Trong mọi lĩnh vực, chúng ta thường nghe nói tới khái niệm nghiệm thu và công tác nghiệm thu. Việc nghiệm thu xuất hiện rộng rãi từ những cơ quan tổ chức nhà nước, cho đến những doanh nghiệp tư nhân. Vậy nghiệm thu là gì và cần phải hội tụ đủ những điều kiện để tiến hành công tác nghiệm thu? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời đó.

Khái niệm nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu được hiểu là quá trình kiểm định, thu nhận, kiểm tra các hạng mục công việc sau khi hoàn thành. Ngoài ra cũng có thể hiểu, nghiệm thu là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (công trình) trước khi được đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu được thực hiện do ai?

Tùy từng lĩnh vực mà công tác nghiệm thu sẽ do những bộ phận khác nhau thực hiện. Trong lĩnh vực dịch vụ, nghiệm thu sẽ do đơn vị sản xuất phối hợp với bộ phận kiểm tra của khách hàng thực hiện.

Trong lĩnh vực xây dựng, nghiệm thu được thực hiện bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các đơn vị này sẽ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình để đánh giá xem công trình có đạt chuẩn hay không.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  【Hướng Dẫn】+5 Cách Dạy Bơi Cho Trẻ An Toàn & Đúng Chuẩn Nhất

Tuy nhiên dù do đơn vị nào thực hiện đi chăng nữa thì cũng cần phải đối chiếu với những với chỉ tiêu chất lượng trước đó. Bộ tiêu chí chính là cơ sở để đánh giá công trình, sản phẩm có đạt tiêu chuẩn nghiệm thu hay không.

Cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu

Mỗi một lĩnh vực sẽ có công tác nghiệm thu riêng, song cơ sở nghiệm thu thường được xây dựng bởi những tiêu chí như sau:

  • Các tiêu chí đạt chất lượng của sản phẩm (hoặc công trình).
  • Hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết giữa các bên (nếu có).
  • Các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan.

Quá trình thực hiện việc nghiệm thu được diễn ra như thế nào?

Cần căn cứ vào mỗi một lĩnh vực mà công tác nghiệm thu được tiến hành sao cho phù hợp. Trong lĩnh vực may mặc gia công xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, việc nghiệm thu thường được tiến hành sau khi đội ngũ công nhân đã may xong sản phẩm.

Riêng về lĩnh vực xây dựng, các chủ đầu tư và đơn vị thầu sẽ thực hiện công tác nghiệm thu được chia ra thành nhiều công đoạn. Cụ thể như:

  1. Nghiệm thu vật liệu xây dựng, trang thiết bị, những sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình.
  2. Nghiệm thu từng công đoạn trong quá trình xây dựng, cụ thể như: đổ móng, lợp mái, sơn tường, vv.
  3. Nghiệm thu từng bộ phận của công trình, hoặc từng giai đoạn thi công. Ví dụ: bộ phận tiền sảnh của khách sạn, bộ phận khuôn viên, vv.
  4. Nghiệm thu từng hạng mục của công trình để đưa vào sử dụng. Ví dụ: trạm biến áp, hệ thống đường điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  KCS Là Gì? Phòng KCS Là Gì? Vai Trò & Trách Nhiệm Nhân Viên KCS

Trong lĩnh vực xây dựng, cơ cấu thành phần được tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu bao gồm:

  • Đại diện phía chủ đầu tư.
  • Đại diện phía nhà thầu.
  • Đại diện phía thiết kế, các đơn vị liên quan được mời.

Nhìn chung, việc nghiệm thu là một công đoạn cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng, sản xuất. Bởi lẽ việc nghiệm thu sẽ là cơ sở để quyết định xem công trình xây dựng có đủ tiêu chuẩn chất lượng đưa vào sử dụng hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *