Trên thị trường hiện nay, nhu cầu sử dụng giấy ngày càng cao. Với các nhu cầu sử dụng khác nhau thì người dùng cũng lựa chọn các kích thước giấy khác nhau. Phổ biến nhất là các khổ giấy văn phòng: khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A0. Nhiều người thắc mắc tại sao có nhiều kích thước như vậy hay khổ giấy A0 gấp bao nhiêu lần giấy A3? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về các loại khổ giấy trong bài viết dưới đây nhé!

Các khổ giấy loại A
Các khổ giấy loại A

Tại sao kích thước khổ giấy lại quan trọng?

Trước khi tìm hiểu cụ thể về thông tin chi tiết các khổ giấy thì các bạn nên dành thời gian tìm hiểu những lý do mà chúng ta cần phải quan tâm đến kích thước khổ giấy này. Trong đó:

  • Mỗi một khổ giấy đều có kích thước chiều dài x chiều rộng khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng và nếu nắm bắt rõ kích thước của chúng thì bạn có thể lựa chọn được loại giấy phù hợp. Bởi rất nhiều công việc văn phòng hiện nay yêu cầu rất nhiều lại lấy khác nhau.
  • Khi xác định được kích thước loại giấy phù hợp, bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian in ấn. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng tính thẩm mỹ cao hơn và thể hiện được sự chuyên nghiệp khi sử dụng giấy.
Kích thước các khổ giấy thông dụng
Kích thước các khổ giấy thông dụng

Kích thước của các khổ giấy

Khổ giấy A là khổ giấy thông dụng nhất hiện nay. Nổi bật là các khổ A0, A1, A3, A4 và A5. Dựa theo tiêu chuẩn EN ISO 216 thì kích thước của khổ giấy A này sẽ lớn hơn gấp hai lần hoặc nhỏ hơn chỉ bằng ½ lần so với kích thước của khổ giấy A liền kề. Điều này có nghĩa chiều rộng của khổ giấy này sẽ trở thành chiều dài của khổ giấy sau liền kề.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  “Dàn Giáo” Hay “Giàn Giáo” Là Từ Đúng Chính Tả?
Kích thước khổ giấy loại A
Kích thước khổ giấy loại A

Kích thước khổ giấy A0

A0 là khổ giấy có kích thước lớn nhất,cụ thể là có kích thước chiều rộng x chiều dài là 841 x 1189 mm. Vì có đặc điểm về kích thước khá lớn nên khổ giấy này thường ứng dụng trong thiết kế các bản vẽ xây dựng công trình, đồ họa,…Bên cạnh đó, khổ giấy A0 còn được ưa chuộng trong lĩnh vực vẽ tranh nghệ thuật để trưng bày. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm bookmark, postcard, poster, báo tường,..

Khổ giấy A0 có thể làm báo tường
Khổ giấy A0 có thể làm báo tường

Kích thước khổ giấy A1

Kích thước lớn tiếp theo là khổ giấy A1, khổ giấy này kích thước là 594 x 841 mm theo chiều rộng x chiều dài. Kích thước của khổ giấy này bằng nửa kích thước khổ giấy A0. 

Kích thước khổ giấy A2

Khổ giấy A2 được dùng khá phổ biến với kích thước chiều rộng x chiều dài là 420 x 594 mm. Đặc biệt, nếu ghép hai tờ giấy A2 ta sẽ được kích thước của một tờ giấy A1. Tương tự, một tờ giấy A0 sẽ bằng bốn tờ giấy A1 ghép lại.

Kích thước khổ giấy  A3

Tiếp theo là khổ giấy A3 với kích thước tiêu chuẩn của khổ giấy này là 297 x 420 mm theo chiều rộng x chiều dài. Trong lĩnh vực in ấn, loại giấy này thường được ưa chuộng rất nhiều, phù hợp với những trường hợp thông tin in không quá nhiều.

Kích thước khổ giấy A3
Kích thước khổ giấy A3

Kích thước khổ giấy  A4

Trong văn phòng phẩm, giấy in photo, giấy in a4 là loại được sử dụng rộng rãi nhất. Ứng dụng của giấy A4 là trong công việc và đời sống như để in văn bản tài liệu, in ảnh Office,… Giấy A4 có kích thước tiêu chuẩn là 210 x 297 mm.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  “Rảnh Dỗi” Hay “Rảnh Rỗi” Là Từ Đúng Chính Tả?

Kích thước khổ giấy A5

Bên cạnh giấy A4, khổ giấy A5 cũng được dùng trong trường hợp in ấn thông tin ít như in hóa đơn, in tiền điện,…Trong đó kích thước của giấy A5 bằng ½ kích thước của khổ giấy A4 theo tỷ lệ chiều rộng x chiều dài là 148 x 210 mm. Ứng dụng phổ biến nhất của khổ giấy A5 là in ấn tờ rơi.

Nói một cách dễ hiểu thì để cách xác định được kích thước giấy in, bạn chỉ cần lấy loại giấy lớn nhất là A0. Sau đó gập đôi lại ta lại được giấy A1. Khổ giấy A1 tiếp tục gấp đôi lại ra khổ giấy A2. Tiếp tục làm như thế, các khổ giấy sau chính bằng ½ khổ giấy trước nó.

Khổ giấy A0 gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?

Nếu bạn muốn khổ giấy nhỏ hơn là A3 thì từ khổ giấy A0 chia nhỏ lần lượt khổ giấy. Khổ giấy A0 = 2 lần khổ A1, khổ giấy A1 = 2 lần khổi A2. Khổ A2 = 2 lần khổ A3. 

Khổ giấy A0 lớn gấp 8 lần lần khổ giấy A3.

Các cách lựa chọn chất lượng giấy tốt

Khi được sản xuất và lưu thông trên thị trường, mỗi loại giấy in đều cần một số tiêu chuẩn nhất định. Sự khác nhau về chất lượng giấy in quyết định đến sự đa dạng của các loại giấy. Để lựa chọn được loại giấy phù hợp, bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau và đánh giá:

Cách lựa chọn giấy tốt thích hợp
Cách lựa chọn giấy tốt thích hợp

Độ láng mịn của giấy

Sự láng mịn trên bề mặt của giấy in càng cao thì càng dễ sử dụng. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được việc giấy bị kẹt khi in. Hon hết, bạn còn bảo đảm được quá trình vận hành của máy tốt hơn. Để xác định độ láng mịn cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt tay lên bề mặt giấy.

Bên cạnh đó, giấy in càng láng mịn thì chứng tỏ giấy rất ít bụi. Việc bề mặt không láng mịn sẽ gây tình trạng bám bụi bẩn trên giấy. Điều này dẫn đến giấy cũng dễ bị phai màu và không thể bảo quản lâu dài.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  “Rốt Cuộc” Hay “Rốt Cục” Là Từ Đúng Chính Tả?
Xác định độ láng mịn của giấy
Xác định độ láng mịn của giấy

Độ cong của giấy

Các loại giấy in khác nhau thì cũng có các độ cong khác nhau. Độ cong của giấy chính là hàm lượng chất xơ tiêu chuẩn đã được quy định. Hàm lượng chất xơ này càng cao thì giấy sẽ càng cong và cứng. 

Độ cong và độ cứng đặc biệt ảnh hưởng đến năng suất vận hành của máy in và hiệu quả tiếp xúc với mực của giấy. Khi giấy quá cong thì khi in rất dễ bị chập giấy. Chúng ta có thể kiểm chứng trong trường hợp này bằng mắt thường của mình.

Xác định độ cong của giấy
Xác định độ cong của giấy

Độ đục, độ dày của giấy 

Độ đục và độ dày của giấy in hoàn toàn có thể kiểm chứng bằng mắt thường. Với một chiếc đèn pin, bạn chỉ cần chiếu sáng vào giấy in thì có thể nhận biết được. Cách làm này đồng thời cũng giúp bạn nhận biết được độ tương phản của giấy in khác nhau. Ví dụ như các loại giấy 70gsm giấy 80gms, giấy bãi vàng, giấy double A. Kết quả cho ra chất lượng giấy có độ đục càng cao thì chất lượng càng tốt. Nếu giấy có độ dày nhất định thì sẽ thuận lợi cho việc in hai mặt.

Độ đục và độ dày của giấy
Độ đục và độ dày của giấy

Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khổ giấy A0 gấp bao nhiêu lần giấy A3 và những kích thước thích hợp cho mục đích của mình hay là trao dồi thêm những thông tin hữu ích. Hãy đưa ra những tiêu chí riêng về chất lượng giấy in để có những sự lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chất lượng giấy cũng sẽ quyết định đến giá tiền của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *