Những bài văn mẫu thuyết minh về kính đeo mắt được chúng tôi chọn lọc và tổng hợp, chắc chắn đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh, giúp các em học sinh có thể định hướng được cách làm đề văn này!

Dàn ý bài văn thuyết minh về kính đeo mắt

Mở bài

*Giới thiệu về kính đeo mắt.

Thân bài

-Kính đeo mắt có xuất xứ như thế nào, có từ bao giờ

  • Kính đeo mắt có từ thời gian nào, do ai tạo ra
  • Tại sao kính đeo mắt từ khi xuất hiện lại ngày càng trở nên phổ biến

-Kính đeo mắt có những loại kính gì

  • Những loại kính mắt đa dạng
  • Những loại kính đeo mắt phục vụ nhu cầu gì của người sử dụng

-Kính đeo mắt có cấu tạo như thế nào

  • Cấu tạo kính đeo mắt được chia thành mấy phần
  • Mỗi phần kính đeo mắt làm bằng chất liệu gì và kiểu mẫu như thế nào

-Giá trị mà kính đeo mắt mang lại cho người sử dụng, cho xã hội

  • Công dụng kính đeo mắt với người sử dụng
  • Vai trò của kính đeo mắt với xã hội ngày nay

Kết bài

*Khẳng định giá trị của kính đeo mắt.

Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt kèm dàn ý chi tiết | Văn mẫu 8

Tổng hợp 16 bài văn mẫu thuyết minh về kính đeo mắt hay nhất!

Dưới đây là tổng hợp 16 bài văn mẫu thuyết minh về kính đeo mắt hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo!

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 1

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần…

Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,… kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,… Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mỹ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt.

Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật…

Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khỏe của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước… Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ…

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng.

Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 2

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính.

Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính.

Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau.

Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang… Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc.

Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác.

Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh…

Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng.

Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người.

Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.

Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 3

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều thứ nhỏ bé nhưng lại có nhiều công dụng. Một cái chai nhựa bỏ đi có thể làm một lọ để cắm hoa, hay để làm thành một cái phễu rót nước cho đỡ tràn… tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể sử dụng hay đơn giản là nó vẫn được để nguyên để đựng nước. Chiếc kính mắt của con người chúng ta cũng là một vật như thế, tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều công dụng.

Kính mắt còn có lịch sử hình thành, một vật nhỏ bé như thế nhưng con người chúng ta phải trải qua nhiều lần sáng tạo mới làm ra nhiều loại kính đẹp như ngày hôm nay. Cho tới nay vẫn không ai biết một cách chắc chắn mắt kính đã xuất hiện khi nào và tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Nhưng qua nhiều tài liệu người ta cho rằng kính mắt đã xuất hiện từ trước công nguyên ở Trung Quốc, sau đó những khách đến du lịch đã mang mắt kính về Châu Âu.

Hình dạng chiếc kính đầu tiên được phát hiện trong di chỉ khảo cổ ở Nineveh – Iraq với niên đại vào năm 1002, là một thấu kính hình bầu dục bằng đá thạch anh, qua đó có thể thấy rằng người Babylon và người châu Á cổ đại đã phát hiện được một loại đá quý có tác dụng phóng đại hình ảnh để làm kính. Và cứ như thế cho đến nay thì những chiếc kính mắt hợp thời trang lại ra đời sau nhiều lần sáng tạo kiểu dáng.

Về cấu tạo thì chiếc kính mắt chia thành hai phần lớn đó là phần gọng kính và phần mắt kính. Phần gọng kính giống như một bộ xương nâng đỡ toàn bộ mắt kính và để đeo được lên mắt của chúng ta. Chiếc gọng kính gồm hai cái được thiết kế dưới dạng cái móc để có thể gài vào tai mà không bị rơi. Hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại gọng màu phong phú vì thế chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn màu mà mình yêu thích.

Hai mắt kính được thiết kế theo dạng tròn hoặc là vuông nhỏ và vuông to. Những mắt kính gương to thường được gọi bằng cái tên thông dụng là mắt kính nô bi ta rất đáng yêu và dễ thương. Ở giữa hai mắt kính ấy chính là phần đệm như hai giọt nước nhỏ để đệm lên mũi cho tránh gọng kính va vào mũi gây đau.

Về phân loại mắt kính thì chúng ta phân thành ba bốn loại kính chính đó là kính râm, kính thời trang, kính cận và kính viễn. Trong bốn loại kính ấy lại phân ra nhiều loại kính khác nhau nữa. Kính râm thường có màu đen hay màu đỏ hồng, kính thời trang thì gồm nhiều loại kính với nhiều hình dáng khác nhau ví dụ như là kính mắt hình tròn, hình vuông lớn và nhỏ, hình ngôi sao, hình trái tim…

Kính cận dành cho những người bị cận thị còn kính viễn dành cho những người già bị viễn thị. Hai loại kính này được sáng tạo theo nguyên lý của kính hội tụ và kính phân kì. Tùy vào độ cận viễn khác nhau mà người ta có thể thiết kế những kính dày hay mỏng.

Về công dụng thì nó có nó được chia ra làm ba loại kính khác nhau: Thứ nhất là kính râm thì chúng có công dụng che ánh nắng bụi bẩn, gió khi đi xe. Nó bảo vệ mắt khỏi những ánh sáng quá lớn và những bụi bẩn trên đường. Chính vì thế mà khi đi xa hay tham gia giao thông chúng ta thường đeo kính râm. Thứ hai là kính thời trang thì nó có công dụng giống như cái tên của nó. Mang lại vẻ sành điệu hoặc trẻ trung xì teen cho con người.

Không những thế những loại kính thời trang sẽ giúp cho bạn trở nên tri thức hơn. Thứ ba là kính cận và kính viễn thì hai loại kính này ngày nay cũng được thiết kế hợp thời trang với từng lứa tuổi giúp cho những người có tật ở mắt có thể nhìn hình ảnh một cách rõ nét hơn.

Tuy nhiên kính mắt cũng đem lại những “di chứng” khó chữa đó là khi đeo nhiều sẽ khiến cho sống mũi bị lõm xuống vì phải đỡ kính cho nên khi bỏ kính ra nhìn sẽ rất xấu. Riêng kính cận thì sẽ gây dại mắt khi không đeo kính.

Như vậy có thể nói kính mắt có tác dụng vai trò rất lớn trong đời sống của chúng ta. Một vật dụng hết sức nhỏ bé nhưng lại có biết bao nhiêu là tiện ích, từ một vật che gió che nắng đến thời trang và giúp cho chúng ta nhìn hình ảnh một cách rõ ràng khi mắc những bệnh ở mắt.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 4

Kính đeo mắt là một vật dụng rất quen thuộc và phổ biến trong đời sống thường ngày, từ lâu nay, người ta thường sử dụng kính đeo mắt khi bị tật khúc xạ, bị lão thị, khi cần bảo vệ mắt hay chỉ với mục đích thời trang và thẩm mỹ.

Cấu tạo của chiếc kính đeo mắt gồm hai phần chính là phần gọng và phần tròng kính. Gọng kính có hai loại phổ biến là gọng làm bằng kim loại chống rỉ và gọng làm bằng nhựa (cứng hoặc dẻo). Hiện nay, gọng nhựa được ưa chuộng hơn cả vì đẹp và bền, lại thời trang với đủ các loại màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,… tùy ý chọn lựa. Kiểu dáng cũng rất đa dạng, có loại kính to, kính nhỏ, kính mắt tròn, kính mắt vuông,… phù hợp cho mọi khuôn mặt ở mọi lứa tuổi và giới tính.

Gọng kính cũng được chia làm hai phần, phần quai đeo và phần lắp mắt kính được nối với nhau bằng một bản lề nhỏ có ốc vặn. Quai đeo có dáng hơi cong ở đuôi để đeo vào tai, nơi lắp mắt ở phần sống mũi có hai phần nhỏ nhô ra gọi là giá đỡ để cố định kính. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì tròng kính chủ yếu làm bằng chất liệu thủy tinh, nó có ưu điểm là ít trầy xước, giữ được độ trong suốt lâu, nhưng kính thường nặng, nhất là những kính có độ cao, dễ vỡ và không an toàn cho người sử dụng. Ngày nay các loại kính bằng chất liệu thủy tinh ít được sử dụng nữa mà người ta thay thế bằng nhiều loại vật liệu tổng hợp ưu việt hơn như là: Plastic, trivex, photochromic,…

Kính đeo mắt cũng rất đa dạng trong công dụng khi đưa vào đời sống tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta cần có cách dùng khác nhau. Nếu là kính cận, viễn, loạn,… thì người sử dụng phải đi kiểm tra kĩ lưỡng về mắt để cắt kính cho đúng độ bởi kính thuốc có công dụng giúp những người có bệnh khúc xạ về mắt có thể nhìn thấy mọi vật rõ ràng hơn. Ngoài ra, kính đeo mắt còn có loại kính râm phù hợp cho người đi nắng để bảo vệ đôi mắt khỏi khói bụi, ánh sáng mặt trời,… khi ra đường.

Có kính bơi bảo vệ mắt các vận động viên bơi lội ở trong môi trường nước; kính an toàn bảo vệ mắt chống lại các mảnh vụn bay dành cho công nhân xây dựng hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm,… Với xu hướng như ngày nay, nhiều bạn trẻ còn coi chiếc kính đeo mắt như một món đồ thời trang, thể hiện phong cách độc đáo, trẻ trung.

Thế nhưng, kính mắt cũng có một số hạn chế mà ta cần biết. Đó là không phù hợp với một số môn thể thao, đặc biệt là thể thao mạnh; dễ bị dính hơi nước do nước nóng, thức ăn nóng, bơi, mưa, thời tiết thay đổi đột ngột; khi trầy xước thì khó khôi phục, nếu khôi phục thì mất nhiều thời gian, tiền, và cần đến chuyên gia (mặc dù kính hầu như rất bền và chống xước tốt); đối với loại kính thủy tinh thì rất dễ bị vỡ và khó bảo quản.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Vỏ đá vôi của thân mềm được tạo thành từ

Vậy nên chúng ta cần biết cách sử dụng, bảo quản hợp lí chiếc kính đeo mắt của mình. Khi cầm lên đeo, nên cầm bằng cả hai tay, đeo thẳng để tránh gọng bị gẫy hay biến dạng, khi tháo kính cũng cầm cả hai tay. Nên cầm vào phần gọng kính, không cầm vào phần mắt, dễ làm cho mắt bị mờ và chú ý khi sử dụng xong phải cất ở những nơi an toàn, dễ thấy như trong hộp kính, trong ngăn tủ,…

Không để những vật nặng đè lên kính sẽ làm cho kính bị gãy, hỏng và tránh đánh rơi kính. Thỉnh thoảng nên vệ sinh mắt kính và gọng kính bằng vải mềm và nước để khi sử dụng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Người dùng kính không thường xuyên có thể buộc kính vào một sợi dây để tránh bị mất. Những người sử dụng kính cận, loạn, viễn còn cần chú ý đi kiểm tra mắt định kì và điều chỉnh kính cho phù hợp với tình trạng của mắt để chiếc kính đeo mắt trở nên hữu dụng nhất có thể.

Hãy biết cách sử dụng và bảo quản chiếc kính đeo mắt của mình thật tốt đồng thời coi đó như một người bạn thân thiết, nó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 5

Cuộc sống đang dần bước vào kỉ nguyên của công nghệ, thông tin, có rất nhiều những phát minh sáng tạo làm cho cuộc sống con người trở nên thay đổi nhưng có một vật dụng khiến chúng ta không thể nào quên được đó chính là chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính có nguồn gốc từ Italia, chiếc kính đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1926. Cho đến nay chiếc kính đeo mắt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận là mắt kính và gọng kính. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, meka… Để làm ra một mắt kính người ta áp dụng nhiều công nghệ như xử lí tia cực tím, tráng lớp chống xước, lớp phản quang công nghệ đổi màu. Mắt kính đạt tiêu chuẩn ngăn chặn ít nhất là 70% tia UVB và 60% UVA.

Đi kèm với mắt kính còn là các phụ kiện như khăn lau kính, nước rửa kính hoặc bao kính. Mắt kính thuốc thường có màu trắng trong suốt. Kính thời trang mắt kính đa dạng nhiều màu như đen, tím, vàng…Gọng kính là bộ phận để nâng đỡ mắt kính, làm khung cho mắt kính. Giữa gọng trước và gọng sau của kính có một khớp nối nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gập kính lại khi không sử dụng.

Gọng kính có thể làm bằng nhựa, kim loại, bạc, vàng. Khi làm bằng kim loại thì người ta dùng thép không gỉ để tạo độ sáng, bền cho gọng kính. Gọng kính chiếm đa số vẻ đẹp của kính. Theo thời gian đã có rất nhiều kiểu gọng kính ra đời như gọng vuông, tròn và gọng hình e líp. Kính đeo mắt được chia làm nhiều loại như kính thuốc, kính râm, kính thời trang, kính bảo hộ lao động.

Mỗi loại kính đều có những tác dụng khác nhau nhưng đều giúp ích cho con người. Kính thuốc thì dùng cho những người mắc bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, kính lão cho người lớn tuổi. Kính râm dùng để bảo vệ mắt mỗi khi đi giữa trời nắng, tránh bụi bẩn. Kính thời trang luôn thay đổi theo thời gian cả về kiểu dáng lẫn chất liệu, màu sắc để phù hợp với sở thích, phong cách của người sử dụng. Kính bảo hộ lao động giúp bảo vệ mắt cho các công nhân làm trong nghề cơ khí hoặc thợ rèn.

Kính có rất nhiều lợi ích to lớn đối với con người. Kính chắn bụi, chắn gió, chắn những vật rắn va vào mắt để bảo vệ đôi mắt, tránh những tổn thương khi lao động, khi đi đường. Kính giúp những người bị bệnh về mắt có thể đọc sách, báo, học tập và sinh hoạt bình thường. Kính thời trang là một thứ đồ trang sức làm tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Thấy được vai trò to lớn của kính đeo mắt, chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản hợp lí.

Người bệnh về mắt cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, đo thị lực thì ở đó lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp. Nếu kính không phù hợp với thị lực của mắt có thể gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, không nên vì í do thẩm mỹ mà ngại đeo kính thuốc vì như vậy sẽ làm độ cận viễn loạn tăng rất nhanh. Dùng kính đúng thị lực thì có thể cải thiện bệnh về mắt.

Để kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay, khi không đeo dùng miếng vải mềm lau cho sạch mắt kính sau đó cho vào bao kính cất cẩn thận. Không để mặt kính sát xuống bàn, tránh xây xước làm mờ mắt kính. Không tì mạnh lên kính hoặc làm rơi, tránh hơi nước làm mờ mắt kính.

Và lưu ý cuối cùng là thường xuyên dùng nước rửa kính để rửa sạch mắt kính, kiểm tra các ốc vít và vặn lại cho chặt để giữ hai phần gọng kính cho chắc chắn. Ở Việt Nam có nhiều nhà máy sản xuất kính nổi tiếng ở Đáp Cầu, Bắc Ninh. Ngoài ra còn có nhiều làng nghề nổi tiếng như Đồng Lịch, Thái Bình. Trên thế giới nước sản xuất kính đẹp và nổi tiếng nhất là ở Ý. Giá cả của một chiếc kính mắt tùy thuộc vào chất lượng, nguyên liệu của chiếc kính đó.

Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” vì vậy trong năm giác quan thì thị giác là quan trọng nhất. Bảo vệ mắt là bảo vệ chính tâm hồn của chúng ta. Hãy coi chiếc kính như người bạn của mình nhé!

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 6

Ai đó đã từng nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Con người luôn trân trọng và giữ gìn cánh cửa diệu kỳ đó. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật hiện đại, một phát minh vĩ đại đã ra đời bảo vệ cửa sổ tâm hồn của chúng ta. Đó là chiếc kính mắt.

Kính đeo mắt ra đời khi nào? Hành trình đưa nó đến với nhân loại là một câu chuyện dài. Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý năm 1260. Lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà còn người Tây Ba Nha lại tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến.

Qua nhiều giai đoạn, khoa học kĩ thuật phát triển và đạt được nhiều thành tựu, kính mắt theo đó cũng phát triển theo. Đa dạng từ hình dáng, cấu tạo đến công dụng. Cấu tạo của kính đeo mắt cơ bản có thể chia làm 2 bộ phận: mắt kính và gọng kính. Gọng kính được làm bằng những chất liệu khác nhau tùy thuộc vào chi phí và khả năng của người dùng như: nhựa, kim loại, ti tan…

Gọng kính gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy mắt kính và giúp mắt kính nằm vững trước mắt. Bộ phận quan trọng nhất của kính là mắt kính. Hình dáng mắt kính rất phong phú, phụ thuộc vào hình dáng gọng kính mắt kính có thể có hình tròn, vuông, chữ nhật, elip…

Mắt kính có thể làm bằng nhựa nhẹ chống trầy hay thủy tinh tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím. Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… để gắn kết các bộ phận với nhau. Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Nó nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Nhiều người lựa chọn kính áp tròng vì nó tiện lợi hơn trong khi làm việc.

Kính đeo mắt ngày càng có nhiều chủng loại phong phú, đa dạng cả về kiểu mẫu lẫn công dụng. Kính thuốc giúp người bị cận thị, viễn thị, loạn thị khắc phục được điểm hạn chế của bản thân trong tầm nhìn. Nhờ kính đeo mắt, người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì có thể nhìn được những vật ở gần… Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,… lại có loại kính đặc biệt bảo vệ mắt của họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,…

Ngoài ra, nhiều người còn tin dùng kính râm. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc với mắt kính to hơn, mỏng hơn. Mắt kính thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác nên nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường, nhất là những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó kính thời được tạo ra bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Mỗi loại kính lại có cách bảo quản và sử dụng riêng. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Dùng xong nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng để tránh rơi vỡ. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng để giữ mắt kính trong và sáng, không ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước…

Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ… Tuy nhiên, tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng cần dùng kính thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng để bảo vệ mắt tốt hơn.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một phát minh khoa học, đồng thời cũng là vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Hãy sử dụng kính đeo mắt phù hợp để giúp nó trở thành vệ sĩ bảo vệ, đồng hành hoàn thiện với đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” của mỗi chúng ta.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 7

Trong cuộc sống con người hàng ngày có vô vàn vật dụng quen thuộc, trong đó phải kể đến chiếc kính đeo mắt. Nó không chỉ là công cụ hỗ trợ các bệnh về mắt mà còn mang tính thẩm mỹ cao phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người.

Chiếc kính đeo mắt này có từ xa xưa, theo lịch sử ghi lại, kính đeo mắt được phát minh năm 1920 tại Ý. Thiết kế của kính năm ấy gồm hai mắt kính tròn và hai sợi dây nối hai mắt kính với nhau đè lên mũi. Sau những sáng chế mới, kính có gọng đè cố định ở vành tai như chiếc kính ngày nay.

Kính khá quen thuộc đối với chúng ta, nó có thiết kế cơ bản với hai bộ phận là gọng kính và mắt kính, bên cạnh đó là một số bộ phận nhỏ khác. Nói đến gọng kính, nó chiếm đến 80% chiếc kính đeo mắt, là một bộ phận khá quan trọng để nâng đỡ mắt kính, cố định vị trí của kính khi đeo vào mắt chúng ta. Gọng kính lại gồm gọng trước và gọng sau, hai phần được gắn kết với nhau bởi hai chiếc ốc vít nhỏ cơ động giúp kính có thể gập khi không dùng và mở ra khi sử dụng.

Giờ đây hình dáng đa dạng, chất liệu phong phú, kính được làm từ nhiều chất liệu như: Nhựa cứng, nhựa dẻo, sắt không rỉ,… Tùy vào từng chất liệu mà độ bền khác nhau và giá cả khác nhau. Con người có thể chọn loại kính phù hợp, có giá cả phù hợp với túi tiền. Bộ phận tiếp theo của kính là mắt kính, phần quan trọng nhất quyết định giá trị sử dụng của kính đeo mắt. Mắt kính có rất nhiều hình dạng như hình tròn, vuông hoặc được mài theo hình dạng vừa khớp với gọng kính.

Chất liệu chủ yếu để làm ra mắt kính thường là nhựa chống chày xước, thủy tinh… Tuy chất liệu khác nhau nhưng chúng có công dụng là chống tia UV, tia cực tím từ mặt trời, những tia độc hại gây ảnh hưởng đến mắt con người. Và ốc vít cũng là một bộ phận không thể thiếu đóng vai trò gắn kết các bộ phận tạo nên chiếc kính đeo mắt hoàn chỉnh.

Trong đời sống, kính đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng không còn mấy xa lạ đối với con người. Nó là vật dụng phổ biến hỗ trợ các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn,…. Hầu như những công dụng này đều phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Trẻ em đến trung niên thường sử dụng các loại kính hỗ trợ khắc phục các tật về mắt như loạn, cận,.. Còn kính Viễn thường hỗ trợ cho người cao tuổi, mắt bị lão hóa, không còn nhìn rõ chữ, số.

Bên cạnh đó, kính còn phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của con người đó là kính dâm. Có cấu tạo giống kính cận nhưng mắt kính có màu sắc: đen, nâu, xanh,… vừa làm đẹp vừa giúp bảo vệ đôi mắt con người khỏi ánh mặt trời chói chang. Đó là hai loại kính phổ biến , và còn hàng trăm loại kính khác nữa được ra đời nhằm phục vụ các hoạt động khác của con người.

Kính là vật dụng được sử dụng thường xuyên nên bảo quản kính là một việc không thể thiếu, cần lau chùi cẩn thận bằng dung dịch chuyên dùng và sau đó cất vào hộp đựng tránh bị tác động mạnh, rơi sẽ làm cong vênh gọng kính thậm chí là gãy. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, kính đeo mắt rất thông dụng và cũng đem lại một nguồn lợi ích phục vụ con người cả về mặt sức khỏe và kinh tế.

Kính là một vật dụng hữu ích và đa năng đối với đời sống của con người. Chúng ta ngày càng phải phát triển, cải tạo công cụ phục vụ tốt nhất cho đôi mắt – cửa sổ tâm hồn.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 8

Cuộc sống ngày càng hiện đại đã cho ra đời nhiều phát minh quan trọng. Trong đó, chiếc kính đeo mắt có vai trò to lớn trong cuộc sống.

Kính đeo mắt là một loại vật dụng gồm các thấu kính thủy tinh hoặc nhựa cứng đặt trong khung để đeo trước mắt, thường với một mối nối qua mũi và hai thanh tựa vào hai tai. Trong đời sống, kính mắt thường được dùng chữa các tật khúc xạ của mắt như cận thị và viễn thị.

Hình dạng ban đầu là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở I-Rắc. những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý. Năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính mắc vào mắt một cách chắc chắn, là hình ảnh của chiếc kính ngày nay.

Mỗi chiếc kính đều có hai bộ phận chính là gọng kính và tròng kính. Gọng kính gồm phần trước để đỡ mắt kính, hình dáng giống mắt kính và phần sau để gá vào tai khi đeo kính giữ cho kính không bị rơi, trượt xuống. . Gọng làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo).

Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gài kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Phần cuối được uốn cong để đặt lên vành tai. Giữa hai phần khung mắt được nối với nhau bằng một khớp động để mở gấp.

Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì tròng kính chủ yếu làm bằng chất liệu thủy tinh, nó có ưu điểm là ít trầy xước, giữ được độ trong suốt lâu, nhưng kính thường nặng, nhất là những kính có độ cao, dễ vỡ và không an toàn cho người sử dụng. Ngày nay các loại kính bằng chất liệu thủy tinh ít được sử dụng nữa mà người ta thay thế bằng nhiều loại vật liệu tổng hợp ưu việt hơn.

Tròng kính plastic có ưu điểm nhẹ hơn, khó vỡ khi va đập, có thể nhuộm màu dễ dàng, nhưng dễ trầy xước do mềm hơn thủy tinh và để lâu thường bị lão hóa, ngả vàng. Tròng kính polycarbonate có nhiều đặc tính vượt trội hơn tròng thủy tinh và plastic, chất liệu này cứng hơn các loại kính khác nên có tính chống va đập cao, tròng mỏng, khó vỡ, chống tia UV tốt nên rất an toàn.

Loại mắt kính này nhẹ và dùng rất phù hợp cho loại gọng kính bắt ốc, kính thời trang, thể thao mà không cần có khung viền đỡ xung quanh. Tròng kính trivex có tính năng như mắt kính polycarbonate (trong suốt, mỏng, nhẹ, khó vỡ và chống tia cực tím) nhưng còn thêm ưu điểm nữa là có độ dẻo (dễ uốn nắn) và khả năng định hình cao (phục hồi trạng thái khi bị biến dạng). Tròng trivex là tiêu biểu cho sự đột phá về công nghệ tròng kính, đây là loại tròng đắt tiền, hiện vẫn chưa có trên thị trường Việt Nam.

Tròng kính đề được phủ các lớp bảo vệ. Lớp màu là lớp áo ngoài làm giảm lượng ánh sáng vào mắt, nhằm mục đích thẩm mỹ và thời trang, cải tiến với nhiều gam màu… Lớp chống tia cực tím có nguồn gốc chủ yếu từ ánh sáng mặt trời (gốc UVC, UVB, UVA – nguy hiểm nhất)… Lớp chống tia điện từ hay còn gọi là lớp mạ tĩnh điện là lớp mạ nhằm giảm sức hút tĩnh điện của tròng kính…

Lớp chống trầy / lớp tráng cứng làm tăng độ cứng của tròng và tăng khả năng chống trầy xước bề mặt. Lớp chống trầy ứng dụng cho các các loại tròng plastic dễ trầy… Lớp chống phản quang / chống chói hình thành do được phủ nhiều lớp bảo vệ làm tăng ánh sáng thẳng vào mắt. Lớp chống bám nước / lớp váng dầu làm cho những lớp hơi sương hay nước bám trên tròng kính, gây mờ, khó quan sát, sẽ tụt đi dễ dàng…

Có rất nhiều loại kính mắt: kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang… Trong đó thì kính thuốc chỉ định cho những người bị mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Đơn kính phải do thầy thuốc nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện. Kính an toàn để hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bức xạ. Kính râm giúp người đeo nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ dùng để che đôi mắt. Kính trượt tuyết, kính bơi để ngăn gió, ngăn nước. Kính thời trang để tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Bên cạnh đó còn có kính để xem phim 3D và 4D.

Kính đeo mắt là một vật dụng quan trọng trong đời sống hiện đại nên khi sử dụng ta cần có những chỉ dẫn rõ ràng và đựng trong túi (hộp), lau chùi thường xuyên.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 9

Kính đeo mặt một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Kính mắt là một vật dụng đã được sản xuất cách đây mấy trăm năm, nhưng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Dù là một vật dụng quen thuộc như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc ra đời cũng như cấu tạo của chúng.

Chiếc kình mắt đầu tiên được ghi nhận là ở Ý vào năm 1260 và cuối thế kỉ XII kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và Châu Âu. Có thể coi ông Rodger Becon là người đầu tiên sáng tạo ra kính mắt. Cao tuổi và khi phải nhìn những chữ nhỏ ông không thể nhìn thấy rõ, bởi vậy ông đã dùng kính núp để nhìn mọi vật rõ ràng hơn. Như vậy, chiếc kính mắt đầu tiên được ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1266 đến 1352.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +14 Bài Văn Phân Tích Hình Tượng Người Lái Đò Sông Đà Ngắn Gọn

Đồng thời với sự xuất hiện của những cuốn sách in cũng trở thành động lực nó lớn thúc đẩy việc nghiên cứu và sản xuất kính. Lúc bấy giờ kính mắt mới chỉ được sản xuất chủ yếu ở Ý và Đức, sang đến thế kỉ XIII mới được sử dụng rộng rãi ra toàn châu Âu. Chiếc kính cùng lịch sử phát triển của nhân loại, không ngừng cải tiến và nâng cấp để có ngoại hình giống như ngày nay.

Các loại kính mắt thông thường, không kể kính áp tròng sẽ gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng những chất liệu khác nhau, nhựa hoặc kim lại chống gỉ. Gọng kính chính là giá đỡ, nâng đỡ toàn bộ phần tròng kính. Gọng kính được nối với nhau bằng khớp sắt nhỏ, có những chiếc đinh vít bé chỉ độ 1mm nối chúng lại với nhau.

Phần gọng dài phía sau được bẻ hơi cong để cài vào tai cho thêm phần chắc chắn. Giữa hai phần khung mắt sẽ có một miếng đệm cao su nhỏ để gác lên sống mũi không bị đau và không bị rơi xuống. Phần cao su này thường được làm bằng cao su trắng. Đối với những chiếc kính làm bằng nhựa, thì phần cao cu này sẽ được thay thế bằng một miếng nhựa nguyên khối, liền với hai tròng kính.

Mắt kính trước đây thường được làm bằng thủy tinh, nhưng nay được thay thế bằng chất dẻo cứng, trong. Mắt kính là bằng chất dẻo có thể tránh được nhiều nguy hiểm khi không may kính vỡ sẽ không bị các mảnh thủy tinh bắn vào mắt. Thứ hai loại chất dẻo này cũng xác định được chính xác cao hơn tật khúc xạ và cuối cùng chúng nhẹ hơn thủy tinh, giúp làm được các mắt kính siêu mỏng.

Mắt kính sẽ được nối với gọng bằng một sợi dây cước trắng và được xiết chặt lại, giúp chúng không thể rơi. Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng, mắt kính còn có thêm các đặc tính khác như chống UV, chống nước, chống lóa, chống xước,… đem đến sự tiện lợi tối ưu cho người sử dụng.

Kính mắt được chia làm nhiều loại khác nhau, chủ yếu dựa trên công dụng của chúng. Như kính thuốc dùng có người có những bệnh về tật khúc xạ như viễn, cận, loạn,… Kính râm dùng để chống nắng, đỡ chói, chống tia có hại đến mắt, kính thời trang để làm đẹp,…

Khi dùng các loại kính chúng ta phải dùng cẩn thận, giữ gìn mới có thể bền được. Đối với tất cả các loại kính khi muốn tháo lấy cả hai tay cầm vào gọng kính để tháo, tránh tháo một tay khiến gọng kính bị hỏng, gãy. Cần có hộp chuyên dụng đựng để bảo vệ mắt kính. Ngoài ra cũng cần có khăn lau kính riêng, tránh lấy giấy, áo lau sẽ làm xước mặt kính. Ông cha ta vẫn có câu của bền tại người, chúng ta cần biết cách sử dụng và bảo quản thì đồ dùng mới bền được.

Bên cạnh những ưu điểm như để chữa bệnh, làm đẹp, kính mắt cũng tồn tại một số hạn chế như đối với một số môn thể thao mạo hiểm không thể dùng chúng. Mắt kính dễ bị dính hơi nước do hơi nước nóng hay thời tiết thay đổi. Bề mặt mắt kính dễ trầy xước, gây tốn kém khi phải thay liên tục.

Kính mắt trở thành vật dụng thiết thân, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy cần sử dụng người bạn hữu ích này đúng cách, hợp lí để phát huy tối đa tác dụng của chúng đối với nhu cầu của bản thân. Hơn nữa, kính không nên dùng loại bình thường mà nên dùng loại tốt để đôi mắt của bạn luôn được bảo vệ một cách tuyệt đối nhất.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 10

Đôi mắt là nơi trú ngụ và biểu hiện đầy đủ mọi cung bật cảm xúc của con người, thượng đế đã ban tặng cho mỗi người đôi mắt chính là món quà vô giá. Và người bạn luôn bên cạnh, đồng hành bảo vệ và đem lại vẻ đẹp, phong cách thời thượng cho con đôi mắt cũng như người sử dụng chính là chiếc kính đeo mắt.

Kính đeo mắt là hình ảnh khá quen thuộc với mọi người từ trẻ em cho đến người lớn. Hiện nay trên thị trường có vô vàn, muôn hình muôn vẻ loại kính mắt, kiểu dáng, công dụng khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi người sử dụng. Khi bàn về những mặt xoay quanh chiếc kính mắt thì chúng ta cần biết người đã có công mang nó đến với con người là ai, đầu tiên là một người Tây Ban Nha đã sáng tạo chiếc dây ruy băng buộc mắt kính vào hai tai để tránh không bị rơi nhưng cũng chỉ là tạm bợ. Cho tới năm 1730 thì chuyên gia quan học người Luân Đôn đã sáng chế ra hai càng kính có thể đỡ một cách chắc chắn. Theo sau đó là rất nhiều những sáng tạo các loại kính nữa được ra đời, như kính áp tròng từ danh họa Leonardo da Vanci.

Chiếc kính đeo mắt hiện nay sẽ có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhưng cấu tạo chung nhất của chiếc kính có thể phân ra ba chi tiết, gồm có khung kính, tròng kính và gọng kính. Mỗi bộ phận đều mang một tính năng, tầm quan trọng rieeng, khi thiếu đi một trong số chúng thì chiếc kính sẽ không thể đáp ứng chức năng cho người dùng.

Đối với gọng kính gồm có nhiều loại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, gọng có chất liệu bằng kim loại cụ thể là sắt thì mang lại cảm giác chắc chắn, cố định khi di chuyển, còn gọng dẻo thì được làm từ nhựa mang lại sự uyển chuyển, thanh mảnh nhưng sẽ không thể chịu được lực tác động lớn, và cuối cùng là gọng bằng ti tan, một loại gọng khá đắt tiền nên chất lượng của nó bền nỉ, bẻ cong dễ dàng mà không sợ gãy. Mỗi một chất liệu thì gọng kính sẽ có những mặt ưu và nhược riêng, tùy theo sở thích và sự phù hợp mà người dùng có thể chọn cho mình được chiếc gọng tốt nhất cho mình. Một chi tiết không thể thiếu để làm nên chiếc kính chính là tròng kính, nó thường được làm bằng nhựa, một số ít là thủy tinh.

Kính mắt nói chung là loại kính dùng để đeo bảo vệ cho đôi mắt của con người, tuy nhiên tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà kính được phân chia làm nhiều loại nó. Có thể là kính cận, kính lão, kính viễn cho những người có bệnh về mắt, tròng mắt sẽ được đo phù hợp với thị lực của người dùng. Thứ hai là kính râm với công dụng bảo vệ mắt trước những ảnh hưởng của gió, bụi khi di chuyển giao thông. Và không thể thiếu chiếc kính thời trang, đây là một phụ kiện tạo nên sự sang trọng, điểm nhấn riêng, nét phong cách riêng và tuyệt vời khi nó kết hợp ưng ý với trang phục.

Tuổi tác, giới tính sẽ chẳng là rào cản để có thể lựa chọn một chiếc kính phù hợp cho mình mà nó luôn tiện lợi, cần thiết cho mọi thời đại, mọi người sử dụng. Nó từ lâu đã trở thành một phụ kiện quen thuộc trong đời sống của con người, có thể nói nó là người bạn dễ tính, hữu dụng với tất cả khi bạn biết chọn và sử dụng chiếc kính dành cho mình.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 11

Những thứ tốt đẹp trong cuộc đời này con người có thể cảm nhận được là thông qua lắng kính của đôi mắt, nơi đây có thể biểu lộ những xúc cảm, những điều sâu kín, tâm tư, suy nghĩ mà đôi khi người ta chỉ nhìn vào ánh mắt là có thể cảm nhận được. Vậy, để đôi mắt của bạn luôn tốt, luôn khỏe trước mọi tác nhân thì đừng quên người bạn luôn kề cận đó là chiếc kính đeo mắt.

Để có chiếc kính hoàn thiện, đầy đủ sắc màu, đa dạng về kiểu dáng như hôm nay thì đã trải qua rất nhiều loại kính, nó đi từ thô sơ và dần hoàn thiện theo từng giai đoạn thời gian. Cha đẻ của chiếc kính đầu tiên là do một người Ý sáng tạo năm 1920, sau đó một chuyên gia quang học Luân Đôn đã thiết kế lại một chiếc kính đầy đủ, chắc chắn hơn khi gắn thêm hai gọng kính vào năm 1930. Đến nay thì kính đeo mắt đã trở nên hiện đại, đổi mới theo xu thế thời trang của thị hiếu đem lại nhiều sự chọn lựa phù hợp với mức thu nhập ở từng người sử dụng. Kính có cấu tạo gồm gọng kính và tròng kính. Với gọng kính thường được gia công từ chất liệu nhựa hoặc sắt với nhiều màu sắc, kích cỡ to nhỏ. Ở tròng kính hầu như làm từ nhựa, độ dày mỏng tùy vào tính chất sử dụng của kính.

Kính đeo mắt là một phụ kiện không thể thiếu với con người, với nhiều kiểu dáng khác nhau kính sẽ đem đến những hữu ích mà người sử dụng có thể lựa chọn tùy vào từng mục đích cụ thể. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với loại kính thuốc nói chung bao gồm kính cận, kính loạn, kính viễn thì tròng kính sẽ được đo theo thị lực, nhờ đó có thể khắc phục phần nào những trắc trở để người sử dụng kính quan sát dễ dàng, thuận tiện mọi thứ hơn.

Thứ hai là kính đặc thù cho những hoạt động thể thao như trượt tuyết, bơi lội, đua xe,… lúc này chúng sẽ giúp người mang tránh được những ảnh hưởng của bụi bẩn, gió, tuyết mà hoạt động an toàn, tốt hơn. Ngoài ra không thể thiếu đi loại kính thẩm mỹ, nó được sử dụng như là một phụ kiện, kết hợp cùng trang phục sẽ mang đến đặc trưng phong cách riêng, cá tính, sang trọng cho người đeo chúng. Do đó mà việc lựa chọn kính cần phải được cân nhắc tùy theo nhu cầu sử dụng để bạn có thể sở hữu một chiếc kính mắt ưng ý, phù hợp với mình nhất.

Trong thời gian sử dụng kính đeo mắt cần phải biết bảo quản, vệ sinh thường xuyên để mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là người dùng nên sử dụng loại nước chuyên rửa kính đeo mắt, vệ sinh bằng một chiếc khăn mềm, mỏng và khi không đeo nên để nó vào vị trí an toàn, tránh để trầy xước, vỡ mắt kính. Đối với những loại kính thuốc thì nên thay mới tròng kính 6 tháng một lần hoặc khi cảm thấy không còn rõ nên đến thay mới để tốt nhất cho mắt.

Như vậy, hoạt động công việc cũng như học tập, di chuyển, vui chơi đều luôn cần đến chiếc kính đeo mắt, nó là một phụ kiện nhỏ gọn nhưng đóng vai trò vô cùng hiệu quả. Mỗi người nên yêu thương đôi mắt của mình bằng cách lựa chọn chiếc kính đeo mắt phù hợp với kiểu dáng khuôn mặt cũng như mục đích sử dụng cho mình.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 12

Cùng với sự phát triển của mình, loài người với trí thông minh vượt trội so với các loài khác đã không ngừng phát minh ra những vật dụng mới để phục vụ cuộc sống của mình tốt hơn. Một trong những phát minh kì diệu của con người, vừa để bảo vệ đôi mắt, vừa là phụ kiện thời trang không thể thiếu chính là kính mắt.

Những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên tại Ý vào năm 1260. Lần đầu xuất hiện, những chiếc kính mắt chỉ đơn giản là một thấu kính bằng thạch anh, nhưng con người đã cải tiến, sáng tạo. Hiện tại, ta cí thể biết được rằng đôi kính mắt được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Như vậy, kính mắt đã xuất hiện từ rất sớm để phục vụ cuộc sống con người. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành in vào thế kỉ XIV là một trong những động lực của việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất kính. Vào thế kỉ XV, những cặp kính được sản xuất chủ yếu ở miền Bắc nước Ý và miền Nam nước Đức. Ban đầu, kính chỉ được sử dụng bởi những người có địa vị trong xã hội, như một cách để khẳng định vị thế và lối sống của mình, chứ không phải nhằm mục đích tăng thị lực. Nhưng trải qua thời gian, những chiếc kính mắt ngày càng thay đổi, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống của con người.

Chiếc kính mắt được cấu tạo bởi hai phần chính là gọng kính và tròng kính (hay còn được gọi là mắt kính). Từ trước đến nay, gọng kính vẫn được làm bằng kim loại chống gỉ nhưng hạn chế của nó là trọng lượng lớn, gây cảm giác nặng nề cho người đeo. Sau khi polime xuất hiện, gọng kính dần được thay bằng chất dẻo ấy hoặc người làm kính sẽ thiết kế gọng kính mỏng, nhẹ, thời trang hơn. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính gồm hai bộ phận nhỏ là khung mắt và phần gọng. Hai bộ phận này được nối với nhau bằng một khớp sắt nhỏ để người sử dụng có thể gập kính lại và cất giữ một cách dễ dàng. Phần gọng dài giúp gài kính vào vành tai. Phần khung mắt có thêm một miếng đệm cao su để giữ kính cố định trên sống mũi, không bị trượt xuống và cũng để kim loại không làm xước da người dùng.

Tròng kính được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào sở thích, nhu cầu của người sử dụng. Tròng kính có thể được làm bằng thủy tinh hoặc mi ca. Ngày nay, người ta thường sử dụng tròng kính làm bằng mi ca thay vì bằng thủy tinh như trước. Bởi lẽ, mi ca có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn (cho các tật khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Tròng kính mi ca cũng nhẹ hơn tròng bằng thủy tinh có thể làm cho tròng kính mỏng hơn tùy kĩ thuật và tay nghề của người làm. Hiện nay, có những kính được thêm những đặc tính khác như chống trầy xước và chống tia UV. Những loại kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có ánh xanh, tốt hơn so với cá loại kính thủy tinh hay chỉ có mi ca không.

Kính mắt được chia thành nhiều loại, tùy theo mục đích sử dụng của mỗi người. Nhìn chung, kính mắt được chia thành kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính thời trang,…Ngoài ra còn có một loại kính không cần gọng là kính áp tròng. Đây là một loại kính đặc biệt với tròng mắt vừa khít với mắt thật và có thể có nhiều màu sắc khác nhau, cũng có thể khiến cho mắt người dùng trở nên giãn to hơn bình thường.

Kính thuốc là loại kính được chỉ định cho những người mắc các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Những loại kính này cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ khoa mắt sau khi đã tiến hành kiểm tra, khám mắt một cách toàn diện. Kính râm là loại kính màu đen, giúp mắt người nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ mắt khỏi tia UV từ mặt trời hoặc chỉ đơn giản là bảo vệ đôi mắt. Trong lao động, người ta hay sử dụng kính an toàn. Kính an toàn là loại kính dùng để hạn chế những dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt ánh sáng hay bức xạ. Bên cạnh những loại kính vừa kể trên, còn có những loại kính khác là kính xem ảnh 3D, 4D, kính thời trang, thẩm mĩ,…

Kính mắt là một vật dụng cần thiết trong cuộc sống con người, song không phải nó không có những hạn chế, gây bất tiện cho người sử dụng. Kính mắt dễ bị dính hơi nước do nước nóng, thức ăn nóng, bơi, mưa hay khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột. Kính mắt cũng không phù hợp với một số môn thể thao, đặc biệt là thể thao mạnh. Vì dù đã được thiết kế để cố định trên mắt song khả năng cố định của mắt kính không đủ khi vận động mạnh. Thêm nữa, các loại kính thủy tinh rất dễ vỡ và khó bảo quản. Mặc dù hiện tại, hầu hết các loại mắt kính đã được sản xuất với tính năng chống xước song khi bị trầy xước thì kính rất khó để khôi phục. Nếu có khôi phục thì mất rất nhiều thời gian và cần phải có sự can thiệp của chuyên gia.

Trong quá trình sử dụng, muốn kính được bền và có hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần có cách bảo quản kính phù hợp. Kính nên được đặt trong hộp kính, có bao lại bằng khăn để tránh bụi bám vào mắt kính, gọng kính. Khi đeo kính, ta cần dùng hai tay để tác động lên kính một lực cân bằng, tránh cho kính bị gãy. Kính sử dụng lâu ngày, mắt kính sẽ bị bẩn nên cần phải được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng, có bán tại bệnh viện mắt hoặc các cửa hàng bán kính mắt. Đối với loại kính sử dụng trực tiếp trong mắt, ta cần phải kiểm tra kĩ mắt kính trước khi sử dụng. Đặc biệt, sau khi dùng xong, cần phải ngâm kính áp tròng trong dung dịch và đậy kín lại, tránh tình trạng kính áp tròng bị bám bụi, bẩn gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước.

Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà kính mắt trở thành một vật dụng quen thuộc của con người để bảo vệ cánh cửa quý giá ấy.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 13

Sự sáng tạo của con người dường như vô tận, không chỉ sáng tạo ra những đồ dùng phục vụ con người có bạn mà còn cả làm đẹp, mắt kính là một trong những dụng cụ làm đẹp, bảo vệ mắt.

Chiếc kính đầu tiên  ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau.

Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến.

Chiếc kính đã có nhiều chủng loại dựa theo chức năng như kính râm, kính thuốc, kính thời trang… Ví dụ kính thuốc dùng cho người mắc các tật về mắt: cận, viễn, loạn. Kính râm chủ yếu dùng để làm đẹp. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng có tính thời trang cao nhất.

Mỗi lọai kính đều có cách bảo quản riêng, khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay thật nhẹ nhàng khi sử dụng. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính. Mắt kính làm bằng các chất liệu dễ vỡ và trầy xước nên chú ý để tránh làm trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Top +14 Bài Văn Phân Tích 10 Câu Cuối Bài Vội Vàng Ngắn Gọn Nhất

Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển tỉ lệ người mắc tật về mắt cao do đó nhu cầu sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Chiếc kính mắt đem lại cho con người rất nhiều những lợi ích khác nhau và là phát minh ứng dụng cao trong lịch sử.

Chiếc mắt kính ngày nay trở thành vật dụng không chỉ như cầu cơ bản là bảo vệ mắt mà đã trở thành một trong những đồ dùng làm đẹp, thời trang sành điệu, một trong những phát minh quan trọng của con người.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 14

Đôi mắt là một bộ phận nhỏ bé, mềm yếu nhất trong các bộ phận trên cơ thể con người, mắt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại lực khiến ta bị tăng độ, hoặc trường hợp xấu nhất dẫn đến mù mắt. Để trân trọng, bảo vệ đôi mắt hoặc đơn giản làm điểm nhấn độc đáo cho mắt, kính đeo mắt được ra đời với những vai trò thiết yếu, giá trị to lớn, sâu sắc.

Kính đeo mắt hiện nay không phải là sự sáng tạo của một người mà là của nhiều nhà khoa học, nhiều thế hệ về trước. Kính đeo mắt xuất hiện đầu tiên dưới dạng một thấu kính bằng thạch anh tại Iraq không rõ thời điểm nhưng đến năm 1260 kính đeo mắt lần đầu tiên được công nhận tại Italia. Những năm sau đó, kính đeo mắt phổ biến dần sang các nước trong châu Âu và nước Trung Quốc tại châu Á. Từ cấu tạo một thấu kính phát triển thành kính mắt có hai thấu kính vào khoảng 1266 – 1352. Nhưng việc đeo chúng lên mắt gặp nhiều bất tiện, không chắc chắn vì thế hai gọng kính được phát minh bởi chuyên gia quang học tại Luân Đôn vào năm 1730. Phần tiêu điểm kính là thành quả tạo ra của Benjamin Franklin năm 1748. Đến năm 1887, kính áp tròng là dạng kính phát triển hơn so với kính gọng, được phát minh do thợ thủy tinh người Đức Muller, hình dạng của kính được danh họa Leonardo da Vinci phác thảo lại.

Từ việc đeo kính chỉ để thể hiện địa vị trong xã hội, kính đeo mắt ngày nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, phục vụ trong từng loại hoạt động của con người. Dựa vào cấu tạo kính ta có thể chia làm hai loại gồm kính có gọng và kính áp trọng. Kính có gọng là loại kính phổ biến nhất, có cấu tạo hai gọng kính liền chắc với khung để kính mắt. Kính áp trong phát triển cao hơn kính gọng khi không có bộ phận cố định khi đeo, để trực tiếp lên mắt. Mặt khác, khi dựa vào vai trò của kính đeo mắt thì lại được chia ra rất nhiều loại, gồm kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính hàn, kính thời trang, kính an toàn, kính 3D,…..

Với loại kính có gọng, cấu tạo có hai phần: gọng kính và mắt kính. Gọng kính thường được làm từ chất liệu kim loại chống dỉ, nhựa cứng chắc chắn, có khung chứa mắt kính và hai càng được gắn liền với khung bởi ốc vít, phía cuối hai càng được uốn cong nhẹ phù hợp với độ cong của tai giúp kính được cố định, không bị rơi ra trong quá trình sử dụng.

Phần giữa hai khung chứa mắt kính là chiếc khớp nối hình vòm cung kích thước nhỏ để gác lên mũi dễ dàng, không gây khó chịu. Với loại kính áp tròng, kính được làm từ chất liệu dẻo thích ứng với mắt, kính áp tròng chất lượng càng tốt thì càng an toàn với mắt bởi đeo kính áp tròng thời gian dài khiến mắt bị bí, phần kính ngăn cách không khí tới mắt có thể ảnh hưởng xấu tới mắt. Một số kính được tráng thêm một lớp bảo vệ mắt có tác dụng chống ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và tia UV từ mặt trời.

Có thể nói, kính đeo mắt mang lại nhiều giá trị to lớn cho người sử dụng và cho xã hội. Kính đeo mắt giúp bảo vệ mắt, tham gia nhiều hoạt động làm việc và giải trí của con người như kính thuốc trị các tật về mắt, kính râm hạn chế ánh sáng chói, mở rộng tầm nhìn; kính 3D dùng khi xem phim cho trải nghiệm thật hơn, kính hàn cho người thợ hàn bảo vệ mắt và tập trung vào công việc hiệu quả,…….Về giá trị tinh thần, với những bạn có tật về mắt thì kính đeo mắt là đồ vật không thể thiếu hàng ngày, là đôi mắt thứ hai chứng kiến bao chuyện buồn, vui, là người bạn thân thiết, tri kỷ của bạn.

Nếu như trước kia, khi kính đeo mắt chưa phát triển, người có tật về mắt gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Kính đeo mắt xuất hiện như một sự cứu cánh, bảo vệ và giữ gìn mắt thay con người. Kính đeo mắt chắc chắn còn tiếp tục chiếm vai trò không nhỏ trong tương lai, các thế hệ kế tiếp.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 15

“Ai cũng muốn làm gì đó lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. Một việc làm nhỏ, một vật dụng tí hon,…dù nhỏ bé nhưng sẽ là một bước ngoặt để thay đổi cuộc đời của một con người.

Và chiếc mắt kính-một thứ vô cùng nhỏ bé nhưng lại đem đến cho con người nhiều tiện ích và là món quà kịp thời dành tặng cho những ai có vấn đề về mắt. Trong đời sống, ta thường nghe một câu nói: ” đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Một đôi mắt đẹp sẽ mang đến cho ta một cái nhìn mới, thiện cảm hơn và phần nào thể hiện rõ suy nghĩ và tính cách của con người. Đôi khi chỉ cần một ánh mắt, con người sẽ tìm thấy được nữa thanh xuân của mình.  Nhưng nếu “đôi mắt của tâm hồn” ấy không còn đẹp nữa, đã bị “hỏng” rồi thì liệu con người có còn gọi đó là “đôi mắt trái tim”.

Nếu bạn đang gặp vấn đề, một chiếc mắt kính nho nhỏ xinh xinh sẽ là người giúp đỡ bạn. Xuất hiện trong đời sống hằng ngày, chiếc mắt kính đã trở nên vô cùng thân thuộc với con người bởi những công dụng mà nó đem lại cho cuộc sống. Có thể nói, một chiếc mắt kính là một người bạn của tâm hồn. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong đời sống nhưng con người cho tới ngày hôm nay phần lớn đều không hiểu và biết rõ nguồn gốc xuất xứ và quá trình hình thành của chiếc mắt kính.

Theo những sử sách ghi lại, vào năm 1266 có một người Italia tên là Rodger Becon đã biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các dòng chữ trên trang sách. Đến năm 1352, người ta lại thấy được trong một bức tranh vẽ vị hồng y giáo chủ có đeo một chiếc mắt kính với hai cái mắt kính được buộc vào một cái gọng kìm chặt trên mũi. Từ đó người ta cho rằng kính mắt được hình thành trong những năm từ 1266-1352. Những chiếc mắt kính thời đó thường là loại kính đơn, chỉ dành cho các gia đình quý tộc và không được sử dụng với nhu cầu làm tăng thị lực cho mắt. Mãi đến thế kỷ XIII, mắt kính mới được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu.

Thiết kế của chiếc mắt kính này chỉ gồm có 2 mắt kính nối với nhau, hai bên có hai dây đeo vào lỗ tai. Nhưng đến năm 1730, một vị chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã thêm vào chiếc mắt kính thời đó cái gọng kính và trở thành một chiếc mắt kính hoàn chỉnh như ngày hôm nay mà con người vẫn thường hay sử dụng. Nếu kính của ngày xưa chỉ dành cho các gia đình quý tộc, giàu sang thì mắt kính của ngày hôm nay lại dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu sang hay nghèo nàn, nhằm mục đích để tăng khả năng nhìn thấy cho đôi mắt là chủ yếu.

Theo thị trường thương mại ngày nay, mắt kính được phân chia thành rất nhiều loại với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú như kính cận, kính viễn, kính mát, kính áp tròng,…Tuy đa dạng về nhiều loại kính nhưng hầu như tất cả các loại kính ngày nay đều có chung một cấu tạo nhất định. Thông thường một chiếc mắt kính thường có hai thành phần: gọng kính và mắt kính.

Gọng kính được xem là phần nâng đỡ và cố định mắt kính và chiếm đến 80% vẻ đẹp của chiếc mắt kính.Gọng kính được chia làm hai phần.  Phần sau của gọng kính dùng để gá kính vào sau tai khi đeo. Phần trước của gọng kính như là một cái khung để nâng đỡ và giữ kính trước mũi. Giữa phần gọng trước và sau của gọng kính có một khớp được nối bằng sắt nhỏ. Gọng kính được làm bằng những chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là gọng kính được làm bằng nhựa bền.

Đặc biệt hơn nữa là gọng kính ngày nay không còn đơn giản như xưa mà đã được sản xuất với nhiều màu sắc sặc sỡ. Với một chiếc gọng kính, bạn sẽ tìm được cho mình một khuôn mặt “mới” như đối với những ai sử dụng làn da bánh mật và khuôn mặt tròn thì có thể sử dụng gọng kính đạm nét vuông để làm dài thêm cho khuôn mặt, còn những ai có một làn da trắng với khuôn mặt trái xoan thì sở hữu gọng kính nào cũng phù hợp. Cấu tạo thứ hai của kính mắt là mắt kính ( tròng kính ).

Tròng kính khác với gọng kính, nó có một đặc điểm không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn một tiêu chuẩn Quốc tế riêng. Tròng kính thường được làm bằng nhựa chống trầy hoặc thủy tinh. Đặc điểm của chất liệu nhựa hoặc thủy tinh này phải tuân theo quy tắc chống lại các tia UV và tia cực tím ( hai loại tia từ ánh sáng mặt trời, gây hại cho mắt).

Cũng như gọng kính, tròng kính cũng được sản xuất với nhiều loại hình khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,…và được mài dũa thích hợp để cho vừa vặn với gọng kính. Theo xu hướng của giới trẻ, loại kính hình tròn là mẫu được ưa chuộng nhất hiện nay bởi khi đeo lên thường rất phù hợp với kiểu cách, mốt ngày nay theo phong cách Hàn Quốc.

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà tròng kính được cấu tạo theo kiểu lõm ( dành cho người bị cận thị ) và kiểu lòi (dành cho người bị viễn thị ). Ngoài ra, để lựa chọn một cặp kính ưng ý và phù hợp, người sử dụng nên làm theo chỉ dẫn chủa bác sĩ chuyên môn như cận bao nhiêu độ để lựa chọn một chiếc kính cho phù hợp. Đặc biệt, khi sử dụng kính, người dùng nên nhẹ nhàng dùng cả hai tay để đeo. Khi tạm dừng đeo kính thì nên lau chùi kính bằng khăn khô sạch ( hoặc nước chuyên rửa kính ) và cất vào hợp đựng kính, tránh tình trạng để kính va động mạnh.

Ngoài việc sử dụng kính để tăng khả năng thị lực, con người còn sử dụng kính để làm đẹp, để đi du lịch,…Đối với những người có công việc bận rộn, việc đeo một chiếc mắt kính được coi như vật cản trở trong lúc làm việc nên người ta đã sử dụng loại kính áp tròng ( một loại kính nhỏ, hình tròn, lớn hơn lòng đen mắt một chút, nhiều màu sắc ) để thuận lợi cho quá trình làm việc hay chơi các môn thể thao.

Nhưng loại kính áp tròng này không thích hợp để được sử dụng nhiều và trước khi dùng nên làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh làm hại tới mắt. Đối với những ai không có vấn đề về mắt nhưng muốn sử dụng cho mình một chiếc mắt kính thời trang khi đi ra ngoài đường ( để tránh các tia độc hại của mặt trời ) thì kính mát là một sự lựa chọn tuyệt vời. Kính mát thường có nhiều màu sắc nhưng đa số con người đều sử dụng loại kính mát có màu nâu hoặc đen. Giá thành trung bình của một chiếc mắt kính giao động từ 200 -500 nghìn đồng. Đối với những chiếc mắt kính được sản xuất theo kiểu sang chảnh thì giá thành cao đến hơn mấy trăm triệu đồng, chỉ thích hợp với những doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng và giàu có.

St Jerome đã từng nói “khuôn mặt là tấm gương phản ánh tâm hồn và đôi mắt là nơi thú nhận mọi bí mật của trái tim”. Hãy để cho một chiếc mắt kính góp phần làm đẹp thêm cho đôi mắt của bạn.

Thuyết minh về kính đeo mắt- Mẫu 16

Audrey Hepburn đã từng có câu nói “vẻ đẹp rạng ngời của một người phụ nữ phải được nhìn thấy từ đôi mắt của cô ấy, bởi đôi mắt chính là cửa chính dẫn tới tâm hồn người phụ nữ và là nơi mà tình yêu cư trú”.

Một đôi mắt đẹp sẽ cho bạn nhìn thấy được cả thế giới và cả tính cách, suy nghĩ của một ai đó. Trong hành trình khám phá đó, bất kỳ ai cũng sẽ phải “cung cấp” cho mình một đôi mắt thật đẹp. Một chiếc mắt kính sẽ là người đồng hành cùng bạn trong hành trình đó.

Mắt kính đã không còn quá xa lạ với con người từ mấy trăm năm nay. Ở trên khắp mọi nơi, dù trong nước hay ngoài nước, ta đều thấy sự hiện diện của nó. Ngay từ khi được sử dụng phổ biến trong đời sống, con người đã phần nào khắc phục được một phần điểm yếu của đôi mắt. Nếu đôi mắt của bạn nhìn thấy không rõ ràng, mờ ảo thì chiếc mắt kính sẽ là người giúp bạn.

Nói về nguồn gốc, xuất xứ của chiếc mắt kính này thì sẽ có rất nhiều người đã từng sử dụng qua không hiểu và biết rõ về chúng. Trong bài viết, tôi sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ về nguồn gốc cũng như cấu tạo và công dụng của chiếc mắt kính mà mọi người vẫn thường sử dụng. Chiếc mắt kính ra đời vào khoảng những năm 1266-1352. Theo thông tin ngày nay, vào năm 1266 có một vị người Italia tên là Rodger Becon đã biết dùng kính lúp để quan sát rõ hơn các dòng chữ trong trang sách. Đến năm 1352, người ta thấy trong một bức tranh có vẽ chân dung của một vị hồng y giáo chủ có đeo một chiếc kính mắt với hai cái mắt kính buộc vào một cái gọng nên từ đó người ta chỉ biết mắt kính xuất hiện trong khoảng thời gian đó.

Vào năm 1730, một chuyên gia quang học người Luân Đôn đã thành công trong việc gắn thêm vào bộ phận của một chiếc mắt kính một cái gọng kính để mắt kính ( tròng kính ) được giữ trước mũi một cách chắc chắn hơn. Từ đó chiếc mắt kính được ra đời với cấu tạo hoàn chỉnh mà ngày nay con người vẫn thường sử dụng. Thông thường, một chiếc mắt kính có cấu tạo được chia là hai phần là mắt kính và gọng kính. Mắt kính hay còn được gọi là tròng kính, một thành phần vô cùng quan trọng đối với một chiếc mắt kính.

Chất liệu của tròng kính được làm bằng thủy tinh hoặc được làm bằng nhựa. Tuy nhiên, dù làm theo chất liệu nào thì cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn sử dụng tròng kính được làm bằng thủy tinh tuy trong suốt nhưng dễ bị vỡ khi va chạm. Còn đối với loại tròng kính được làm bằng nhựa tuy nhẹ những dễ bị xước.

Vì vậy, để có một chiếc kính mắt phù hợp, người dùng nên cân nhắc ở phần này. Ngày nay, tròng kính được làm với nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…Tròng kính hình tròn luôn được mọi người, đặc biệt đối với giới trẻ luôn ưa chuộng bởi phong cách thời trang và dễ thương của nó. Một tròng kính tốt phải luôn đảm bảo bảo vệ mắt của người dùng khỏi những tia độc hại của mặt trời như tia UV, tia cực tím. Bộ phận thứ hai của mắt kính là gọng kính. Gọng kính được xem là bộ phận khá quan trọng so với tròng kính. Gọng kính có hai thành phần: gọng trước và gọng sau. Gọng sau của kính dùng để vá kính sau tai khi đeo.

Gọng trước có chức năng như một cái khung để cố định tròng kính trước mũi. Giữa gọng trước và gọng sau được nối với nhau bằng một mẫu sắt nhỏ. Gọng kính có thể có nhiều màu sắc như vàng, xanh, hồng, đen,…Nếu ngày xưa, khi kính mắt được ra đời, chỉ dành cho những người giàu có thì ngày nay, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu cho riêng mình một chiếc mắt kính thời trang.

Dựa theo nhu cầu sử dụng và mua sắm của con người mà đã có rất nhiều loại kính được ra đời như kính mắt ( được dùng để có thể nhìn rõ một vật nào đó, chỉ dành cho người có vấn đề về mắt ), kính mát ( thường có nhiều màu sắc sặc sỡ, dùng để đi nghỉ mát, đi du lịch), kính áp tròng ( một loại kính nhỏ, lớn hơn tròng đen của mắt của một chút, dùng để đeo khi cần thiết, tránh lợi dụng nhiều), kính bơi, kính thợ hàn,…

Giá thành trung bình của một chiếc mắt kính giao động từ một trăm đến ba trăm nghìn đồng, tùy theo từng mẫu mã và kiểu dáng mà con người có thể lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp. Đối với những chiếc kính có kiểu dáng độc đáo hay chỉ đơn giản theo kiểu “hot” với giá thành lên tới khoảng một đến hai triệu đồng. Thông thường những chiếc mắt kính như thế này chỉ có những người giàu mới sở hữu. Một chiếc mắt kính đẹp là khi nó tôn lên vẻ đẹp khuôn mặt cho người sử dụng nó.

Mắt kính tuy mỏng manh, dễ vỡ, dễ hư nhưng lại đem đến cho con người rất nhiều lợi ích như giúp người dùng có thể nhìn rõ hơn mọi thứ hay chỉ đơn giản là tạo nên một phong cách “sang chảnh” cho người sử dụng chúng mỗi khi ra đường. Kính bơi giúp người dùng có thể mở mắt dưới nước, khám phá lòng đại dương bao la, lạc vào một thế giới khác, thế giới chỉ có nước và muôn loài cá.

Một đặc điểm riêng của kính bơi là có cấu tạo khác hơn các loại kính khác. Khi mua kính, người mua nên lựa chọn tròng kính và gọng kính phù hợp, nếu ko vừa thì sẽ mài, dũa để vừa khít với gọng kính, đặc biệt phải lựa chọn kính theo sự chỉ dẫn của bác sĩ ( đối với loại kính giúp cho việc nhìn thấy như kính cận,…). Người dùng khi sử dụng kính nên đặc biệt nhẹ nhàng khi đeo kính và lau chùi kính sạch sẽ sau khi dùng và đặt vào hộp đựng kính cẩn thận, tránh làm vỡ kính.

Mắt kính sẽ mãi là người bạn đồng hành, giúp đỡ con người khắc phục được những vấn đề mắt và tạo nên một khuôn mặt “mới” cho người dùng. Mắt kính sẽ là một phần trong phong cách thời trang của con người. Vì vậy, hãy sử dụng mắt kính một cách phù hợp và tốt nhất để đem đến những lợi ích hữu ích cho bản thân mình.

Lời kết

Trên đây là bài viết thuyết minh về kính đeo mắt bao gồm dàn ý cùng top 16 bài văn mẫu chọn lọc đầy đủ nội dung cũng như rất rõ ràng giúp người đọc và các bạn học sinh dễ dàng hiểu cũng như nắm được các ý chính trong bài và hành văn một cách mạch lạc, có logic, chúc các bạn học tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *