Biên chế là vấn đề mà tất cả ứng viên đã và đang quan tâm công việc trong doanh nghiệp nhà nước. Do đó, các vấn đề liên quan đến chủ điểm biên chế sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi: Biên chế là gì? Các lưu ý khi khi áp dụng hình thức biên chế?

Khái niệm biên chế là gì?

Theo quy định hiện hành của nước ta hiện nay, khái niệm biên chế vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, cụm từ “biên chế” vẫn được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống văn bản pháp lý, luật cán bộ, công nhân viên chức.

Biên chế được hiểu đơn giản là số lượng người làm việc trong hệ thống của cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc nhánh công lập của Nhà Nước. Tất cả các đơn vị này, được xem xét dựa trên các quy định của nhà nước, theo luật lệ cũng như văn bản pháp luật hiện hành.

Được vào biên chế tại các cơ quan của nhà nước là điều mơ ước và mong đợi của rất nhiều ứng viên. Đây được xem là một trong những công việc ổn định, lâu dài và đảm bảo thời hạn làm việc. Khi đến độ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng khoản trợ cấp do nhà nước quy định.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sóc đất ăn gì? Kỹ thuật nuôi & Huấn luyện ngay tại nhà

Điểm khác biệt giữa hình thức biên chế và hợp đồng lao động

Biên chế được xem là ước mơ và niềm hy vọng của nhiều ứng viên về chế độ đãi ngộ cũng như lương thưởng ổn định. Thì nay, hợp đồng lao động là hình thức có nhiều xu hướng trái ngược với biên chế. Người lao động không được công nhận biên chế phải làm việc, cam kết qua một bản hợp đồng có thời hạn. Qua đó, thời gian làm việc có thể sẽ bị rút ngắn hơn, đồng thời có nhiều rủi ro xảy đến, yếu tố ổn định không được đảm bảo. Có rất nhiều trường hợp, các cá nhân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động hết thời hạn không được tiếp tục ký hợp đồng nữa sẽ dẫn đến thất nghiệp.

Về phía nhân viên trong biên chế, khi trải qua kỳ thi tuyển công chức mức lương mà họ nhận được là các khoản gia tăng tùy thuộc vào số lượng năm công tác. Bên cạnh đó, nhà nước còn căn cứ mức lương dựa vào những đóng góp cụ thể của cá nhân cho cơ quan nhà nước.

Thời gian biên chế kéo dài bao lâu?

Nếu như trước đây, nhà nước có quy định cán bộ, công nhân viên chức hoạt động và công tác tại các đơn vị của nhà nước sẽ được hưởng lương định kỳ ổn định sau khi về hưu. Đến nay, nhà nước đang dần hướng tới công tác “ tinh giảm biên chế” để tập trung phát triển, gây dựng cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Có thể trong tương lai, hình thức biên chế sẽ không được sử dụng với người lao động trong cơ quan nhà nước.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Lao Động Phổ Thông Là Gì? Các Yêu Cầu Khi Tuyển Dụng

Dần theo từng năm, số lượng cán bộ, công nhân viên chức sẽ được giảm thiểu. Do đó, nguy cơ thất nghiệp của lao động trong khu vực nhà nước sẽ tiếp tục gia tăng. Thay vào đó là số lượng lao động cho tư nhân sẽ tăng lên đáng kể.

Cách thức xét tuyển vào biên chế

Để có thể trở thành cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước, bạn cần trải qua các kỳ thi tuyển gay gắt, đảm bảo đầy đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và năng lực thực tế. Tuy nhiên, để có được tấm vé làm việc tại đây không hề dễ dàng như bạn nghĩ.

Bên cạnh việc xét tuyển vào biên chế theo hình thức thi công chức, có nhiều trường hợp được đặc cách trong thi tuyển vào khối việc làm tại nhà nước theo Nghị định số 29/2012/NĐ – CP Điều 14 có ghi rõ.

Thông tin trong bài viết bên đây hi vọng đã giải đáp giúp bạn thắc mắc biên chế là gì. Cùng đón đọc những bài viết mới nhất trên chuyên mục Tin tức của chúng tôi bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *