Việt Nam là một đất nước có nền “văn minh lúa nước” phát triển và đất trồng được xem như “người bạn thân thiết” của người nông dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ được đất trồng là gì? Đất trồng có những tính chất và thành phần như thế nào? Có bao nhiêu loại đất trồng cây phổ biến hiện nay? Tất cả sẽ được tổng hợp và giải đáp trong bài viết này nhé!

Khái niệm đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá do tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

Vậy thế nào được gọi là đất trồng tốt? Đất tốt có thể hiểu đơn giản là đất có khả năng giữ nước đủ lâu và chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với loại cây mà bạn trồng. Nếu bạn đam mê công việc chăm sóc khu vườn của mình, bên cạnh việc tìm kiếm một giống cây phù hợp thì việc tìm hiểu cũng như lựa chọn đất trồng tốt là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì đất tốt thì giúp cho cây cối khỏe mạnh, phát triển và cho hiệu quả cây trồng cao.

Thành phần của đất trồng

Các yếu tố tạo thành đất trồng bao gồm phần rắn, phần lỏng và phần khí. Cụ thể:

Phần rắn

Thành phần vô cơ: chiếm tỉ lệ từ 92 đến 98% khối lượng của phần rắn, trong đó bao gồm các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali,…và thành phần cơ giới: cát, sét, limon.

Thành phần hữu cơ bao gồm các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Với sự tác động của vi sinh vật khiến cho xác động vật (thực vật) bị phân hủy thành các chất hữu cơ và chất khoáng. Sản phẩm của quá trình phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt và đất có nhiều mùn là đất tốt và thường cho ra hiệu quả cao về năng suất cây trồng.

Phần lỏng 

Là nước có trong đất trồng do rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút. Phần nước đã được cung cấp có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. 

Phần khí

Có vai trò cung cấp Oxi cho cây để thực hiện quá trình hô hấp. Vì trong đất có lượng Oxi ít hơn lượng Oxi trong khí quyển và lượng cacbonic (CO2) thì nhiều hơn ngoài khí quyển trăm lần.

Tính chất của đất trồng

Từ thành phần của đất trồng quyết định đặc tính của từng loại đất khác nhau, dù vậy thì đất trồng vẫn đều có một số những tính chất chung và tỷ lệ của từng tính chất cũng riêng biệt:

  • Thành phần cơ giới của đất.
  • Có độ chua, độ kiềm.
  • Khả năng trữ nước và các chất dinh dưỡng của đất.
  • Độ phì nhiêu của đất.

Vai trò của đất trồng

Trong đời sống cây trồng, đất đóng một vai trò quan trọng vì đất chính là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng và lượng oxi cho cây và giữ cho cây khỏe mạnh và vững vàng.

Đất trồng trong nông nghiệp
Đất trồng trong nông nghiệp

Phân loại đất trồng và đặc điểm theo từng loại

Đất trồng ngành nông nghiệp tùy vào từng địa hình và đặc điểm về thành phần, tính chất được chia thành đất thịt, đất cát và đất sét. Mỗi loại đất đều sẽ có những ưu điểm, nhược điểm và thích hợp với những cây trồng khác nhau. Do vậy, tùy thuộc vào từng loại cây trồng mà bạn sẽ cân nhắc lựa chọn sao cho đúng loại đất.

Đất thịt

Đất thịt còn được biết đến với tên gọi khác là đất mùn. Đó là sự kết hợp của ba loại đất: đất cát, đất phù sa và đất sét. Vì vậy mà nó hội tụ đủ tất cả các ưu điểm của ba loại đất trên. Đất thịt có thể giữ nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Nó phù hợp cho hầu hết các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa sản phẩm đất cát và đất sét. Hơn hết, rễ cây có đủ nước, không khí và không gian để phát triển.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +10 Bài Văn Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Ngắn Gọn Hay Nhất
Đất thịt trong canh tác cây trồng
Đất thịt trong canh tác cây trồng

Ưu điểm

Đất thịt là một trong những loại đất tốt nhất để canh tác, hầu hết tất cả các loại cây đều có thể trồng được trên loại đất này mà người nông dân có thể tiết kiệm chi phí làm vườn cũng như công sức bỏ ra do thành phần của đất có nhiều chất dinh dưỡng.

  • Chế độ thẩm thấu tốt, nhiệt độ, không khí tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình lý – hoá diễn ra trong đất.
  • Dễ dàng cày, bừa, làm đất và tiết kiệm được công sức cũng như là thời gian cho người nông dân.
  • Đất có đủ nước do đó khi chạm vào có cảm giác mềm, hơi sạn và hơi nhờn vì dính khi ẩm. Khi đất được nén thành khối thì đất thường không bị vỡ.

Nhược điểm

Thực tế, người nông dân không sử dụng loại đất này để trồng trọt khi gặp tình trạng đất thịt quá nặng gây cản trợ quá trình phát triển và sinh trưởng của cây. Bên cạnh đó, nó còn những điểm hạn chế như:

  • Khi không được cung cấp độ ẩm đủ, đất dễ bị vỡ vụn.
  • Nếu bạn tưới nước quá nhiều có thể gây ra hiện tượng úng nước, thối cây trồng.

Cây trồng phù hợp

Theo phương pháp trồng trọt truyền thống, đây là môi trường thuận lợi giúp cây đứng vững, có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, giữ nước và điều hòa nhiệt độ thích hợp. Vì thế, đất thịt có thể trổng các loại cây sau:

  • Cây gia vị: Chanh, ớt, xạ hương, các loại rau thơm,… khi được trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng thêm hương vị.
  • Rau sạch: Với những ưu điểm của đất thịt sẽ giúp rau nhanh sinh trưởng, phát triển mạnh hệ rễ và dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
  • Cây thảo dược chữa bệnh: Khi được trồng trên đất thịt có khả năng tăng thêm dược tính, tăng dầu nhờ vào tính chất tơi xốp, độ thông thoáng cao và thành phần vi sinh có trong đất.
  • Cây ăn quả: Các loại cây ăn quả được trồng trên đất thịt thường cho quả to ngọt, sai quả, màu sắc và hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt ở mức tương đối cao.
  • Cây hoa cảnh: Với các loài cây hoa cảnh, việc dùng đất thịt cũng thường được sử dụng nhờ vào đặc tính ôn hoà, sa cấu bền vững, phù hợp với hệ rễ của hoa.
  • Cây cảnh bonsai: Khi được trồng trong đất thịt có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển, không khiến cây bị lệch dáng; do đất có các thành phần như cát, mùn, phù hợp với việc định hình dáng vẻ của cây.
Một số loại cây trồng phù hợp cho đất thịt
Một số loại cây trồng phù hợp cho đất thịt

Khi gặp tình trạng đất thịt nặng:

Đất thịt nặng có hàm lượng sét trong đất cao, dẫn đến cấu trúc đất của loại đất này chặt. Do vậy, việc này khiến cho đất giảm khả năng thoát nước, gây tình trạng ngập úng cho cây trồng và độ thông thoáng khí ở mức thấp gây cản trở sự phát triển của rễ cây.

Để cải thiện những khuyết điểm trên của loại đất này, người nông dân cần những giải pháp tái tạo đất phù hợp. Sau đây là các cách tái tạo đất thịt nặng người nông dân có thể tham khảo:

  • Tăng cường phân hữu cơ để thúc đẩy sự gắn kết của các hạt đất và khắc phục cấu trúc đất và gia tăng sự bền vững cho đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi sinh sống.
  • Sử dụng rác thực vật để phủ lên bề mặt đất mà bạn canh tác, có tác dụng gia tăng thêm chất hữu cơ và tăng cường sự hoạt động của giun đất.
  • Luân canh trồng cây sao cho hợp lý để thúc đẩy quá trình tái tạo đặc tính của đất.
  • Cần hạn chế tối đa tình trạng nén đất như tránh việc giẫm châm trên vùng đất trồng cây.
  • Cần cân nhắc làm luống cây trồng cao lên để gia tăng khả năng thoát nước của đất trồng.

Đất cát

Sự hình thành của đất cát bắt nguồn từ sự phân hủy hoặc phân mảnh của các loại đá như đá granite, đá vôi và thạch anh. Loại đất này rất tốt thường dùng để làm đất trồng rau vì khả năng thoát nước của đất tốt và giữ ấm tốt. Tuy nhiên, đất cát không giữ được chất dinh dưỡng như đất sét, vì vậy trong quá trình canh tác người nông dân cần bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Đất cát là loại đất thô trong các loại đất với những hạt cát rời rạc có kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm) nên khi chạm vào đất có cảm giác sạn. Thành phần gồm có 80 – 100% cát, 0 – 10% mùn và 0 – 10% sét.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +16 Bài Văn Phân Tích Từ Ấy Của Tố Hữu Ngắn Gọn Hay Nhất
Người nông dân sử dụng đất cát trong trồng trọt
Người nông dân sử dụng đất cát trong trồng trọt

Ưu điểm

Với đặc điểm dễ đào xới đất, hoàn toàn phù hợp canh tác sớm vào mùa xuân và ít bị ảnh hưởng bởi sương lạnh như các loại đất khác, vì thế đất cát khá phù hợp trong hoạt động nông nghiệp.

  • Có khả năng thoát nước và thẩm thấu nhanh chóng, nhờ vào các kẽ hở của hạt cát lớn.
  • Đất thông thoáng, hệ thống các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ.
  • Khi tiến hành làm đất trồng cây, người nông dân dễ dàng cày bừa, tiết kiệm công sức đáng kể.

Nhược điểm

Tỉ lệ hạt sét trong đất cát ở mức 0 – 20%, thành phần chủ yếu là cát. Chính vì đặc điểm đó mà thường gây bất lợi cho người nông dân khi canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất cát còn có những mặt hạn chế:

  • Đất sẽ sẽ bị rời rạc khi bị khô; ngược lại nếu đất ướt thì lại rất dính và bí.
  • Cỏ mọc nhanh chóng, các loại vi sinh vật phát triển kém gây bất lợi cho cây trồng.
  • Thành phần hữu cơ trong đất cát bị phân giải nhanh nên đất thường nghèo mùn.
  • Thường xuyên gặp tình trạng khô hạn hay cây bị thiếu nước do khả năng giữ nước và giữ phân bón của đất kém.

Cây trồng phù hợp

Người nông dân luôn quan tâm đến những loại cây trồng thích hợp để cho ra năng suất cao và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lựa chọn giống cây nào lại là một câu hỏi lớn. Để thuận lợi cho việc trồng trọt, mọi người có thể tham khảo một số loại cây sau:

  • Cây có củ: đất cát thường giúp các loại cây củ to hơn, dễ thu hoạch hơn nên phù hợp với loại cây như khoai lang, khoai tây, sắn, vừng,…
  • Cây dương liễu: có thể che đi nắng, gió trên đất cát khá tốt.
  • Rau xanh: măng tây, nha đam, lá lốt và các loại cây sống ở nơi đất thấp, có sẵn nước.
  • Cây ăn quả: một số loại cây thường được lựa chọn để trồng như dừa, cam, chanh, nho, na, điều, táo,…
  • Cây thảo mộc phát triển nhanh chóng trên đất cát như: cây hương thảo, cây kinh giới, cỏ xạ hương,…
  • Các loại cây khác như cà chua, bí ngòi, rau cải xanh, dưa hấu,…
Một số loại cây phù hợp với đất cát
Một số loại cây phù hợp với đất cát

Khi canh tác trên đất cát cần chú ý:

  • Đất cát cần có độ bám để giúp cây sinh trưởng tốt hơn, vì vậy, bạn nên đào hố sâu, rộng và nên trộn với đất thịt.
  • Việc thường xuyên sử dụng phân động vật hay tro, trấu, xơ dừa có thể làm tăng chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Thường xuyên tưới nước và theo dõi cây để phát hiện kịp thời dấu hiệu bị bệnh và xử lý nhanh chóng.
  • Khi trồng các loại cây nhiều lá và các loại cây phải chịu sức nặng từ ngọn cây thì người nông dân cần chú ý cố định cọc để tránh bị gió mạnh làm đổ. Đặc biệt trong khoảng thời gian sinh trưởng, rễ cây chưa thể bám chặt trong đất cát như các loại loại đất trồng cây khác.
Đặc điểm cần lưu ý của đất cát
Đặc điểm cần lưu ý của đất cát

Đất sét

Đất sét có đặc điểm dính và dẻo khi bị ướt trong số các loại đất nhưng khi khô lại có thể tạo thành những cục đất rất cứng. Thành phần gồm có 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn, 50 – 100% sét. Loại đất này thường được sử dụng rộng rãi trong việc trồng trọt hiện nay.

Cách nhận biết đất sét:

  • Ở khu vực đất sét thường xuất hiện các vũng nước đọng lại trên mặt đất và không thể thẩm thấu sâu vào trong đất.
  • Bởi đặc tính kết dính cao, nên khi đất có độ ẩm thích hợp thường rất dẻo, chúng ta có thể nhào nặn một cách dễ dàng. Ngược lại, trong điều kiện khô, đất sét trở thành các khối cứng. Nó tương tự như những khối bê tông sinh học trong lĩnh vực xây dựng.
  • Khi thực hiện quá trình canh tác trên đất, giày và các dụng cụ làm vườn có xu hướng bị bám dính rất chắc, vón lại thành các cục lớn trên bề mặt không dễ loại bỏ.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +14 Bài Văn Thuyết Minh Về Kính Đeo Mắt Lớp 8 Ngắn Gọn
Đất sét trong canh tác cây nông nghiệp
Đất sét trong canh tác cây nông nghiệp

Ưu điểm

Đất sét là một trong những loại đất trồng trọt phổ biến nhất hiện nay bởi loại đất này chứa nhiều keo dinh dưỡng có khả năng hấp thụ, trữ nước lớn, giữ phân tốt.

  • Có thể giữ nước ở mức tốt và ổn định, nhiệt độ của đất sét thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ trong không khí.
  • Thành phần hữu cơ có trong đất sét thường bị phân giải chậm, vì thế có thể tích lũy nhiều.
  • Các chất dinh dưỡng trong đất sét được hấp thụ tốt do trong đất sét có chứa nhiều keo.
  • Đất sét có tỷ lệ mùn cao, sự kết hợp giữa mùn và đất tạo nên một phức hợp bền vững.
  • Thành phần trong đất sét có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu nén quá chặt thì cây cũng khó hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Nhược điểm

Cấu trúc của đất sét được tạo thành từ những hạt siêu nhỏ nên gây cản trở quá trình tăng trưởng của các loại cây trồng. Bên cạnh đó, việc canh tác cũng tốn khá nhiều công sức của người nông dân và thời hạn chăm sóc lâu dài.

  • Khả năng thẩm thấu của đất kém dễ dẫn tới hiện tượng cây trồng bị ngập, úng.
  • Độ thông thoáng khí ở mức thấp.
  • Hàm lượng hữu cơ trong đất nghèo nàn nên cứng chặt, mất nhiều công sức khi canh tác.
  • Khi gặp thời tiết quá khô, đất thường bị nứt nẻ, nước không đủ cung cấp cho rễ cây.
  • Đất có tính axit, độ pH thấp.

Cây trồng phù hợp

Khả năng thoát nước của đất sét rất kém, do vậy người nông dân khi canh tác nên lựa chọn giống cây trồng ưu nước. Tuy nhiên, việc trồng trọt các giống cây khác cũng có thể xảy ra nếu như có quá trình cải tạo đất đúng cách. Người nông dân có thể tham khảo một số giống cây trồng dưới đây:

  • Cây trữ nước: lúa nước, lúa nếp, sen, súng, rau muống,…
  • Cây hoa màu: bắp cải xanh, cải bẹ, súp lơ,…
  • Cây lấy củ: khoai lang, khoai tây, khoai môn, củ cải đường, ..
  • Cây rau xanh, các loại cây ngắn ngày: xà lách, cà chua, mướp đắng, bí, ớt,…có thể canh tác trên đất sét sau khi được cải tạo hiệu quả.
  • Các loại cây hoa quả như cam, quýt, bưởi,…

Cải tạo lại đất sét hiệu quả

Đặc điểm hạn chế của đất sét
Đặc điểm hạn chế của đất sét

Cải tạo đất sét làm hạn chế tối đa những nhược điểm của đất. Tuy nhiên, loại đất này không nên sử dụng lâu dài cho việc trồng cây ăn quả lâu năm. Đất sét thường được sử dụng trong các lĩnh vực chế tạo gốm sứ, gạch xây nhà,…

  • Để đất sét trở nên màu mỡ, xốp hơn, người nông dân có thể cho giun đất sinh sống và phát triển
  • Khi bắt đầu quá trình cải tạo, người nông dân cần phải gia tăng các chất hữu cơ vào trong đất. Khi có một độ dày nhất định là 6cm trên bề mặt ở năm đầu tiên, các năm tiếp theo chỉ cần có độ dày trên bề mặt là 3cm. Điều này sẽ giúp cho đất trở nên thông thoáng, tơi xốp.
  • Khi gặp tình trạng đất quá dính, bí gây cản trở quá trình thoát nước. Người trồng cây nên tạo ra các luống đất cao hơn. Tránh cày bừa nhiều sẽ khiến cho đất xấu đi.
  • Tăng cường bón các loại phân chuồng, bón vôi và đắp thêm rơm, cỏ,… để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi.
  • Kết hợp đất cát với đất thịt. Đây là phương pháp hiệu quả và có thể xử lý đất sét nặng nhanh chóng bằng cách trộn một lượng đất cát và đất thịt vừa đủ vào đất sét thì sẽ giúp cấu trúc đất được cải thiện đặc biệt là độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất. Điểm hạn chế duy nhất của phương pháp này là chi phí lớn, do vậy việc thực hiện trên một diện tích nhỏ sẽ khả thi hơn.

Trên đây là những thông tin về định nghĩa đất trồng là gì, phân loại đất trồng, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm được kiến thức bổ ích. Những người làm vườn có thể tham khảo những điều này để chăm sóc cây và cân nhắc về những đặc điểm tính chất của đất trồng sao cho thích hợp cho từng loại giống, cây trồng mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *