là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến,… Có lẽ với ý nghĩa đó mà trong dân gian xưa cũng lưu truyền câu chuyện kể cổ tích về loài hoa này chăng?

Thuyết minh về loài hoa- Hoa mười giờ

Hoa mười giờ có tên gọi khác là hoa Lệ nhi, có xuất xứ từ Nam Mỹ cách đây khoảng 300 năm, nhưng sau đó được trồng rộng rãi ở các nước khu vực ôn đới. Vào thập niên 90, hoa mười giờ bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đặc biệt ở những năm 1995, 1996 là giai đoạn loài hoa mười giờ phát triển nhất, hầu như gia đình nào cũng có chậu hoa mười giờ làm hoa trang trí đặt trước cửa nhà, ngoài ban công, trong góc học tập bé nhỏ.

Không chỉ được mọi người yêu thích bởi hình dáng, màu sắc mà hoa mười giờ còn mang trong mình những thông điệp vô cùng ý nghĩa. Sở hữu vẻ đẹp mong manh, chúm chím nên ý nghĩa hoa mười giờ tượng trưng cho tình yêu trong sáng, ngây thơ của học trò thời áo trắng.

Ngoài ra, sự tích hoa mười giờ còn gắn liền với chuyện tình của cô gái mồ côi cha mẹ với một chàng trai trẻ. Hàng ngày, cứ đúng 10 giờ sáng, họ hẹn hò nhau ở bên bờ biển. Nhưng bỗng dưng một ngày, cô gái tới chỗ hẹn của thường ngày và không thấy người mình yêu, cô đợi mãi cho đến khi gục ngã bên bờ biển… Sau đó, nơi cô ngã xuống mọc lên hoa mười giờ. Từ ấy, ý nghĩa hoa mười giờ còn thể hiện tình yêu chung thủy.

Hoa mười giờ vô cùng dễ trồng và chăm sóc, vì thế, hãy trồng những luống hoa mười giờ để trang trí cho ngôi nhà thêm rạng rỡ.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa ban

Hoa ban có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng, lãng mạn và hương thơm ngây ngất đã đi vào đời sống văn hóa , tinh thần của nhân dân Tây Bắc Cây hoa ban là loài cây hoa mang nhiều ý nghĩa và công dụng, đặc biệt là tình yêu, sự chân thành thanh cao.

Cây hoa ban thuộc loại cây thân gỗ, cao khoảng 5 – 12m. Thân cành có vỏ mầu nâu, khi còn non có lông mịn sau nhẵn. Lá ban hình mọc so le, gốc hình tim, rìa gần tròn, đầu khuyết sâu thành hai thùy nông, , hai mặt lá nhẵn không có răng cưa ở rìa. Lá non có lông với cuống lá dài. Hoa ban có nhiều màu như trắng, đỏ tím có mùi thơm rất dễ chịu.

Hoa ban quyến rũ nhiều loại côn trùng nhất là các loài ong bướm lấy mật bởi nhị hoa mang vị ngọt.Hoa ban nở rộ rực rỡ vào tháng ba đến tháng 5 hàng năm.Đặc biệt hoa ban rụng lá trước khi nở hoa nên trên thân cây chỉ rực rỡ toàn hoa mà không có lá. Có những cây còn lá thì đó là cây non, chưa nhiều hoa. Mùa xuân là mùa hoa ban và kéo dài đến 2-3 tháng.

Quả dẹp nhẵn, chứa nhiều hạt.Mùa xuân, mùa hoa ban đã đi vào tiềm thức của người dân Tây Bắc. Xuân về Tây Bắc lại rộn ràng với những người du lịch đam mê vẻ đẹp hoa ban nơi núi rừng, nơi hò hẹn của các đôi lứa.

Cây hoa ban là loài cây bóng mát đẹp được ưa chuộng trồng làm cảnh quan nơi đường phố, khuôn viên đô thị, giống như mang đặc sản Tây Bắc xuống vùng thành thị vậy. Cây được trồng nhiều ở khu vực cảnh quan rộng, có thể là những con đường rộng lớn hoặc nhưng khu vực nhà biệt thự… hay hoa ban được trồng ở những bản thiết kế sân vườn tuyệt đẹp để tô thêm vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của núi rừng tây bắc.

Ngoài tác dụng làm cảnh tuyệt đẹp cho những khu du lịch, đối với người dân bản địa nơi đây hoa ban còn là món đặc sản nổi tiếng. Người ta lấy hoa, búp nấu canh, làm gỏi, nộm, xào …tạo những món ăn đậm đà bản sắc. Để tỏ lòng thành kính đối với các đấng sinh thành, người Thái còn dùng hoa ban để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ đầu năm.

Ở Ấn Độ vỏ cây ban dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da ,hàn vết thương, loét và tràng nhạc. Chồi khô dùng trị lỵ, giun sán và đau bụng đi ngoài; sắc nước rễ trị đầy hơi, trị nọc rắn cắn, trướng bụng. Gỗ cây ban dùng đóng đồ nội thất bền đẹp.Hoa ban còn là vị thuốc quý chữa trị viêm họng, ho khan hiệu quả.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa tử đằng

Chắc các bạn cũng đã biết được hoa tử đằng có đặc trưng là sắc tím mơ mộng rồi đúng không nào? Với màu tím này, khi bông hoa rũ xuống mặt đất thì ngay lập tức tạo nên một dáng vẻ quyến rũ, mềm mại, lả lướt cực kỳ thu hút ánh mắt của người nhìn luôn đó ạ. Đặc biệt, dáng vẻ của loài hoa này càng dịu dàng hơn trong những đợt gió nhẹ thoảng qua.

Không chỉ có dáng vẻ, màu sắc vô cùng thu hút, đẹp mắt, loài hoa này còn gây ấn tượng với chúng ta bởi ý nghĩa sâu sắc. Theo đó, mình có tìm hiểu thì biết được hoa tử đằng vốn dĩ là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của tình yêu, sự thủy chung, sự vững bền của các cặp đôi đang yêu nhau. Tặng hoa tử đằng cho đối phương chính là với mong muốn họ sẽ một lòng, một dạ bên mình mãi mãi.

Ý nghĩa của loài hoa này xuất phát từ những câu chuyện xa xưa mà người Nhật truyền tai nhau kể lại. Ngoài ra, họ còn tin rằng, loài hoa này mang ý nghĩa sâu xa về tâm linh Phật Giáo, hướng con người ta tới buông bỏ thù hận, tìm đến với yêu thương, sự vị tha trong cuộc sống.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Khi Tế Bào Khí Khổng No Nước Thì

Theo quan niệm của người Nhật, nếu người con trai đem một cành hoa Tử Đằng tặng cho người con gái mà mình để ý, điều này sẽ thay cho lời nhắn gửi rằng tôi sẽ chờ đợi sự hồi đáp của em. Đó chính là lý do tại sao loài hoa này chính là biểu tượng của tình yêu trường tồn, vĩnh cửu, bất chấp thời gian.

Hoa tử đằng xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Loài hoa này không quá kén điều kiện đất đai, khí hậu, mọc nhiều tại các tỉnh thành khác nhau từ Bắc vào Nam. Ở Việt Nam, do mùa đông ngắn hơn, cho nên hoa tử đằng thường cho hoa vào tháng 2, tháng 3, khi mà tiết trời vẫn còn giữ chút se lạnh của ngày đông.

Hoa tử đằng mọc ở Việt Nam có khá nhiều đặc điểm đặc trưng để bạn có thể nhận dạng được. Thông thường, hoa tử đằng ở Việt Nam sẽ mọc thành từng chùm và những chùm đó sẽ rủ xuống dài xuống đất trông rất thu hút. Bên cạnh đó , hoa có khá nhiều màu khác, điển hình thì có màu tím, hồng hoặc trắng. Ngoài ra, hoa tử đằng còn có mùi thơm rất quyến rũ, nhẹ nhàng và dễ chịu.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa Tulip

Hoa tulip (cách gọi này xuất phát từ tiếng Pháp: Tulipe) xuất hiện đầu tiên ở Đế chế Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hoa tulip là tên gọi chung cho các loài thực vật tạo thành chi hoa tulip của những cây nở hoa lâu năm thuộc họ Liliaceae. Có khoảng 100 loài trong chi này và hàng ngàn giống khác nhau. Hoa tulip ưa khí hậu lạnh. Hà Lan là quốc gia có số lượng hoa tulip lớn nhất thế giới hiện nay.

Hoa của hoa tulip thường có màu sắc rực rỡ, hình chuông hoặc hình ngôi sao và vô cùng đối xứng. Tất cả hoa tulip đều có sáu cánh hoa. Các cánh hoa có thể mịn, tua hoặc xù. Hoa có thể là đơn hoặc đôi.Đây là một trong những loài hoa dễ nhận biết và được yêu thích nhất trên thế giới. Những bông hoa tulip mang vẻ đẹp độc đáo và khác biệt. Cảm giác mà hoa tulip mang lại cho chúng ta chính là sự dễ chịu. Chúng không quá thanh lịch, quá lãng mạn, quá lớn, quá nhỏ, hoa tulip luôn luôn vừa phải.

Mùa hoa Tulip nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5. Tuy không phải là quốc gia có khí hậu lạnh quanh năm nhưng hiện nay, Việt Nam cũng đã trồng được hoa tulip. Nơi trồng phổ biến hoa tulip ở nước ta là Đà Lạt và SaPa. Hoa tulip màu tím được ám chỉ trong vở kịch ‘Hamlet’ của Shakespeare, trong đó, Ophelia nói trong đoạn độc thoại của mình về màu tím và nó liên quan đến quý tộc như thế nào. Màu tím thường được gọi là biểu tượng của hoàng gia, quyền lực, sang trọng và thanh thản. Nó cũng là một biểu tượng của sự lãng mạn và phấn khởi.

Màu cam là biểu tượng của sự ấm áp, hạnh phúc và mê hoặc. Hoa tulip màu cam là một màu hoa được yêu thích hàng đầu. Trong thế giới hoa tulip, cam là màu của hạnh phúc. Những bông hoa này cũng được sử dụng để thể hiện sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau giữa hai người, chủ yếu là các cặp vợ chồng. Sức hấp dẫn, năng lượng, sự nhiệt tình và mong muốn cũng được truyền đạt thông qua việc gửi hoa tulip màu cam.

Màu đỏ mượt mà của cánh hoa tulip tượng trưng cho trái tim của người đang yêu, chứa sức nóng và niềm đam mê. Hoa tulip màu đỏ thể hiện sự quyến rũ ngọt ngào. Do đó, một bó hoa tulip đỏ tươi sẽ là lời tỏ tình đầy mãnh liệt mà tinh tế khi bạn muốn thổ lộ với người mình yêu thương. Với những người yêu nhau, những cặp vợ chồng, bó hoa tulip đỏ sẽ thay lời muốn nói về một tình yêu bền vững.

Câu chuyện kể rằng một hoàng tử tên Farhad đã bị một thiếu nữ tên Shirin tấn công. Khi Farhad biết rằng Shirin đã bị giết, anh ta đã rất đau khổ khi tự sát – cưỡi ngựa qua rìa của một vách đá. Người ta nói rằng một bông hoa tulip đỏ tươi mọc lên từ từng giọt máu của anh ta. Do đó, hoa tulip đỏ ý nghĩa là “tình yêu hoàn hảo”.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa giấy

Cây hoa giấy là loại cây dây leo dạng gỗ, cây bụi hay cây thân gỗ có gai. Các loài dây leo thường mọc cao từ 1 – 12m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Cây hoa giấy thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng và lượng mưa dồi dào quanh năm, loại cây này cũng rất dễ rụng lá nếu sống trong môi trường có mùa khô.

Lá cây hoa giấy thường mọc so le, lá đơn hình trứng nhọn mũi, dài 4 – 13cm và rộng từ 2 – 6cm. Khi nở, mỗi cụm 3 hoa của cây thường được bao quanh bằng 3 hay 6 lá, cánh hoa mỏng và giống như giấy nên được gọi là hoa giấy. Hoa có nhiều màu khác nhau như màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng… và có quả là dạng quả bế hẹp, 5 thùy.

Cây hoa giấy tương đối ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị tổn thương từ các loài giun và rệp. Ấu trùng của một số loài cánh vẩy cũng có thể làm hại đến cây hoa giấy, chẳng hạn như loài bướm đêm báo khổng lồ.

Cây hoa giấy là loài cây có vẻ ngoài tươi tắn nhưng cũng rất mộc mạc. Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa cả trong phong thủy cũng như đời sống: Hoa giấy có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng thân cây lại xù xì, gai góc, cánh hoa mỏng manh, không quá lộng lẫy nên nó thường tượng trưng cho một tình yêu mộc mạc, đơn sơ. Thân cây hoa giấy nhiều gai, thuộc dạng thân gỗ leo nhưng rất cứng chắc, trái ngược với vẻ đẹp mong manh của những bông hoa, vậy nên người ta còn hay nói hoa giấy là tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp.

Những cánh hoa giấy luôn đan khít vào nhau như anh em ruột thịt khăng khít với nhau để cùng bảo vệ gia đình, nơi mà bố mẹ làm nhụy, chính vì thế hoa giấy còn thể hiện cho tình cảm gia đình sâu sắc, gắn bó.

Có một số quan niệm phong thủy còn cho rằng cây hoa giấy có thể xua đuổi tà ma, mang đến cho căn nhà bạn không gian bình yên, sự sum vầy, hạnh phúc, sự bao bọc chở che, giúp cho gia chủ luôn may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Cây hoa giấy cũng được cho là rất hợp với người tuổi Thìn, ngoài ra, tùy vào màu sắc cây khác nhau thì hoa giấy sẽ hợp với những mệnh khác nhau.

Hoa giấy có rất nhiều tác dụng thiết thực trong đời sống, mà tác dụng lớn nhất phải kể đến là làm cây cảnh trang trí sân vườn, nhà cửa. Những ngôi nhà có giàn hoa giấy đẹp, nở rực rỡ luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của người qua đường, thậm chí có nhiều người còn phải dừng xe lưu lại một bức ảnh đẹp trước những giàn hoa giấy rực rỡ sắc màu. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường thích chơi bonsai hoa giấy được uốn thành những thế cây độc đáo.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa lan

Cây lan chi có nhiều tên gọi khác nhau như cỏ lan chi, cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, cây lan móc, cây cỏ lan hay cây dây nhện cũng là một trong số những tên gọi khác của cây này. Lan chi thuộc giống cây thân thảo, thường mọc thành bụi nhỏ với chiều cao trung bình từ 40-50cm. Điểm đặc biệt của loài cây này là chỉ có 1 thân rễ ngắn, rễ phát triển thành củ thịt dần phình to, dễ dàng tách ra khỏi thân cỏ.

Cây lan chi có 2 loại cơ bản: Lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Lan chi lá dài nhìn giống lá hẹ và không bắt mắt bằng lan chi lá sọc, vì thế mà lan chi lá sọc được ưa thích trong cây cảnh hơn. Lá lan chi mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầu, màu xanh bóng nổi rõ hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Hoa lan chi khá nhỏ, mọc thành cụm. Cỏ lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, là loại cây ưa bóng râm, rất dễ bị héo, khô, mất màu nếu sống ở nhiệt độ, cường độ ánh sáng cao.

Lan chi đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người bởi chúng mang đến cho người sở hữu nhiều công dụng tốt. Có thể kể đến là chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy. kiết lị, khó tiêu,… nhờ phần rễ “độc nhất vô nhị” của cây. Thân lan chi có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.

Trái với vẻ ngoài nhẹ nhàng, có phần mỏng manh, cây lan chi được xem là “máy lọc không khí” thần kỳ. Theo các nhà khoa học, lan chi có khả năng thanh lọc không khí cực đỉnh, có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lý các khí độc hại từ các thiết bị điện thải ra, biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.

Bên cạnh những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, lan chi còn là “bảo bối” trang trí nhà cửa, sân vườn, ban công, đặt trên bàn làm việc,… tiếp sức mạnh cho bạn mỗi ngày. Ngoài ra, cây lan chi cũng là 1 trong những món quà ý nghĩa để dành tặng người thân.Theo dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng.

Đó là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi. Nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi ma quỷ, tà ma hay những điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và tại vượng cho người sở hữu.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu thuộc chi tú cầu có tên khoa học là Hydrangea, hay còn được gọi với tên gọi khác là hoa cẩm tú, thuộc họ thực vật tú cầu (Hydrangeaceae). Cẩm tú cầu có nguồn gốc từ bản địa Đông Á và Châu Mỹ.

Ở Việt Nam, hoa cẩm tú cầu được du nhập nhiều trong những năm gần đây và được trồng nhiều ở Đà Lạt. Loại phổ biến nhất là Mophead Hydrangea, thường được biết đến với cái tên hoa cẩm tú cầu Pháp. Cho đến nay, có rất nhiều sự tích về hoa cẩm tú cầu, có lẽ quá cảm mến về vẻ đẹp của loài hoa này mà mỗi nền văn hóa sẽ tạo ra một truyền thuyết đẹp, ý nghĩa đến thế về loài hoa mang tên cẩm tú cầu. Sự tích cẩm tú cầu lay động lòng người nhất vẫn là truyền thuyết mang tên nàng Li-a với câu chuyện tình yêu đẹp nhưng đẫm buồn.

Chuyện kể rằng, ở một bộ tộc nọ, có tục lệ mỗi năm trao quyền năng cho một cô gái trinh nguyên. Li-a là cái tên được gọi cho lần hiến tế thứ 127, điều này khiến tình yêu của cô và Erike. Hai người cùng nhau bỏ trốn và bị bộ tộc đuổi theo, truy bắt, vì đỡ mũi tên cho Erike nên Li-a bị thương nặng và trước khi ra đi cô vẫn gắng gượng cầm trượng đưa hai tay lên trời. Chính nơi cô ngã xuống mọc lên vô vàn bông hoa, người ta gọi đó là hoa cẩm tú cầu. Chính tình yêu của họ đã tạo nên màu sắc khác nhau và là thông điệp đầy ý nghĩa: Trắng trinh nguyên, đỏ mãnh liệt, xanh hy vọng và tím thủy chung.

Cẩm tú cầu là loài cây sống lâu năm, thuộc thân gỗ, dạng bụi, cao từ 30cm – 100cm. Loài hoa này thân có rất nhiều nhánh, lúc còn non, nhánh có màu xanh lá, từ từ chuyển thành màu nâu gỗ. Lá cẩm tú cầu có màu xanh đậm, tròn bầu và dẹt dần ở phía đuôi lá. Loài hoa có hình dáng rất đặc biệt. Một đoá hoa cẩm tú cầu là sự kết hợp của vô vàn cánh hoa nhỏ như cánh bướm.

Thông thường, cẩm tú cầu sẽ có ba màu chính thuộc tông màu pastel: hồng phấn, xanh dương nhạt và màu trắng. Một điểm khá thú vị ở loài cây này chính là màu sắc hoa phụ thuộc vào độ pH của đất. Cẩm tú cầu ra hoa quanh năm nhưng nhiều nhất và sai hoa nhất chính là thời điểm xuân hè (tháng 3 – tháng 5). Cẩm tú cầu rất phù hợp với thời tiết se se lạnh, mát mẻ, nên ở các vùng cao như Đà Lạt, Sapa bạn thấy loại hoa này được trồng rất nhiều. Hoa cẩm tú cầu có vẻ đẹp mong manh, tinh tế và cũng có nhiều ý nghĩa rất sâu sắc.

Thuyết minh về loài hoa- Hoa hải đường

Hoa hải đường mang một màu đỏ rực rỡ tạo cho người khác một cảm giác ấm áp. Hoa hải đường cho hoa rất nhiều, những bông hoa hải đường trông rất mạnh mẽ, không mỏng manh yếu đuối như những cánh hoa khác. Hoa có thể nở tầm 2 đến 3 ngày rồi hoa mới tàn nhưng với vẻ tinh khiết, dịu dàng của những cánh hoa bao quanh nhị vàng đã gây sự chú ý cho mọi người từ cái ánh nhìn đầu tiên.

Cây hoa hải đường hay còn gọi là cây hải đường Việt Nam là một loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà (Camellia). Trong tiếng Anh, hoa hải đường được gọi với danh pháp là Camellia amplexicaulis. Loài hoa hải đường có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, chúng được trồng chủ yếu ở khu vực từ Lạng Sơn cho đến Thừa Thiên Huế.

Cây hoa hải đường là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 3m và thường mọc thành dạng bụi. Cây hải đường thường có cành nhiều nhánh, dài và xum xuê. Lá của cây hải đường mọc cách, nhẵn mịn, bóng, có màu xanh đậm và mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa hải đường thường là hoa đơn có 1 đến 3 đoá ở đầu cành. Cánh hoa hải đường thường khá nhẵn mịn, xếp úp lên nhau, giống hình quả trứng úp ngược, hiếm khi nở xòe rộng (tùy loại) và thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán. Hoa hải đường có rất nhiều loại khác nhau, các loại hoa hải đường phổ biến tại Việt Nam là hoa hải đường đỏ/hồng, hoa hải đường vàng và hoa hải đường trắng.

Theo quan niệm của người Việt xưa, hoa hải đường thường được dùng để tượng trưng cho mùa xuân bởi màu đỏ rực rỡ của nó khi nở vào mùa xuân. Bên cạnh đó, chữ “đường” trong tên gọi của loài hoa này còn mang hàm ý là “một ngôi nhà lớn”. Chính vì vậy, hoa hải đường được coi là loài hoa thể hiện cho sự giàu sang và phú quý – những điều mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt được trong năm mới. Do vậy, vào mỗi dịp Tết Âm lịch, các gia đình thường mua hoa hải đường để trưng trong nhà hoặc mang tặng mọi người.

Ngoài ra, hoa hải đường còn mang nhiều ý nghĩa khác dựa vào màu sắc của từng loại, cụ thể: Hoa hải đường đỏ: Hình ảnh hoa hải đường đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, tài lộc và vinh hoa phú quý. Hoa hải đường trắng: Hoa hải đường trắng hay còn được gọi là bạch hải đường tượng trưng cho sự trong sạch cao quý, tinh khôi và dịu dàng, đồng thời chúng còn mang ý nghĩa cho sự khởi đầu mới mẻ và tràn đầy sức sống. Hoa hải đường vàng: Hoa hải đường vàng tượng trưng cho sự bền bỉ, trường thọ, “bách niên giai lão” và sự may mắn trong cuộc sống.

Lời kết

Bài viết bao gồm dàn ý và top những bài văn thuyết minh về loài hoa theo mẫu chọn lọc, giúp các em học sinh nắm vững những kiến thức cần đảm bảo khi làm bài một văn thuyết minh và giúp các em hoàn thành tốt bài văn thuyết minh của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *