Các bài văn mẫu thuyết minh về cái quạt nhằm cung cấp thêm cho người đọc những điều thú vị và hữu ích về chiếc quạt, một đồ vật nhỏ bé nhưng lại vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Bên cạnh đó, thông qua những bài văn mẫu thuyết minh về cái quạt dưới đây sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh trong việc viết và hoàn thành bài văn thuyết minh về đồ vật một cách tốt nhất!

Dàn ý bài văn thuyết minh về cái quạt

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về cái quạt.

  • Là vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày, có ích…

Thân bài

*Phân loại: 

– Quạt thủ công:

  • Quạt nan: quạt bản tròn, có tay cầm, thường làm bằng các chất liệu khác nhau như: mo cau, lá cọ, lục bình khô, nhựa dẻo,…
  • Quạt xếp: hình bán nguyệt khi xòe rộng, có thể xếp lại, thường làm bằng giấy hoặc vải dán trên khung xòe từ thanh tre nứa vót mỏng, ngày nay còn có loại làm bằng nhựa,…

– Quạt điện:

  • Cấu tạo chủ yếu gồm động cơ điện, cánh quạt,..

*Đặc điểm:

– Quạt thủ công:

  • Có giá thành trên thị trường tương đối rẻ (tùy loại)
  • Có thể tự làm dễ dàng tại nhà với nguyên vật liệu có sẵn.
  • Trên quạt thường có tranh vẽ, chữ viết, hoa văn,…
  • Màu sắc phong phú, đa dạng,…

– Quạt điện:

  •  Cấu tạo tương đối phức tạp nên không thể tự sản xuất ở nhà.
  • Nhiều kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ.
  • Hoạt động khi được kết nối với nguồn điện hoặc năng lượng thay thế
  • Phổ biến trong đời sống hiện đại.

*Vai trò:

  • Quạt điện hay quạt thủ công đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra gió giúp làm mát trong thời tiết nóng.
  • Quạt thủ công có thể dùng trang trí, trưng bày, làm dụng cụ dùng trong nghệ thuật ca múa, nhạc kịch,…

*Ý nghĩa:

  • Là vật dụng quen thuộc, hữu ích và cần thiết trong đời sống.
  • Thể hiện trí tuệ của con người trong việc sáng tạo ra vật dụng giúp cuộc sống thoải mái hơn.
  • Góp phần thể hiện và truyền lưu văn hóa nghệ thuật (tranh vẽ, chữ viết trên quạt,..).

Kết bài: Nêu giá trị và cảm nhận của em về cái quạt.

  • Quạt là vật dụng có ích, không thể thiếu…

Thuyết minh về chiếc quạt máy

Top 13 bài văn mẫu thuyết minh về cái quạt chọn lọc hay nhất!

Dưới đây là top 13 bài văn mẫu thuyết minh về cái quạt chọn lọc hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 1

Tính đến thời điểm này, con người đã phát minh ra hàng trăm thứ có ích cho cuộc sống của mình. Trong đó, không thể không nhắc đến cái quạt máy hay cái quạt điện. Đây là một trong những vật dụng quen thuộc giúp cho đời sống của con người được nâng cao hơn, cải thiện hơn rất nhiều.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt điện đầu tiên. Ban đầu chúng được chạy bằng cơ học. Cho đến khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn điện trên trái đất, hai nhà khoa học này đã cải tiến chiếc quạt chạy bằng cơ học sang quạt chạy bằng điện mà chúng ta vẫn thấy hiện nay.

Về cơ bản chiếc quạt điện được cấu tạo với 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về từng bộ phận của quạt nhé. Phần vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu như inox, sắt, nhựa,… Cánh quạt thì thường được làm bằng kim loại, nhựa,… Số cánh quạt ở mỗi loại quạt là khác nhau. Có loại 3 cánh, có loại 4 cánh, 5 cánh. Phía bên ngoài của cánh quạt là một chiếc lồng quạt bằng kim loại để bảo vệ cánh quạt cũng như bảo vệ người sử dụng. Lồng quạt có nhiều khe hở để gió không bị cản lại. Các khe này tụ lại ở tâm quạt tạo thành một hình tròn. Ở trên hình tròn, các nhà sản xuất thường in số liệu và thông tin về quạt hoặc dán logo của hãng lên đó.

Vì là một đồ dùng hiện đại nên hoạt động cũng như cơ chế quay của quạt khá phức tạp. Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay. Muốn quạt quay, người dùng chỉ cần dùng điều khiển và nhấn nút chỉnh tốc độ theo đúng nhu cầu là được.

Vì đã được ra đời từ lâu nên càng ngày chiếc quạt máy càng được cải tiến về kĩ thuật. Mẫu mã của những chiếc quạt máy cũng đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Dường như ngày càng có nhiều hãng quạt lớn ra đời như Thống Nhất, Electronic, Senko,… Về mẫu mã, giá cả của mỗi hãng lại có sự khác nhau. Và sự cạnh tranh của các hãng lại mang đến cho người dùng những chiếc quạt máy rẻ, đẹp, chất lượng. Người mua có thể thoải mái lựa chọn một chiếc quạt máy phù hợp với mình.

Mùa hè là thời điểm chiếc quạt máy chứng tỏ sự hữu ích của mình. Chỉ cần bật công tắc trên bảng điều khiển, lựa chọn cho quạt đứng yên một chỗ hoặc cho quạt quay, điều chỉnh tốc độ của quạt,… vậy là cái nóng của mùa hè sẽ được xua tan. Không chỉ làm mát thông thường, những chiếc quạt điện hiện nay còn có khả năng phun sương làm ẩm không khí trong những căn phòng sử dụng máy điều hoà.

Như vậy, quạt là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta hiện nay. Muốn sử dụng quạt lâu dài, chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ chiếc quạt của gia đình mình thật tốt.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 2

Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa…

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.

Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)… Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán.

Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.

Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước… Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.

Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.

Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:

“Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu”

Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan, lời thơ có đoạn:

“Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày”.

Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm oxy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.

Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quạt mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 3

Trong hàng trăm những phát minh và cải tiến vĩ đại của loài người, chúng ta không thể không kể đến quạt điện. Quạt điện là một trong những vật dụng quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Theo các ghi chép tổng hợp, quạt điện ra đời năm 1832 do Omar-Rajeen Jumala phát minh. Về sau khi phát hiện ra nguồn điện trên trái đất Thomas Alva Edison và Nikola Tesla đã giúp cải tiến quạt chạy bằng cơ học qua quạt chạy bằng điện như ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Quạt điện cơ bản được cấu tạo 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu bền như nhựa, sắt, inox,… còn cánh quạt được làm từ kim loại. Tùy từng loại quạt mà có 4 cánh hoặc ba cánh. Để bảo vệ cánh quạt, người ta tạo ra lồng quạt bằng kim loại , nó có các khe xếp liền với nhau để không bị chắn gió. Các khe quạt cùng tụ lại thành một hình tròn ở tâm lồng quạt. Thường trên hình tròn ấy nhà sản xuất in số liệu ,thông tin về quạt hoặc logo hãng,…

Quạt là một đồ vật hiện đại nên cách hoạt động của nó và cơ chế quay cũng khá phức tạp.Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay. Người ta sử dụng bảng điều khiển để khiến quạt quay theo tốc độ và hướng minh mong muốn.

Quạt đã phát triển từ rất lâu và giờ đây nó được cải tiến về kĩ thuật, mẫu mã thiết kế cũng trở nên đa dạng hơn. Bằng chứng chứng minh cho bước phát triển không ngừng của quạt điện là sự ra đời của các hãng quạt lớn như senko, electronic, Thống Nhất,… Mỗi hãng quạt sẽ cho ra những mẫu quạt tiện dụng nhất, đẹp nhất và giá cả phù hợp để cạnh tranh thị trường. Vì vậy người mua có thể thỏa sức lựa chọn các mặt hàng mà mình có nhu cầu sử dụng.

Cứ mỗi mùa hè đến, quạt là một đồ vật cực kì hữu dụng. Sử dụng dễ dàng bằng cách bật tắt các công tắc trên bảng điều khiển và điều khiển quạt quay bằng bộ chuyển hướng,khi quạt hoạt động, những cánh quạt với tốc độ quay rất mạnh phả gió ra phía trước. Dường như nó thổi bay đi những cơn nóng bức mùa hè. Quạt không chỉ làm mát, mà giờ đây nó còn có nhiều chức năng hơn như phun sương làm ẩm không khí, hoặc phả hơi nóng giữ ấm trong mùa đông.

Như vậy, quạt là một trong những vật dụng quan trọng và tiện lợi hơn rất nhiều. Khi chúng ta nóng nực thay vì cầm những chiếc quạt nan để làm mát thì đã có quạt điện. Thế nên chúng ta nên biết cách giữ gìn và bảo vệ quạt- một vật dụng không thể thiếu trong đời sống.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 4

Trước khi con người phát minh ra máy điều hòa thì quạt điện là vật gia dụng bình dân được người dân sử dụng rất là phổ biến. Quạt điện là thiết bị dùng để tạo không khí lưu thông, thoáng mát.

Quạt điện ra đời vào năm 1882, được phát minh bởi người Mỹ, là vật gia dụng của con người dùng điện để hoạt động. Quạt điện rất đa dạng về hình dáng và kích thước như quạt điện lớn với tần suất cao, quạt trần, quạt đứng, quạt để bàn, quạt cầm tay…tùy theo mục đích sử dụng mà con người sẽ sản xuất theo nhu cầu.

Quạt điện được cấu tạo chung bởi 2 bộ phận là vỏ quạt và ruột quạt. Vỏ quạt được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa, có nhiều màu sắc và hình dáng đẹp mắt, lồng quạt bằng sắt, được ghép lại thành từ những thanh sắc nhỏ, tròn, dẻo.

Cánh quạt thường được làm bằng nhựa trong, có một số quạt trần thì cánh được làm bằng kim loại, áo ngoài bằng một lớp nước sơn cùng màu với vỏ quạt. Cánh quạt dao động từ 3 đến 5 cánh, tùy vào cấp độ mát của người sử dụng, cánh quạt được cải tiến từ những cánh bo tròn, rộng thành những cánh mỏng và dài hơn, để tốc độ quay và làm mát của quạt được nâng cao hơn.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Châu Á có mấy đới khí hậu

Đối với quạt đứng, quạt bàn thì quạt sẽ có một phần thân giữa nối thần thân trên quạt với phần đế quạt. Phần ruột quạt là một mô tơ điện có trục đưa ra để gắn cánh quạt với với các nút điều khiển cho quạt quay hay đứng yên. Phần đế quạt có các nút điều chỉnh tốc độ quạt, các nút định giờ thông minh, đèn sáng.

Quạt điện có cơ chế họa động như sau: Quạt thổi, đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người. Ta nên để quạt thổi qua lại, vì nếu ta để quạt đứng yên, luồn gí mạnh sẽ thổi trực tiếp vào người, nếu khi ấy cơ thể bị ngấm nước thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm..vv. Tùy theo từng thương hiệu và kiểu dáng khác nhau mà quạt có giá thành khác nhau, từ 1, 2 trăm nghìn đến vài triệu đồng chúng ta vẫn có thể mua được một cây quạt, với các thương hiệu nổi tiếng như: Senko, Asia, Sunhouse, Vinapan, Sakura, Kanguru, Panasonic, Phương Linh.

Chức năng của quạt máy như: điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm.

Để bảo quản quạt điện được tốt hơn thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh quạt điện, thường xuyên lau sạch bụi bám ở các khe thông gió cho cuộn dây ở các cánh quạt để giúp quạt không bị bám bụi tránh cháy nổ xảy ra. Khi vệ sinh, chúng ta sẽ tháo tuần tự các thiết bị sau để lau chùi: lồng bảo vệ quạt phía trước, cánh quạt, vòng chặn lồng sau và lồng bảo vệ quạt phía sau.

Quạt điện là một vật dụng cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải sử dụng quạt một cách hợp lí để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 5

Trong vô số các vật dụng và đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ không thể thiếu chiếc quạt điện tiện lợi và hữu ích trong những ngày thời tiết oi ả nóng nực ở Việt Nam chúng ta.

Quạt là một đồ dùng đã xuất hiện từ rất lâu rồi ở vùng Trung Đông vào năm 1832 do nhà phát minh vĩ đại Omar- Rajeen Jumala phát minh ra nó. Quạt được đưa vào sử dụng rất nhiều đến năm 1934. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla tìm ra nguồn năng lượng điện trên địa cầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quạt được cải tiến từ quạt chạy bằng cơ lên chạy bằng máy.

Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Wheeler đã phát triển thành loại quạt để bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay mà người ta vẫn thường sử dụng trong các hộ gia đình.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Động cơ là bộ phận giúp quạt có thể hoạt động. Tùy vào động cơ tốt hay kém mà chất lượng quạt và sức gió mạnh hay yếu. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng nhưng chủ yếu chất liệu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox,…

Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh và bộ chuyển hướng của quạt, giúp người tiêu dùng dễ sử dụng.Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu hàng chục năm.

Khi chúng ta sử dụng chỉ cần bật công tác tại các bảng điều khiển, điều chỉnh hướng quay bằng bộ chuyển hướng, lập tức động cơ hoạt động, cách quạt quay và phả gió ra phía trước.Chính vì sự tiện ích của nó nên các nhà đầu tư đã kết hợp với các kĩ sư công nghiệp cùng phát triển và khai thác những tiện ích từ quạt điện.

Nhờ sự cải tiến mà các loại quạt được ra đời với nhiều chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã khá đa dạng và quan trọng hơn hết là chúng phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Quạt điện giờ đây đã trở thành một thị trường lớn cung cấp phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và điều tất nhiên nó mang lại một nguồn kinh tế khá cao nhằm phát triển xã hội.

Quạt thường có công dụng để làm mát trong những ngày hè, bên cạnh đó quạt còn có thể phun sương làm ẩm, phả hơi nóng làm ấm trong mùa đông. Quạt rất phổ biến và cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với mỗi hộ gia đình và đời sống con người hiện nay.

Với tất cả những hữu ích của quạt, đồ dùng ấy đã trở thành một trong những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta cần biết giữ gìn và bảo quản quạt đúng cách để có thể sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 6

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.

Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuabin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.

Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng.

Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 – 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi.

Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi.

Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.

Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,…

Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngả phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.

Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.

Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiệu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 7

Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 – một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí.

Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người sử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người.

Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.

Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thấp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Giải Thích Hiện Tượng Cầu Vồng Tạo Thành Như Thế Nào?

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 8

Mùa đông lạnh giá thì người ta cần hơi nóng để sưởi ấm. Còn khi hạ về thì lại cần hơi mát để xua tan đi cái nắng nóng ngột ngạt. Và nếu mùa đông cần máy sưởi thì đến mùa hè, người ta lại cần đến quạt để làm mát. Quạt là một vật dụng sinh hoạt rất quen thuộc và phổ biến, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới với mùa hè nóng nực như Việt Nam chúng ta.

Lịch sử phát triển của nhân loại cũng kéo theo sự phát triển của các công cụ sinh hoạt, trong đó có cả quạt. Những phát minh ra điện và động cơ đã làm xuất hiện loại quạt chạy bằng điện. Vì vậy mà quạt được chia thành hai loại chủ yếu là quạt thủ công và quạt máy, hay còn gọi quạt bằng tay và quạt bằng điện.

Quạt thủ công là loại quạt được làm thủ công và cũng dùng sức người để tạo ra luồng gió mát. Đây là loại quạt xuất hiện đầu tiên, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của quạt máy. Quạt thủ công cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như quạt mo mà ta thường nghe trong câu hát dân gian “Thằng Bờm có cái quạt mo. Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…” được làm từ mo cau, quạt giấy làm bằng giấy, quạt nan được làm từ những sợi nan đan vào nhau,…

Chỉ cần nghe tên thôi là đã đoán ngay ra được vật liệu làm ra chúng rồi, đó đều là những nguyên liệu lấy từ tự nhiên, từ giấy là từ gỗ, từ cây cau, cây tre,… Quạt tay được sử dụng nhiều nhất là quạt nan. Những nan tre được vót mỏng thành lạt rồi được người dân khéo léo đan lại thành chiếc quạt. Quạt nan còn được gọi là quạt phiến, có hình lá bồ đề hoặc hình bán nguyệt, trọng lượng rất nhẹ nhưng luồng gió tỏa ra lại rất mát:

“Quạt nan như lá

Chớp chớp, lay lay

Quạt nan mỏng dính

Ngọn gió rất dày” .

( “Gió từ tay mẹ” – Vương Trọng)

Đây là loại quạt rất phổ biến ở Việt Nam và được xem như một đặc trưng trong phong cách sinh hoạt của người dân đất Nam.

Khác với quạt thủ công, quạt máy là loại quạt sử dụng điện để hoạt động. Quạt điện cũng được chia ra thành nhiều loại khác như quạt để đất, quạt trần, quạt treo tường,… tùy vào vị trí đặt quạt cho phù hợp với hình dáng và mục đích sản xuất của từng loại. Quạt điện lần đầu tiên sản xuất vào năm 1882 bởi người Mỹ. Dần dần, nó được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và được cải tiến khá nhiều.

Một chiếc quạt máy bình thường gồm các bộ phận chính: thân, lồng, cánh quạt, mô-tơ và bộ phận chuyển hướng gió. Tất cả những loại quạt điện đều được sản xuất trong nhà máy bởi các loại máy móc và kỹ thuật hiện đại, sử dụng nguồn điện để tạo ra gió. Trừ quạt trần và một số loại quạt để thông gió thì các quạt đều có lồng quạt để bảo vệ các bộ phận bên trong cũng như tránh các thương tích cho con người không may chạm vào quạt khi nó đang hoạt động.

Khi được cắm điện và bật công tắc thì cánh quạt sẽ quay, đẩy luồng khí đến phía trước. Các vùng khí nóng xung quanh chúng ta sẽ bị luồng gió này đẩy đi, thay vào đó là luồng khí mát, tương tự cũng như vậy đối với quạt thủ công. Vì vậy mà người sử dụng thấy mát khi ngồi trước quạt. Ngày nay, với sự sáng tạo vô bờ thì người ta còn phát minh ra quạt hơi nước, quạt phun sương mang lại luồng hơi mát mẻ và dễ chịu hơn.

Quạt là vật dụng mang lại nhiều lợi ích, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Vào những ngày hè, bên cạnh việc làm dịu đi cơn nóng thì quạt còn được sử dụng để làm thoáng không khí. Quạt cũng được sử dụng để làm nguội thức ăn, làm khô tóc hoặc quần áo. Với thời đại công nghệ đi lên thì quạt máy đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng khắp hơn so với quạt thủ công bởi tính năng làm mát tự động, không cần dùng đến sức người và đem lại luồng không khí dịu mát hơn so với quạt tay.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quạt tay đã biến mất mà nó vẫn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Ở những nơi không có điện hay vào những ngày mà điện bị cắt do lượng tiêu thụ quá tải thì quạt tay lại là người bạn không thể thiếu của chúng ta.

Không chỉ gắn bó với đời sống sinh hoạt mà quạt còn gắn liền với các giá trị văn hóa nghệ thuật. Nếu có nghệ nhân làm gốm, nghệ nhân làm nón thì ta cũng có nghệ nhân làm quạt với những chiếc quạt thủ công được đan khéo léo, bóng mượt và có màu sắc, vẻ đẹp độc đáo. Đan quạt trở thành một nghề truyền thống của đất nước ta, cần được các thế hệ bảo tồn và phát huy.

Quạt xếp được làm từ những nan quạt chắc dày và giấy hoặc vải mềm cũng được sử dụng nhiều trong các tiết mục múa quạt truyền thống của dân tộc. Một số nơi làm gỗ cũng điêu khắc gỗ thành những chiếc quạt xếp rất to để treo trên tường nhà như một vật trang trí theo phong cách cổ xưa. Quạt còn được tặng cho nhau như một món quà kỉ niệm, quà của những chuyến du lịch xa đến phố cổ Hội An.

Mặc dù bây giờ đã có sự xuất hiện của các loại máy làm mát như máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ nhưng quạt vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống thường nhật, là loại vật dụng không thể thiếu mỗi khi hè về. Quạt vẫn sẽ song hành với đời sống sinh hoạt và gắn bó với đời sống nghệ thuật của người dân Việt Nam đến mãi về sau.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 9

Khí hậu nước ta chính là khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu, mùa hè với ánh nắng gay gắt. Có lẽ chính vì thế mà nhà nhà ai cũng có được một chiếc quạt điện thông dụng và gần gũi nhất cho con người nhất là nắng nóng.

Quạt máy được biết đến cũng chính là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió thật mát. Những luồng gió này dường như cũng đã nhằm phục vụ lợi ích cho con người đó chính là làm mát. Khi đi làm về mệt nhọc mà được tận hưởng cơn gió mát này mà không phải tự tay quạt này thì thật là thoải mái biết bao. Quạt gió như làm giúp cho thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống của con người. Ta dường như cũng đã thấy được rằng chính thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Đặc biệt hơn ta như biết được nguyên lý hoạt động của quạt khi hoạt động thì cần phải có các bộ phận quan trọng đó chính là cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Có lẽ ta như biết được rằng chính các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Và nguyên lí hoạt động của quạt điện lại đã được tận dụng rất nhiều trong chính cuộc sống của chúng ta. Thử lấy ví dụ đó chính là thiết bị đo gió cũng như các tuabin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện như chúng ta sử dụng trong nhà.

Nguồn gốc của chiếc quạt được thông qua đó chính là một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Lúc đó thì ông cũng như đã gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla cũng thật uyên bác khi đã phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho đến ngày nay. Thế rồi cũng chính từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Trải qua nhiều giai đoạn và nhiều thời kỳ thì cho đến năm 1882, Philip Diehl lúc này cũng như đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và cũng có thể nói được rằng Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Hiện nay, trên thị trường quạt máy có rất nhiều loại quạt và mỗi loại quạt lại được thiết kế khác nhau để có thể phù hợp nhất với mục đích của người dùng. Ta có thể kể ra có những loại quạt khác nhau ở đây đó chính là: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần, quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Bên cạnh đó cũng lại có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to để dùng cho các nơi đông người như trong các nhà máy, khu công nghiệp. Không những thế ta như thấy được các thiết bị mô tơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha, điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn thích hợp cho mỗi yêu cầu của người dùng.

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng, đối với một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, ra đời được thiết kế để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Quả thật ta dường như cũng thấy được rằng dường như cái gì cũng có cái hạn của nó. Và nếu chúng ta mà không biết mà cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi.Vì lý do này mà tất cả chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm. Những nguy hiểm có thể thấy được ở đây đó cũng chính là cánh quạt như cũng đã bị văng ra. Và hơn nữa chúng ta dùng không biết bảo quản thì chắc chắn sẽ tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.

Nói tóm lại, có được một cây quạt máy trong nhà điều cần thiết và không ai có thể phủ nhận được tính năng cũng như vai trò quan trọng của nó. Chiếc quạt máy chính là người bạn thân thiết khi mà hè đến.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 10

Ngày xưa, muốn xua tan đi cái nóng, người ta sử dụng các loại quạt bằng tay. Trừ vua chúa và các người giàu có là có người đứng hầu quạt, đa số người dân phải chịu sự bất tiện là quạt mỏi tay và không thể quạt những lúc ngủ! Do đó, quạt máy ra đời đã được chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng phổ biến trong cuộc sống thường ngày.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt máy đầu tiên. Nó hoạt động giống chiếc máy bơm không khí. Đến cuối thế kỷ XIX, khi Edison và Tesla phát hiện nguồn năng lượng điện, quạt chạy bằng cơ đã được cải tiến thành quạt chạy bằng điện. Sau đó, tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa ra thị trường cho người sử dụng. Đến năm 1882 thì Philip Diehl giới thiệu quạt trần. Ông được xem là cha đẻ của quạt hiện đại.

Cái quạt điện thực chất là một động cơ điện. Chuyển động xoay của các cánh quạt đã tạo ra luồng gió làm mát. Tuy quạt điện không làm thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh (như máy điều hòa nhiệt độ), nhưng nhờ tạo ra sự luân chuyển không khí, mà con người cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn.

Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát.

Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt. Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…

Trên thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất uy tín như Asia, Senko, Thống Nhất… đã đưa ra nhiều loại quạt treo tường, để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần, quạt hút… Kích thước của quạt cũng rất phong phú: từ loại nhỏ xíu gắn trong máy tính, cho đến những chiếc quạt công nghiệp có đường kính cả mét. Mô tơ để chạy quạt cũng có nhiều chủng loại: một pha, ba pha; công suất vài Watt đến hàng chục kW.

Quạt máy là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Nó dễ dùng, giá cả lại rẻ nên được ưa chuộng và có mặt ở hầu như tất cả các gia đình. Ngoài chức năng cơ bản để chống nóng, nhiều người thường sử dụng quạt điện để thổi khô quần áo, tóc tai… Đó là chưa tính đến việc có nhiều thiết bị gia dụng khác có gắn một cái quạt điện bên trong như máy điều hòa không khí, máy hút bụi, hệ thống thông gió…Tuy quạt máy là thiết bị dễ dùng, ngay cả với một em bé, nhưng ta cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi sử dụng quạt.

Trước tiên, không nên ngồi trước quạt máy quá lâu. Nhiệt độ cơ thể bị giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, khiến ta dễ bị cảm gió, khô da. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt máy là không quá một tiếng. Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Từ đó tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi.

Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng. Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Nhiều người có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe. Bởi vì trên cơ thể chúng ta, về phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da bốc nhanh; trong khi phía bên kia, mồ hôi bốc chậm khiến sự bài tiết mồ hôi và tuần hoàn máu ở hai phía cơ thể có sự chênh lệch, gây ra mệt mỏi, khó chịu.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Phân Tích 6 Câu Đầu Bài Thương Vợ Chọn Lọc Hay Nhất

Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt máy. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài. Định kỳ sáu tháng, ta châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

Có những thứ âm thầm hiện diện trong cuộc sống thường ngày mà ta không thấy hết tầm quan trọng của nó. Chỉ đến khi không có, ta mới hiểu ra nó cần thiết như thế nào. Quạt máy là một thiết bị như vậy. Thử tưởng tượng một ngày bị mất điện, ta có thể tạm thời không nghe nhạc, không xem ti-vi, không truy cập internet… nhưng không thể để cơ thể vã mồ hôi như tắm được. Thế là mọi người phải dùng đủ mọi thứ, từ quạt giấy cho đến tờ báo, để phe phẩy tự làm mát. Lúc đó mới thấy quạt máy đã đi vào cuộc sống như một tiện ích cần thiết cho mỗi người.

Quạt máy đã trở thành người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bất chấp tình hình kinh tế có thể có lúc lên lúc xuống, cứ vào mỗi mùa hè, các cửa hàng điện máy lại tấp nập người ra vào mua quạt phục vụ cho nhu cầu làm mát của gia đình mình.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 11

Mùa hè về mang theo sự sôi động, náo nhiệt nhưng đồng thời cũng đem về cái nóng nực, oi bức. Để giải tỏa không khí khó chịu ấy, người người nhà nhà đều sở hữu vật dụng không thể thiếu. Đó chính là chiếc quạt điện.

Để có được một chiếc quạt tiên tiến hiện đại như bây giờ là cả một hành trình. Tiền thân của chúng từ xa xửa xa xưa chỉ mang dáng dấp của cái mo cau, đã xuất hiện trong bài hát Thằng Bờm “Thằng Bờm có cái quạt mo”. Với vua chúa thời xưa là dùng quạt giấy, quạt nan được làm thủ công và trang trí các hình hoa văn hay viết câu đối lên trên đó, làm tăng dáng vẻ thư sinh, chững chạc cho cac vị công tử. Cho đến khi có điện thì một người Mĩ có tên là Philip Diehl phát minh cây quạt chạy bằng nguồn năng lượng này vào năm 1882. Lúc đầu cánh quạt được làm bằng vải rồi sau đó dần được cải tiến thành nhôm và phổ biến là nhựa như bây giờ.

Họ hàng nhà quạt rất đông đủ các thể loại, kiểu dáng. Quạt treo tường được cố định trên tường, gọn gàng và không phải di chuyển. Quạt cây cao và sức gió mạnh. Ngoài ra còn có quạt bàn, quạt hơi nước, quạt thông gió. Mỗi loại đều có công dụng, ưu nhược điểm riêng. Quạt cũng đến từ rất nhiều nhãn hàng và quê hương trên thế giới có thể kể đến như Panasonic, Senko, Mitsubishi…

Nhìn qua một chiếc quạt điện, dù thuộc loại nào cũng sẽ đảm bảo các bộ phận cơ bản. Đó là cánh quạt được làm từ nhựa có thể hơi tròn và khuyết một phần, cũng có thể dài và hơi cong như cái lưỡi liềm. Mỗi chiếc quạt thường chỉ có ba cánh, thuận tiện trong việc tạo gió. Những chiếc cánh được bảo vệ trong chiếc lồng quạt hình tròn, gồm các thanh nhỏ cgir cỡ cái vành xe đạp tỏa ra từ tâm. Nhờ chiếc lồng này, sức gió cũng được điều chỉnh và có thể phát đến nhiều nơi. Thân quạt thường có một số nút chức năng như điều chỉnh tốc độ, quay, hẹn giờ và cả nút bật tắt. Phần quan trọng nhất của quạt chính là motor, chính là phần dây đồng quấn trên lõi sắt từ. Chúng ta thường hay nhìn thấy motor quạt điện ở các cửa hàng thu mua sắt vụn. Sở dĩ motor quan trọng vì nhờ bộ phận này mà quạt mới chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác.

Bất cứ trong nhà nào cũng có một cái quạt, thậm chí vài cái. Vì nó có tác dụng làm mát, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức. Nhiều gia đình chọn quạt vì nó vừa nhỏ gọn, sức gió ổn đồng thời cũng tiết kiệm điện hơn điều hòa. Ngoài ra, một số loại quạt còn có tác dụng thông khí, loại bỏ các mùi khó chịu trong không khí để thoáng đãng, trong sạch hơn. Ngày nay, những chiếc quạt cũng đã chú ý hơn đến những yếu tố thẩm mĩ, không ngừng sáng tạo ra những kiểu dáng mẫu mã mới để phù hợp với không gian, căn phòng.

Cách sử dụng quạt điện cũng siêu đơn giản, bạn chỉ cần dùng phích cắm cắm vào một ổ điện có dòng điện chạy qua. Những chiếc quạt có thể chạy trong một thời gian dài và tuổi thọ cũng khá cao. Có một số quạt chạy bằng pin thì chỉ cần lưu ý là sạc đầy pin. Ngoài ra chúng ta không nên tháo hoặc làm mất lồng quạ vì rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khoảng vài tháng một lần, các gia đình nên đem quạt ra vệ sinh, chủ yếu là lau cánh và lồng, tránh động chạm đến phần motor. Việc lau bụi bẩn như vậy giúp giảm sức cản và tăng tuổi thọ của quạt.

Quạt là đồ dùng hữu ích không thể thiếu trong mọi gia đình!

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 12

Quạt là một vật dụng phổ biến và hữu ích đối với mọi gia đình. Mùa hè nhiệt độ tăng lên rất cao, nhờ có quạt máy, chúng ta mới có thể có không gian tốt và thoải mái nhất để học tập, làm việc hay những hoạt động khác.

Quạt là một vật dụng chạy bằng điện hoặc pin. Do nhu cầu của con người, năm 1832, hai nhà bác học người Mỹ: Thomas Alva Edison và Nikola Tesla đã phát minh ra chiếc quạt đầu tiên, lúc ấy nó hoạt động như một chiếc máy bơm. Đến khoảng năm 1882-1886, tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã hoàn thiện thành công chiếc quạt bàn và quạt điện cá nhân. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1882, chiếc quạt điện trần mới được Philip Diehl giới thiệu, và đó được coi là tiền thân của những chiếc quạt hiện nay chúng ta đáng sử dụng.

Quạt có rất nhiều loại: quạt cây, quạt trần, quạt treo tường, quạt để bàn, quạt cầm tay mỗi loại phù hợp với không gian và môi trường riêng, quạt cây thường đặt ở các phòng trong gia đình, quạt trần và quạt treo tường lại thường dùng ở nơi công sở hay lớp học. Nhìn chung, chúng đều có cơ chế hoạt động và cấu tạo tương tự nhau của một chiếc quạt thông thường. Trong quạt có sử dụng hai loại động cơ điện là điện một pha và điện ba pha, hoạt động rất tốt và mức độ tiêu thụ điện năng vừa đủ.

Mỗi chiếc quạt đều gồm có các bộ phận chính: thân quạt, thân quạt, lồng quạt, cánh quạt, mô tơ. Chân quạt ở dưới cùng để giữ thăng bằng, nếu là quạt cây sẽ có thêm thân quạt dài, còn nếu là quạt hộp, chân quạt sẽ nối liền với lồng quạt. Lồng quạt được làm bằng những thanh đan xen như lớp chắn bảo vệ, tránh bị thương khi quạt đang quay. Cánh quạt đặt bên trong lồng quạt, có khoảng 3-6 cánh nối liền nhau thành khung tròn sau đó gắn với động cơ quạt ở giữa. Đằng sau lồng quạt là chiếc mô tơ điều khiển hoạt động chạy của quạt, chiếc mô tơ cũng có một chắn rất an toàn. Vỏ quạt thường được làm bằng nhựa, có một số bộ phận bằng sắt, rất an toàn cho người sử dụng. Mỗi chiếc quạt điều có những nút bấm điều chỉnh tốc độ gió mạnh hay nhẹ của quạt. Ngày nay, thị trường quạt phát triển, còn có những chế độ đảo gió, phun sương hay đèn ngủ, rất hiện đại.

Khi muốn vệ sinh quạt, đầu tiên chúng ta cần tháo lồng chắn bảo vệ phía trước, sau đó tháo cánh quạt ra, tiếp điện là lồng chắn bảo vệ phía sau và hộp chắn mô tơ. Lau hoặc rửa sạch sau đó để khô, sau đó lắp lần lượt lại là được. Cách sử dụng quạt cũng rất đơn giản cho tất cả mọi người, chỉ cần cắm điện và bật công tắc. Đối với những chiếc quạt hiện đại hơn sẽ có điều khiển, thuận tiện cho người sử dụng.

Quạt máy là một vật dụng không thể thiếu, trong cái nắng mùa hè gay gắt, lượng gió từ quạt đã giúp điều hòa không khí, hạ nhiệt để con người cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, công dụng của những chiếc quạt như quạt thông gió, cũng rất hữu ích. Giá thành của mỗi chiếc quạt đều khá vừa tầm, tùy theo độ to hay nhỏ và là mặt hàng thuộc hãng gì, những nhãn hàng quạt nổi tiếng nhất như Senko, Panasonic, Sunhouse. Sự đa dạng của thị trường quạt cho phép mỗi gia đình đều có thể lựa chọn một chiếc quạt phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình, đó là lí do mà quạt là một vật dụng vô cùng phổ biến và hữu ích đến vậy.

Ngày nay, xã hội phát triển, hàng loạt những máy làm mát ra đời với giá trị và công dụng cao hơn. Tuy nhiên, quạt máy chưa bao giờ đánh mất vị trí của mình, vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình.

Thuyết minh về cái quạt- Mẫu 13

Mùa hè đang đến mang theo những đợt gió nóng và khí trời oi bức. Những lúc nóng bức ấy, có một ly kem, một cốc nước chanh ngọt mát thật tuyệt vời. Nhưng tuyệt hơn là được ngồi trước quạt, cảm nhận những luồng gió mát thì còn tuyệt hơn hơn nữa. Bởi quạt điện là một trong những thiết bị quan trọng của con người trong mùa hè.

Về quạt điện, để có được một chiếc quạt như ngày nay là sự sáng tạo của bao người. Một trong những người tạo ra quạt điện đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.

Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Quạt điện được làm từ những chất liệu bền, chắc chắn như nhựa làm vỏ, cánh quạt, đồng, sắt làm các bộ phận bên trong…. Vì những chất liệu này mà tuổi thọ của một chiếc quạt điện rất lâu đời. Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ.

Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt.

Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…Quạt điện có cơ chế họa động như sau: Quạt thổi, đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước.

Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm..vv. Với mỗi chức năng, quạt điện lại có những cách thức hoạt động khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều loại quạt điện khác nhau với những nhãn hàng khác nhau. Kể đến như: quạt điện của Toyota, quạt điện của Senko, quạt điện của Thống Nhất,….

Có rất nhiều loại mẫu mã khác nhau với từng mức giá phù hợp “ túi tiền” người mua. Từ năm trăm nghìn việt nam đồng chúng ta có thể mua được một chiếc quạt điện tốt. Quạt điện được sử dụng rộng rãi với chức năng thổi mát vào mùa hè. Tuy nhiên với nhiều nhu cầu mới của con người, quạt điện còn được dùng để thổi khô quần áo, tóc,…

Và có điều bất ngờ là quạt điện nhỏ còn được sử dụng trong các thiết bị khác như máy hút bụi, máy điều hoà không khí,…Quạt điện rất dễ sử dụng nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng. Trước tiên, không nên ngồi trước quạt điện quá lâu. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt điện là không quá một tiếng. Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Việc làm này sẽ giúp ta tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi. Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng.

Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Không nên có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe.Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt điện. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài. Định kỳ sáu tháng, châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

Như vậy, quạt điện là một trong những phát minh quan trọng của đời sống con người. Thiếu nó, cuộc sống của chúng ta sẽ thiếu tiện ích. Vì thế chúng ta rất cần trân trọng chúng.

Lời kết

Bài viết bao gồm dàn ý và top những bài văn thuyết minh về cái quạt chọn lọc hay nhất, giúp các em nắm vững kiến thức và hoàn thành tốt bài văn thuyết minh của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *