Mọi cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng đều có quy chế, quy định riêng của đơn vị mình, để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh, vận hành đạt hiệu quả và thông suốt. Vậy quy chế là gì và những nội dung nào cần có trong bộ quy chế công ty? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới đây bạn nhé!

Khái niệm quy chế là gì?

Cơ quan, tổ chức nào cũng có quy chế dành riêng cho môi trường làm việc của mình. Những quy chế này hướng đến mục đích là đảm bảo kỷ luật và cơ cấu bộ máy hoạt động tốt nhất.

Hiểu đơn giản, quy chế chính là những quy định mà các tổ chức, các cơ quan ban hành. Nó có hiệu lực trong phạm vi của cơ quan, tổ chức đó và nó được ban hành dưới dạng các văn bản. Những quy chế được đề ra liên quan đến các vấn đề như chính sách, công tác hoạt động, tổ chức nhân sự…

Quy chế cũng đưa ra những yêu cầu bắt buộc những người trong phạm vi đó thực hiện đúng. Có thể nói, quy chế mang tính nguyên tắc rất lớn, ai cũng phải tuân hành.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Chairman Là Gì? 4 Tố Chất Cần Phải Có Ở Một Chairman Thành Công

Yếu tố để đề ra quy chế là gì?

Tại Việt Nam, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành quy chế trong công ty, nhưng thực tế thì tính pháp lý của các quy chế này vẫn được pháp luật thừa nhận. Do đó, quy chế trong doanh nghiệp sẽ được xây dựng căn cứ theo Luật Doanh nghiệp và một số các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành, nghề hoạt động của công ty.

Có 3 yếu tố chính bắt buộc khi đề ra các quy chế ở các cơ quan, tổ chức, bao gồm:

Yếu tố về hợp pháp

Những quy chế các cơ quan, tổ chức đề ra phải hợp với quy định của pháp luật nhà nước. Nếu trái pháp luật, các cá nhân có quyền không thực hiện. Thậm chí, người đề ra còn phải chịu tội vì những đề xuất đó.

Quy chế phải mang tính thực tiễn

Theo đó, các hoạt động của công ty, tổ chức phải có sự phù hợp với các quy chế. Nếu không phù hợp, rất dễ mang đến những tác động xấu.

Tính hiệu quả

Quy chế góp phần tạo nên hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Do vậy, khi nó được áp dụng phải được sự ủng hộ, tôn trọng và thực thi bởi những người trong tổ chức đó.

Quy chế mà công ty, tổ chức đưa ra có thể ban hành dưới dạng độc lập hoặc có thể ban hành chúng theo các nghị định chính phủ.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Copywriter là gì? Những kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriter

Quy chế trong công ty cần có những nội dung gì?

Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hay đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà nội dung quy chế công ty sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số nội dung cơ bản cần thiết mà các quy chế đề cập đến sẽ bao gồm:

  • Quy định chung về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
  • Quy định cụ thể về các hoạt động nội bộ như trình tự, thủ tục các cuộc họp; trình tự, thủ tục lựa chọn cán bộ quản lý; quy trình phối hợp hoạt động giữa các phòng ban trong công ty; …
  • Quy định về hành chính, nhân sự như quy chế về công tác; quy chế về lương và trợ cấp; quy chế khen thưởng và kỷ luật; quy chế về quản lý tài chính và kiểm toán;…
  • Các nội dung cụ thể khác có liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ công ty.

Sự khác nhau giữa quy chế và quy định là gì?

Bạn có biết sự khác nhau giữa quy định và quy chế là gì không?

Quy chế hướng đến điều chỉnh các vấn đề chế độ, chính sách, công tác tổ chức hoạt động, nhân sự, đơn giá…. Và nó cũng đưa ra những yêu cần nhất thiết phải đạt được. Nó có tính nguyên tắc rất cao.

Quy định thiên về việc vạch ra những công việc được làm, phải làm và không được làm. Nó chứa các nội dung cụ thể trong chuyên môn, nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  On Là Tắt Hay Mở? Off Là Tắt Hay Bật? Các Ký Hiệu Thường Gặp

Ví dụ:

Quy chế về việc tổ chức điều hành của một công ty sẽ là: Vạch ra nội dung cơ cấu tổ chức. Công ty sẽ có bao nhiêu mảng? Sẽ có bao nhiêu bộ phận trong công ty? Lương, thưởng của từng bộ phận sẽ ra sao…

Còn quy định của công ty sẽ thiên về các vấn đề như thời gian nghỉ ngơi, làm việc. Công ty sẽ giờ bắt đầu làm việc? Buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ? Buổi chiều bắt đầu từ mấy giờ? Một tuần sẽ làm việc mấy ngày? Và mỗi ngày sẽ làm việc mấy giờ/ca…

Trên đây là những chia sẻ về quy chế trong doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ những bài viết mới nhất trên website của chúng tôi để khám phá những thông tin thú vị khác bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *