Câu hỏi: Hệ thống tin học gồm các thành phần

A. Người quản lí, máy tính và Internet
B. Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm
C. Máy tính, phần mềm và dữ liệu
D. Máy tính, mạng và phần mềm

Giải thích: Hệ thống tin học gồm các thành phần: Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm.

Có thể nhiều bạn đã nghe đến cụm từ tin học nhiều lần. Nó là ngành khoa học công nghệ, nơi nghiên cứu các phương pháp, quá trình xử lý thông tin một cách tự động được dựa trên phương tiện kỹ thuật trong đó chủ yếu là máy tính điện tử. Thế nhưng hệ thống tin học là gì, hệ thống tin học gồm các thành phần nào, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé !

Hệ thống tin học
Hệ thống tin học

Hệ thống tin học là gì

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu tin học là gì?

Tin học là một ngành khoa học, nơi chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức và lưu trữ cũng như xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hay trừu tượng. Hiện nay, tin học bao gồm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc biến đổi, mô phỏng và tái tạo thông tin. Đối với nghĩa thông dụng, tin học có thể bao hàm tất cả những gì có liên quan đến các thiết bị máy tính và các ứng dụng tin học văn phòng.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Châu Á có mấy đới khí hậu

Hệ thống tin học được dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.

Hệ thống tin học
Hệ thống tin học

Hệ thống tin học bao gồm

Cấu tạo của hệ thống tin học bao gồm những thành phần như sau:

  • Sự điều khiển và của con người. Đây là yếu tố quan trọng nhất.
  • Phần cứng (Hardware)
  • Phần mềm (Software)
Phần cứng máy tính
Phần cứng máy tính
Phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính

Sơ đồ cấu trúc của máy tính

Chức năng của một máy tính là tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ cũng như xử lý thông tin.

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc:

Sơ đồ cấu trúc của một máy tính
Sơ đồ cấu trúc của một máy tính

Bộ xử lý trung tâm (CPU)

CPU
CPU

CPU được xem là thành phần quan trọng nhất của máy tính, là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc chạy chương trình.

CPU bao gồm hai bộ phận chính:

  • Bộ điều khiển (CU – Control Unit): dùng để điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình.
  • Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit): dùng để thực hiện các phép toán số học và logic.

Bên cạnh đó, nó còn bao gồm thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). Tốc độ truy cập đến Cache khá nhanh và chỉ sau tốc độ truy cập thanh ghi.

Bộ nhớ trong (Main memory)

Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong còn được gọi với tên khác là bộ nhớ chính.

Bộ nhớ trong chính là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và cũng là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

Bộ nhớ trong gồm hai thành phần:

  • ROM (read only memory) chỉ chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Chương trình trong ROM sẽ thực hiện kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu với các chương trình. Dữ liệu trong ROM không thể xóa được và cũng sẽ không bị mất đi.
  • RAM (random access memory): đây là phần bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Tuy nhiên, khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +11 Bài Văn Tả Ông Nội Của Em Ngắn Gọn Hay Nhất

Các địa chỉ trong máy sẽ được ghi trong hệ Hexa, mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte.

Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory)

Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài

Được dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

Dữ liệu có thể tồn tại ngay cả khi đã tắt máy.

Thông thường bao gồm các đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài cùng với việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài được thực hiện bởi hệ điều hành.

Thiết bị vào (Input Device)

Thiết bị vào được dùng để đưa các thông tin vào máy tính.

Một số ví dụ của thiết bị vào: chuột, bàn phím, máy quét, webcam

  • Chuột (Mouse): Để thực hiện 1 lựa chọn có trong bảng chọn, sử dụng thao tác nháy chuột. Chuột có thể thay thế 1 số thao tác bàn phím.
Chuột
Chuột
  • Bàn phím (Keyboard): Các phím thường được chia thành nhóm, một số phím đã được ngầm định chức năng tùy vào từng phần mềm cụ thể. Khi gõ phím thì kí tự trên mặt phím sẽ xuất hiện trên màn hình.
Bàn phím
Bàn phím
  • Máy quét (Scanner): Là thiết bị cho phép đưa hình ảnh và văn bản vào máy tính.
Máy quét
Máy quét
  • Webcam: Giống như một camera kỹ thuật số. Nó thu truyền trực tiếp hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối đến máy đó.
Webcam
Webcam

Thiết bị ra (Output device)

Thiết bị ra được dùng để đưa các dữ liệu ra từ máy tính.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +15 Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Ngắn Gọn Nhất

Có nhiều loại thiết bị ra như:

  • Màn hình (monitor)
Màn hình
Màn hình
  • Máy in (printer)
Máy in
Máy in
  • Máy chiếu (projector)
Máy chiếu
Máy chiếu
  • Tai nghe và loa (headphone and speaker)
Loa và tai nghe
Loa và tai nghe
  • Modem (thiết bị vào/ra): Là một thiết bị được dùng để truyền thông tin giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.
Modem
Modem

Hoạt động của máy tính

Hoạt động của máy tính
Hoạt động của máy tính

Máy tính hoạt động theo 1 dãy lệnh cho trước hay một chương trình mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.

Nguyên lý lưu trữ chương trình: Các lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ và xử lý như những dữ liệu khác.

Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính sẽ được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

Nguyên lý Phôn Nôi-man: Được cấu thành bởi việc mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ.

Bài viết trên giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về khái niệm hệ thống tin học cũng như hệ thống tin học gồm các thành phần nào. Bên cạnh đó, bài viết giúp các bạn hình dung được sơ đồ cấu trúc của một máy tính và cách máy tính hoạt động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *