Với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, không khó để bạn tìm được một mẫu đơn xin việc trên mạng đã được đánh máy hoàn chỉnh. Thế nhưng, ở nhiều công ty, để đánh giá được phần nào tính cách của ứng viên, họ thường yêu cầu đơn xin việc viết tay kèm trong hồ sơ xin việc. Do đó, việc viết một đơn xin việc chỉnh chu, trình bày cẩn thận sẽ gia tăng cơ hội lọt vào mắt nhà tuyển dụng. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết một tờ đơn xin việc viết tay. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xin việc.

Đơn xin việc viết tay là gì?

Đơn xin việc viết tay không giống như những mẫu đơn xin việc bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Đơn xin việc viết tay giống như một lá thư mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng, bày tỏ mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp đó. Đối với một nhà tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc tự viết, thể hiện được lá đơn này rất có tầm quan trọng đối với quyết định cuối cùng của họ. Bởi mẫu đơn này sẽ đánh giá được những điều sau đây:

  • Bạn có phải là người có kỹ năng viết tốt hay không?
  • Bạn có phải là người có tư duy logic hay không?
  • Dựa vào nét chữ họ có thể đánh giá được tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không?
  • Đánh giá được bạn đã thực sự tìm hiểu về công việc của bạn về công ty đó hay chưa?
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sóc đất ăn gì? Kỹ thuật nuôi & Huấn luyện ngay tại nhà

Do đó, nếu bạn không rèn luyện cách viết đơn xin việc thì chắc chắn bạn sẽ rất dễ đánh mất những cơ hội tốt trong quá trình tìm việc làm của mình.

Cách viết đơn xin việc viết tay chuẩn

Để bức thư xin việc của bạn trở nên hoàn hảo hơn và dễ dàng được lọt vào mắt nhà tuyển dụng, bạn nên làm theo những nội dung bên dưới đây. Những yêu cầu bắt buộc phải có trong đơn xin việc viết tay:

  • Lời chào: Kính gửi Anh/Chị/ Phòng Nhân sự của công ty…
  • Giới thiệu bản thân: Dùng 2-3 câu để giới thiệu bản thân và vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Trình bày tổng quan bản thân: Những điểm mạnh về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc bạn đã có phù hợp với vị trí ứng tuyển. Liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn và các thành tích đặc biệt mà bạn đã đạt được một cách đơn giản, ngắn gọn. Hãy nhắc đến CV và Portfolio của bạn (nếu có) và yêu cầu nhà tuyển dụng xem qua nó.
  • Trình bày sự hiểu biết của bạn về công ty ứng tuyển, lồng ghép vào sự phù hợp của bạn đối với công ty. Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
  • Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…
  • Đừng quên để lại thông tin liên lạc: số điện thoại, email.
  • Kết thư bằng những từ ngữ “Trân trọng” và “Chân thành” và ký tên.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  KCS Là Gì? Phòng KCS Là Gì? Vai Trò & Trách Nhiệm Nhân Viên KCS

Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc viết tay

Có những trường hợp bị đánh rớt trong vòng hồ sơ chỉ vì những lỗi ngớ ngẩn sau đây. Isirius Vina sẽ liệt kê 5 lỗi được đánh giá là nhiều ứng viên phạm phải nhiều nhất để bạn tránh nhé!

  • Lỗi chính tả: Kỹ năng giao tiếp, sự cẩn trọng trong công việc của bạn sẽ được đánh giá qua việc bạn viết đơn xin việc.
  • Viết quá nhiều: Bạn chỉ nên viết trong khoảng ¾ tờ giấy A4 bởi vì nhà tuyển dụng không có đủ nguồn lực và thời gian để đọc sơ yếu lý lịch cũng như thư xin việc của mỗi ứng viên.
  • Quên thay thế tên công ty và vị trí ứng tuyển: Một lỗi khiến bạn trở nên xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng, nên kiểm tra thật kỹ sau khi viết xong bạn nhé.
  • Trình bày bằng số liệu: Chỉ với ½ đến 1 mặt giấy, bạn có rất ít không gian để thể hiện mình, nói lên những gì bạn đã đạt được và nói bằng sự tự tin, có con số cụ thể làm dẫn chứng thì càng thuyết phục.
  • Đề cập đến việc tại sao bạn lại bỏ công việc cũ: Nhà tuyển dụng chỉ muốn thông tin hiện tại, một cách ngắn gọn. Tại sao bạn bị sa thải hoặc lý do tại sao bạn bỏ việc là thông tin không quan trọng.

Những mẫu đơn xin việc viết tay hay nhất

Mẫu 1Mẫu đơn xin việc viết tay dành cho các ngành nghề và đối tượng chung nhất:

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Cách viết thư từ chối phỏng vấn khéo léo với nhà tuyển dụng

 Mẫu đơn xin việc viết tay 1

Mẫu 2: Mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn cho sinh viên còn đang đi học

Mẫu đơn xin việc viết tay thứ 2

Mẫu 3: Mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn và hay cho sinh viên mới ra trường

Mẫu đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường

Hy vọng với bài viết trên bạn đã có thể hiểu được cách viết đơn xin việc viết tay một cách hoàn chỉnh nhất, gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *