Tại thung lũng Silicon, nơi được xem là cái nôi của những phát kiến công nghệ vĩ đại, có một biểu tượng danh giá, là niềm mơ ước của những Startup khởi nghiệp tại đây. Đó chính là biểu tượng Unicorn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về biểu tượng Unicorn là gì và ý nghĩa đặc biệt của biểu tượng này.

Unicorn là gì trong kinh doanh?

Trong giới startup tại thời đại 4.0, Unicorn Company là một thuật ngữ khá quen thuộc. Thuật ngữ này chỉ dành riêng cho những doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp, có những hoạt động xuất sắc.

Trong cuộc sống thường ngày, Unicorn là danh từ tiếng Anh, chỉ loài ngựa một sừng hay còn gọi là kỳ lân. Giống như những loại linh thú ở phương Đông như long, ly, quy, phượng, loài kỳ lân ở phương tây được xem là phúc thần, tức là loài linh thú mang đến điềm lành cho con người.

Unicorn được miêu tả là một con ngựa có sừng, có cánh và có thể bay được. Chúng mang một vẻ đẹp mạnh mẽ, một biểu tượng của sự may mắn và tốt đẹp. Bản thân kỳ lân xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thuộc lĩnh vực điện ảnh, văn học, hội họa. Chiếc sừng tỏa ánh sáng lấp lánh, bộ lông bạc của kỳ lân là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác giả.

Người phương tây tin rằng, kỳ lân là một loài động vật có tính hoang dã rất cao, vô cùng khó khăn trong việc thuần phục chúng. Chỉ có những chàng hiệp sĩ chân chính mới có thể thuần hóa loài kỳ lân và sử dụng mà thôi.

Đã từng rất lâu, người ta đồn đại về những chiếc sừng của loài ngựa này có khả năng chữa bách bệnh. Chính vì thế mà trong quá khứ, người ta đã từng tổ chức rất cuộc đi săn kỳ lân để rao bán với giá cao. Thế nhưng, chưa có lịch sử nào ghi nhận bóng dáng của ngựa một sừng xuất hiện.

Khái niệm Startup Unicorn

Trong vô vàn thuật ngữ tiếng Anh thì Startup Unicorn là một danh từ đặc biệt. Điều đặc biệt ở chỗ, thuật ngữ này ám chỉ những công ty Startup thực sự lớn mạnh. Quy mô của những công ty được gọi với danh hiệu Startup Unicorn – “kỳ lân công nghệ” –  được định giá là ít nhất 1 tỷ USD trở lên.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Insight Là Gì? Tác Dụng Insight Trong Hoạt Động Marketing

Những thông tin thú vị về các doanh nghiệp Startup Unicorn

Những ngành công nghiệp hàng đầu được vinh danh là Startup Unicorn đều thuộc các lĩnh vực như: internet tiêu dùng, phần mềm (software) và thương mại điện tử.

Trong danh sách những công ty đạt danh hiệu cao quý trên, có tới 35 công ty chỉ sau 4 năm hoạt động đã đạt được danh hiệu Công ty kỳ lân. Trong đó phải kể đến những công ty như: Công ty dịch vụ truyền tải Hulu, công ty Pivotal, UCAR company chỉ chưa đầy một năm tuổi đã được định giá hơn 1 tỷ USD.

Có một thông tin rất thú vị rằng 60% người sáng lập trong lần đầu khởi nghiệp đã có thể biến doanh nghiệp của mình trở thành Startup Unicorn. Qua đó có thể thấy rằng không quan trọng bạn khởi nghiệp sớm hay muộn, điều cốt lõi nằm ở chỗ bạn có thể làm gì với một doanh nghiệp mới thành lập hay không.

Khái niệm kỳ lân công nghệ được công bố lần đầu tiên vào năm 2013 trên trang công nghệ TechCrunc bởi  tác giả Aileen Lee. Tại thời điểm đó, toàn thế giới chỉ có khoảng 39 công ty kỳ lân công nghệ đáp ứng được tiêu chí trên.

Tính tới tháng 3/2019, thống kê của CBInsight cho thấy nhóm công ty kỳ lân đã có tổng cộng 326 công ty. Trong đó, Hoa Kỳ có nhiều doanh nghiệp Unicorn nhất khi chiếm tới 48% số công ty trong bản danh sách, tiếp đến là các công ty Trung Quốc (chiếm 28%).

Tại khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 9 Unicorn Company theo báo cáo của Google và Temasek vào năm 2018 và Việt Nam cũng góp mặt với 1 công ty kỳ lân:

  • Indonesia: Go-Jek, Bukalapak, Tokopedia và Traveloka.
  • Malaysia: Grab.
  • Singapore: Lazada, Razer, SEA (Garena).
  • Việt Nam: VNG.

Bài học từ các doanh nghiệp Startup Unicorn

Thực ra khởi nghiệp không phải là sự sáng tạo về mô hình kinh doanh, hay tạo ra một thứ gì đó mới mẻ. Hãy nghĩ rằng khởi nghiệp là việc bạn đem đến câu trả lời cho thị trường về một thứ gì. Bạn không cần phải tạo ra một doanh nghiệp để cạnh tranh với Apple, hãy thử sức với những chỗ trống mà các công ty khổng lồ bỏ quên. Ví dụ bạn có thể tạo ra một chiếc bẫy chuột mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện nay, hoặc một thứ gì đó tương tự.

Top các quốc gia có nhiều Công ty Unicorn nhất

Trong danh sách Top 100 công ty Unicorn hay Công ty Kỳ lân Công nghệ hiện nay thì các công ty tỷ đô nằm nhiều nhất tại các quốc gia sau:

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Erratic là gì? Giải thích ý nghĩa thực sự theo từng hoàn cảnh

Hoa Kỳ

Có đến 61 công ty khởi nghiệp đến từ Hoa Kỳ nằm trong top 100 Unicorn Company. Có thể kể đến một số tên tuổi khá quen thuộc với nhiều người như: Uber (trị giá 68 tỷ USD), Airbnb (trị giá 30 tỷ USD), Palantir Technologies (trị giá 20 tỷ USD), Snapchat (trị giá 18 tỷ USD), và WeWork (trị giá 16,9 tỷ USD).

Trung Quốc

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với số lượng Startup Unicorn tăng trưởng mạnh mẽ. Trung Quốc có số lượng Công ty Unicorn nhiều thứ 2 trên thế giới với 16 cái tên đóng góp trong danh sách 100 startup tỷ đô.

Có thể kể đến các thương hiệu như: Xiaomi (trị giá 46 tỷ USD), Didi Chuxing (trị giá 33,8 tỷ USD), Lu.com (trị giá 18,5 tỷ USD), China Internet Plus Holding (trị giá 18 tỷ USD) và DJI Innovations (trị giá 10 tỷ USD).

 Ấn Độ

Thập kỷ vừa qua, Ấn Độ được xem là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về Startup . Việc dân số trẻ với trình độ học vấn cao cùng với sự ủng hộ từ Chính phủ đã giúp Ấn Độ đã vươn lên vị trí thứ 3 trên bản đồ các quốc gia Startup Unicorn. Đóng góp vào danh sách 100 startup tỷ đô có 5 tên tuổi lớn là Fliplart (trị giá 16 tỷ USD), Snapdeal (trị giá 7 tỷ USD), Olacabs (trị giá 5 tỷ USD), Paytm (trị giá 4,83 tỷ USD) và Hike (trị giá 1,4 tỷ USD).

Anh

Nước Anh có 3 startup ghi danh vào top 100, đó là Gobal Switch (trị giá 6,02 tỷ USD), Ofxord Nanopore Technologies (trị giá 1,55 tỷ USD) và Farfetch (trị giá 1,5 tỷ USD).

Hàn Quốc

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng một thung lũng silicon cho riêng mình và nhanh chóng có 3 công ty Kỳ lân Công nghệ được định giá tỷ đô. 3 cái tên đó gồm: Coupang (trị giá 5 tỷ), Yello Mobile (trị giá 4 tỷ USD) và CJ Games (trị giá 1,79 tỷ USD).

Đức

Được đánh giá là trung tâm startup năng động, đa dạng và lớn nhất thế giới, nước Đức đóng góp vào danh sách Unicorn với 3 công ty Startup Unicorn nằm trong top 100 thế giới là Delivery Hero (3,1 tỷ USD), Hellofresh (2,09 tỷ USD), và CureVac (1,65 tỷ USD).

Singapore

Singapore góp mặt trong top các quốc gia có số lượng Công ty Kỳ lân Công nghệ nhiều nhất với 2 công ty là  Lazada, Razer, SEA (Garena). Singapore được xem là hiện tượng mới và được kì vọng sẽ còn phát triển hơn nữa bởi Singapore có nguồn tài chính lớn, các doanh nhân có kỹ thuật và hăng hái, dân cư và môi trường quốc tế đa dạng.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Streamer Là Nghề Gì? Streamer Kiếm Tiền Khủng Cỡ Nào?

Thụy Điển

Thụy Điển có hai công ty mới khởi nghiệp là Spotify (trị giá 8,53 tỷ USD) và Klarna (trị giá 2,25 tỷ USD).

Việt Nam đã có Công ty Unicorn

Unicron luôn được xem là biểu tượng, là kim chỉ nam của những Starup. Đây cũng chính là động lực để các Starup Công nghệ liên tục tìm tòi, khám phá và phát triển hơn nữa, để ghi tên mình vào danh sách những chú Kỳ lân Công nghệ.

Tại Việt Nam, hiện tại mới chỉ có 1 cái tên góp mặt vào danh sách Kỳ lân Công Nghệ, đó là Công ty VNG. Tiền thân của VNG là Vinagame, được thành lập từ năm 2004.  Điểm qua một số mốc quan trọng trong hành trình vươn đến Startup Unicorn như sau:

  • Năm 2005: ký thành công hợp đồng với Kingsoft để mang về tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ. Đây là game đã tạo nên cơn sốt chưa từng có tại thị trường game trực tuyến Việt Nam với những thời điểm vượt quá 200.000 người truy câp cùng lúc.
  • Năm 2006, đưa vào vận hành hệ thống Cyber Station Manager ở các quán Internet. Chính điều này đã thúc đẩy doanh thu của Vinagame đã cán mốc 17 triệu USD chỉ sau 3 năm thành lập.
  • Năm 2007, VNG mở rộng lĩnh vực của mình khi cho ra mắt cổng nghe nhạc trực tuyến Zing MP3 .
  • Năm 2010, Khu vườn trên mây trở thành một trong những tựa game trên nền web đầu tiên do người Việt tự sản xuất trước khi xuất khẩu ra quốc tế vào những năm sau đó.
  • Năm 2012, Zalo – ứng dụng nhắn và gọi điện miễn phí trên nền tảng di động và máy tính ra mắt người dùng và chạm mốc 70 triệu người dùng năm 2017. Song song với đó, tập đoàn này tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mới với sự xuất hiện của ví điện tử ZaloPay.

Hành trình 15 năm hình thành và phát triển không ngừng nghỉ của VNG đã mang đến cho cộng đồng những sản phẩm có giá trị cho cộng đồng. Chính điều này đã giúp tổng giá trị tài sản của VNG đạt mức gần 4.959 tỷ đồng vào năm 2018. Đây cũng là start-up Việt Nam duy nhất được xếp vào nhóm Unicorn hay Kỳ lân công nghệ tính đến thời điểm hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *