Mẫu báo cáo công việc rất phổ biến trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hệ thống lại và dễ dàng quản lý công việc của các nhân viên hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng. Do đó, mẫu báo cáo công việc cần những nội dung thông tin đầy đủ, chi tiết để việc quản lý trở nên đơn giản hơn, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xác định mẫu báo cáo công việc cần thực hiện

Đối với những nhân viên mới, việc thực hiện mẫu báo cáo công việc thường gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên, bạn phải xác định được mẫu báo cáo mà Sếp bạn đang yêu cầu để tránh sa đà và thực hiện không đúng yêu cầu của Sếp. Sau khi xác định được loại báo cáo, bạn cần phải tìm hiểu những mẫu báo cáo đã từng được thực hiện để định hình được hình thức và phong cách báo cáo của công ty bạn.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  【Hướng Dẫn】+5 Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Tự Thuật Ấn Tượng Nhất

Nếu trước đây không có mẫu báo cáo cụ thể, bạn hãy trực tiếp trao đổi với Sếp mình để nắm rõ những yêu cầu của Sếp trong báo cáo, theo hướng tổng quát hay chi tiết.

Trình bày mẫu báo cáo công việc như thế nào?

Một mẫu báo cáo đúng chuẩn cần có rõ ràng, chi tiết công việc và chính xác trong kết quả – đặc biệt là các kết quả liên quan đến số liệu. Cách làm báo cáo công việc cần tuân thủ các bước sau đây:

1. Xác định nội dung báo cáo

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải nhớ, vì mỗi yêu cầu sẽ có một cách làm báo cáo riêng. Hiểu rõ nội dung báo cáo giúp bạn có thể viết báo cáo một cách chính xác và đầy đủ nhất.

2. Lên đề cương chi tiết

Sau khi xác định được nội dung báo cáo, hãy lên đề cương chi tiết những ý chính mà bạn muốn trình bày trong báo cáo. Trong đó, bạn nên bao hàm tất cả các nội dung mà bạn sẽ báo cáo và phân loại nó vào từng hạng mục khác nhau. Đề cương này sẽ giúp cho bạn viết một bản báo cáo đầy đủ mà không bị mất thời gian suy nghĩ phải viết gì trong quá trình làm.

3. Đánh giá kết quả

Bạn hãy tổng kết những điều mình làm được, chưa làm được và và khó khăn của bản thân trong việc hoàn thành những công việc đó vào báo cáo của mình. Bạn nên đánh giá công việc một cách trung thực nhất. Như vậy, cấp trên sẽ dễ dàng nhìn ra được những thiếu sót của bạn trong bản báo cáo và tìm hướng khắc phục.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Dev Là Nghề Gì? Kiến Thức Cần Biết Để “Bén” Duyên Với Nghề

 

4. Phân tích nguyên nhân

Với những công việc chậm trễ, chưa hoàn thành bạn cần phân tích kỹ nguyên nhân để cho cấp trên biết được. Với phần này, bạn cần trình bày thật kỹ, rõ ràng để thể hiện mình là một ngừoi có trách nhiệm trong công việc. Việc bạn phân tích nguyên nhân sự việc cũng là cách để cấp trên cùng bộ phận có hướng giải quyết phù hợp giúp bạn.

5. Gợi ý hướng giải quyết

Đây là một phần rất quan trọng trong báo cáo công việc, bạn cần phải đưa ra được hướng khắc phục cho những nguyên nhân đó. Kể cả những việc bạn đã làm tốt nhưng nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng nên đưa vào để mọi người cùng tham khảo và đưa ra ý kiến cùng tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết.

 

Những mẫu báo cáo công việc được cập nhật mới nhất

Mời các bạn cùng tham khảo một số mẫu báo cáo công việc thường hay gặp tại các doanh nghiệp hiện nay:

1. Mẫu báo cáo công việc dành riêng cho cá nhân

Cuối năm là dịp để Tổng kết công việc và đánh giá năng lực của từng nhân viên trong công ty. Nhiều công ty sẽ cần các nhân viên tự báo cáo công việc và đánh giá quá trình làm việc của mình trong công ty. Dưới đây là mẫu báo cáo tổng kết cuối năm chuẩn nhất cho nhân viên của các bộ phận.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Những Điểm Mạnh Của Bản Thân Nên Trả Lời Khi Phỏng Vấn

2. Mẫu báo cáo công việc theo ngày

Hằng ngày, để kiểm soát công việc và đánh giá hiệu qủa làm việc của từng nhân viên. Cấp quản lý cần một mẫu báo cáo công việc, mẫu báo cáo này sẽ được gửi theo tuần hoặc theo tháng, thậm chí là từng ngày nếu quản lý là người kỹ tính, theo dõi sát sao tình hình làm việc của nhân viên.

Mẫu báo cáo công việc theo tuần

Mẫu báo cáo công việc theo năm

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *