Xá lợi Phật là gì? Xá lợi Phật là gì mà được nhiều người tồn sùng và thờ cúng như vậy? Phải là người có phước duyên đặc biệt lắm mới được chiêm ngưỡng xá lợi Phật. Chứ không phải người có duyên số tầm thường cũng có thể được chiêm ngưỡng. 

Xá lợi phật là gì được hình thành tự sự kết tinh của đạo lực. Do người tu nghiêm trì Giới – Định – Huệ mà thành, chứ không phải do luyện Tinh – Khí – Thần hợp thành như ngoại đạo thường rao truyền. 

Đây là biểu thị của tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật. Không nhất định phải là chết rồi đem thiêu thịt, xương, tóc trên thân mới biến thành xá lợi.

Xá lợi Phật được thờ cúng trong các chùa
Xá lợi Phật được thờ cúng trong các chùa

Xá lợi Phật là gì 

Có rất nhiều thắc mắc xá lợi phật là gì? Vậy chúng tôi xin giải đáp: Ngọc Xá Lợi là thành quả của việc tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập th thâm của Đức Phật và các vị cao tăng. 

Trong quyển Kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi chép lại rằng sau lễ trà tỳ. Xá Lợi của Đức chia làm tám phần và chia cho đại diện của tắm nước đem về quốc gia của họ. 

Giờ sau, khi hoàng đế A Dục thống nhất lãnh thổ xứ Ấn ngài đã gom tất cả Xá Lợi ở thành 84000 phần. Đựng trong 84000 tháp báu nhỏ được phân bố ở khắp các nước. 

Xá lợi Phật
Xá lợi Phật

Tên gọi của xá lợi phật

Tên xá lợi là gì? Được hình thành từ đâu? Xá lợi Phật có âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. 

Trước đó khi nói đến Xá Lợi, người ta thường nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị tăng và sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thu được nhiều xá lị. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là xá lị. 

Hiện nay ở Mianma, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật. Khi ngài còn sống đã cắt cho hai vị đệ tử đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.

Những sách của Phật giáo có ghi rõ: sau khi đức Phật tạ thế, thi thể ngài được hỏa táng. Sau đó trong tro cốt người ta thu được nhiều viên cứng, có những viên trong suốt, long lanh như ngọc. Đựng đầy trong tám hộc bốn đấu. Người ta gọi đó là xá lợi.

Trong các lịch đại cũng đều có hiện tượng “xá lợi” của các chư tăng: 

  • Pháp sư Quang Âm viên tịch tại Đài Loan năm 1975. Di thể ngài để lại hơn 1.000 viên xá lợi màu nâu lấp lánh, viên to nhất có đường kính tới 4cm, hơn 30 viên có đường kính 3 cm. 
  • Pháp sư Hồng Thuyên ở Singapore, viên tịch tháng 12/1990. Tro cốt có tới 450 viên giống như thuỷ tinh các màu: hồng, trắng, bạc, vàng, nâu, đen… Còn có viên lấp lánh như đá hoa cương.
Bảo tháp xá lợi Phật bằng thủy tinh khắc chú Bảo Kiết Ấn
Bảo tháp xá lợi Phật bằng thủy tinh khắc chú Bảo Kiết Ấn

Nguyên nhân hình thành xá lợi phật 

Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân hình thành xá lợi. Có rất nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành của xá lợi.

Từ thói quen ăn uống đồ chay 

Thường các nhà sư hay thói quen ăn chay nên thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng. Quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối photphat và cacbonat. Những tinh thể muối đó dần tích lũy trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi. 

Tuy nhiên, giả thuyết này lại có phần không hợp lý. Vì có nhiều người ăn chay nhưng không theo đạo Phật. Hoặc nhiều Phật tử cũng ăn chay nhưng trong thi hài của họ không có xá lợi như các cao tăng Phật giáo.

Giả thuyết ăn chay hình thành xá lợi Phật
Giả thuyết ăn chay hình thành xá lợi Phật

Hình thành do bệnh lý 

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi thận… 

Giả thuyết này được xem là thiếu hợp lý nhất. Vì các viên sỏi mật, sỏi thận không có hình dạng tròn đều và màu sắc lấp lánh như nhiều viên xá lợi đã từng được phát hiện. 

Mặt khác, đây là những chứng bệnh nhiều người bị mắc phải nhưng thi hài của họ không hề có xá lợi. Ngược lại nhiều cao tăng Phật giáo đến khi viên tịch vẫn không hề mắc những chứng bệnh trên. Nhưng trong di thể của họ lại có xá lợi. 

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Tổng Hợp Kinh Cầu Dịch Bệnh Mau Chấm Dứt Của Các Giáo Phận

Giả sử bên trong cơ thể của một người có hàng ngàn viên cứng như sắt đá thì nhất định những hoạt động sinh lý trong cơ thể sẽ bị rối loạn và dẫn tới bệnh tật. Còn ở những vị cao tăng có xá lợi, họ đều không có những bệnh lý trên mà chỉ viên tịch do lão hóa cơ thể.

Giả thuyết hình thành xá lợi Phật từ sỏi thận
Giả thuyết hình thành xá lợi Phật từ sỏi thận

Hình thành trong quá trình hỏa táng

Theo ba nhà vật lý Phakey, Holden, và Clement thuộc đại học Monash, Melbourne, Úc. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6/1995. Cho thấy rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng. Những tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng được sử dụng nhiệt độ thích hợp. 

Họ đã theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người già từ 1 tới 97 tuổi. Trong dải nhiệt độ từ 200 đến 1.600 °C trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ. 

Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng của xương). Bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600 °C với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. 

Những hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng từ 1.000 đến 1.400 °C. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600 °C, các khối tinh thể bắt đầu tan chảy. 

Như vậy, nếu có điều kiện hỏa táng phù hợp. Xá lợi có thể xuất hiện trong quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có nhiều trong xương người. Đây cũng được coi là một giải thích có phần hợp lý. 

Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không giải thích hợp lý được nhiều trường hợp. Bởi vì trước đây, thi thể những vị cao tăng chỉ được hỏa táng bằng củi đốt, nhiệt độ không thể lên tới 600 °C. Nhưng sau đó người ta vẫn thu được nhiều xá lợi.

Giả thiết xá lợi Phật được hình thành khi hỏa táng
Giả thiết xá lợi Phật được hình thành khi hỏa táng

Do tôi luyện dẫn dắt chân khí khi ngồi thiền 

Khi cảm giác lên một điểm nào đó trong cơ thể xuất hiện tức là chân khí có đi qua điểm đó, hãy nghĩ nó như dòng điện sinh học. 

Các cao tăng tu luyện đến mức điêu luyện. Có thể dẫn dắt chân khí đi một cách đều đặn, luân chuyển khắp cơ thể, từ đó có thể tạo ra xá lợi. Do đó không nhất định phải là các cao tăng mới có xá lợi mà chỉ cần người bình thường cũng có thể tự tập thiền. Đến mức độ cao cũng có thể có được xá lợi.

Ngồi thiền
Ngồi thiền

Là kết quả của quá trình khổ tu

Theo quan điểm tâm linh của nhà Phật thì cho rằng xá lợi là gì kết quả của quá trình tu hành khổ luyện. Và cũng là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức. Xá lợi thường chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

Giả thuyết hình thành xá lợi Phật từ quá trình khổ tu
Giả thuyết hình thành xá lợi Phật từ quá trình khổ tu

Thành phần xá lợi

Căn cứ vào cuốn kinh “Dục Tượng công đức” (đời nhà Đường, xứ Thiên Trúc, Tam Tạng Bảo Tư Duy dịch Phạn ra Hán, Quảng Minh dịch Hán ra Việt). Và cuốn sách “Pháp uyển châu lâm” (do Pháp sư Đạo Thể, tự Huyền Uẩn biên soạn vào thời nhà Đường, TT Thích Nguyên Chơn biên dịch, NXB Phương Đông phát hành).

Chúng ta có thể biết xá lợi là phần thiêng liêng cao quý của Đức Phật, Thánh tăng, Cao tăng, Giáo chủ các giáo phái, những bậc làm thầy Tổ và các bậc thiền gia chân chánh. Giữ giới tinh nghiêm, khi niết bàn, thị tịch, viên tịch thì mới được công nhận là xá lợi.

  Những thành phần gọi Xá Lợi:

  • Tro cốt của Đức Phật sau khi trà tỳ
  • Răng, tóc, móng và máu của Đức Phật sau khi trà tỳ còn lại
  • Tro cốt của các vị Thánh tăng, Cao tăng, Thầy Tổ, Tăng chủ của các giáo phái.
  • Vật dụng của những bậc Cao tăng
Thành phần của xá lợi Phật
Thành phần của xá lợi Phật

Những ý nghĩa của xá lợi Phật 

Xá lợi là tôn quý

Xưa nay những Phật tử chúng ta thường nghe nói đến từ ngữ Phật học “Xá lợi”, hay “Xá lợi Phật” hoặc “Xá Lợi Đức Phật” trong các chùa, tịnh xá, nhất là những chùa, tăng xá Phật giáo Nguyên Thủy thuộc Nam tông (Theravada). 

Nếu là chùa của Phật giáo Bắc tông ở nông thôn đồng nội thì Phật tử sẽ ít nghe qua từ ngữ này. Điều này cũng đúng vì Phật giáo Nam tông giữ gìn những gì thuộc di sản văn hóa của Phật giáo từ xưa. Quan điểm của Phật giáo Nam tông là: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là Đức Phật thật trong cuộc đời”, ngài có các lịch trình thị hiện vượt dòng sông Arôma xuất gia, sáu năm tu khổ hạnh chốn rừng già, 49 ngày đêm tu chứng, đắc đạo dưới cội bồ đề, hành đạo theo hạnh nguyện của ba đời chư Phật cho đến khi niết bàn dưới táng cây Sa la, thành Câu Thi Na. 

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Ngón Tay Thối Là Gì ⚡️ Tại Sao Ngón Giữa Là “Ngón Tay Thối”

Chư đệ tử hỏa thiêu còn tồn lại những tro tàn, xương cốt gọi là xá lợi hay xá lợi Phật và được xây tháp tôn thờ. Không đem rải xuống Sông Hằng như ngoại đạo Bà La Môn giáo hay các giáo phái Ni Kiền Tử ở Ấn Độ.

Xá lợi Phật là tôn quý
Xá lợi Phật là tôn quý

Xá lợi là của báu

Theo quan niệm văn hóa của Phật giáo thì xá lợi là “Phật bảo”, “Pháp Bảo” của nhà Phật. Giống như một nước coi ấn, kiếm của vua là “quốc bảo” của một triều đại, nên phải giữ gìn thật tôn nghiêm mới không bị đánh mất. 

Như trường hợp của Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, Trụ trì chùa Pháp Bảo, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày hòa bình, Ngài tuyên bố bị mất xá lợi trên chánh điện. Nhưng tháp thờ xá lợi bằng vàng ròng lại không bị mất. Chứng tỏ xá lợi quý hơn vàng nên kẻ trộm chỉ lấy xá lợi chứ không lấy vàng. 

Chùa Pháp Bảo (chùa Nam Tông), phụng thờ xá lợi rất chu đáo kỹ lưỡng mà còn bị mất. Huống gì những người tâm trí hờ hững, hằng ngày chỉ chuyên lo việc gia đình, xã hội nhiều hơn tu đạo làm sao có phương tiện thờ phụng xá lợi.

Xá lợi Phật là của báu
Xá lợi Phật là của báu

Sự linh ứng của xá lợi

Khi chiêm bái một viên ngọc xá lợi, nhiều người đã thấy những màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.

Tương truyền rằng ngọc xá lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này là do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm. 

Ngài Hư Vân kể rằng khi ngài tới lễ xá lợi của Đức Phật ở chùa A Dục Càng lễ thì hào quang từ xá lợi càng lúc càng tỏa sáng rạng rỡ. Cũng nhờ việc thành tâm lễ bái xá lợi mà ngài đã hết bệnh.

Xá lợi Phật
Xá lợi Phật

Thời kỳ Phật Pháp mới truyền vào Trung Quốc  có hai Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Trung Ấn sang để truyền bá Phật Pháp. Lúc ấy có Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín ở núi Ngũ Nhạc không hài lòng, dâng biểu lên nhà vua xin cho thi tài với hai Ngài. Họ đặt kinh sách của Lão giáo ở đàn phía đông và kinh  Phật cùng xá lợi để trên Thất bảo hành điện ở phía tây. Xong rồi hai bên thi triển thần thông đốt kinh sách. Kinh bên Đạo giáo thì cháy, còn kinh Phật thì vẫn nguyên. Lúc ấy Xá Lợi năm màu chiếu sáng, bay lên hư không, xoay tròn như che trùm cả đại chúng. Vua cùng đại chúng đều hoan hỉ, được điều chưa từng có.

Thời kỳ nhà Ngô, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật Pháp nên đã chất vấn Ngài Khương Tăng Hội: ỀSa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì? Ể. Ngài trả lời rằng tuy Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng Xá Lợi của Ngài lưu lại vẫn hiển hiện bao điềm linh diệu. 

Ngô Tôn Quyền không tin buộc Ngài phải cầu cho được Xá Lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong hưng thịnh của Phật Pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu Xá Lợi hiển hiện oai linh. 

Đến ngày thứ hai mươi mốt, Xá Lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa Xá Lợi đổ lên mâm đồng. Hạt Xá Lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền bị bể tan. 

Ngô Tôn Quyền cho xá lợi lên đe bằng sắt và dùng búa đập. Chỉ thấy đe lún xuống còn xá lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm kỳ quái rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới có niềm tin trong Phật Pháp.

Riêng xá lợi răng và xương của Đức Phật thì không có sự thay đổi ít thành nhiều. Do vậy bảo tháp thờ xá lợi răng và xương rất hiếm, còn tháp thờ Ngọc Xá Lợi thì nhiều hơn.

Nói chung, tất cả các Xá Lợi đều có một giai trò quan trọng đối với  chúng ta. Vì Xá Lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên.

Xá lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức. Mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức.

Xá lợi phật trong lịch sử Việt Nam 

Xá lợi cũng đã được ghi chép trong lịch sử Việt Nam. 

Theo như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết, sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, đệ tử là Pháp Loa “thiêu được hơn ba ngàn hạt xá lị mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư.” 

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sigil Là Gì ⚡️ Sigil Có Hại Không? Nguồn Gốc & Cách Dùng An Toàn

Theo “Thánh đăng ngữ lục” và “Tam tổ thực lục”, xá lợi của Điều ngự được vua Trần Anh Tông chia làm ba phần, tôn thờ ở ba nơi: lăng Quy Đức (phủ Long Hưng), bảo tháp Huệ Quang ở chùa Hoa Yên (Yên Tử) và chùa Phổ Minh (Thiên Trường).

Tóm lại, Ngô Sĩ Liên cho rằng xá lợi được hình thành là do việc kiêng tình dục ở các vị sư tạo nên. Cách giải thích này cũng được cho là không hợp lý (vì nếu đúng thì các thái giám cũng phải có xá lợi vì họ không có quan hệ tình dục).

Xá-lợi Phật ở Việt Nam
Xá-lợi Phật ở Việt Nam

Hiện nay, ở nhiều nơi còn lưu giữ toàn thân xá lợi (nhục thân không bị hủy hoại) của các vị cao tăng. Như chùa Đậu có toàn thân xá lợi của 2 thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, chùa Tiêu có toàn thân xá lợi của thiền sư Như Trí…

Năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để chống lại chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Mỹ Diệm. Di hài ông được hỏa táng sau đó, nhưng trái tim của ông không hề bị thiêu cháy mà vẫn còn ấm nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên Xá lợi lớn, màu nâu thẫm. Khoảng một trăm đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó. 

Đây cũng là một hiện tượng mà cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được. “Trái tim xá lợi” được thỉnh về chùa xá lợi rồi mang sang chùa Việt Nam Quốc Tự để bảo vệ, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Những mẫu vật xá lợi phật 

Theo kinh sách của đạo Phật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, di thể của Phật Thích Ca được các đệ tử hỏa táng. Sau khi lửa tắt, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều những tinh thể trong suốt, có hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý, tất cả được 84000 viên, đựng đầy trong tám hộc và bốn đấu.

Xá lợi Phật ở Việt Nam
Xá lợi Phật ở Việt Nam

Trước đây nhiều người không theo Phật giáo cũng không tin là có xá lợi Phật, họ cho rằng đó chỉ là truyền thuyết. 

Mãi đến năm 1898, ông William Claxton Peppé, người Pháp, tiến hành khảo cổ tại vùng Pīprāvā (huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ), gần Lumbini phía nam Nepal. 

Đã tìm thấy một hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai chiếc bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như chén trà. Hai bình đá một lớn một nhỏ đều chứa những viên xá lợi. Bình đá nhỏ hình cầu, chia thành hai phần thượng và hạ. 

Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua Asoka và nội dung của nó như sau: “Đây là xá-lợi của Đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Śākya, nước Śrāvastī phụng thờ”

Chiếc bình đã chứng minh nội dung trong kinh Trường A-hàm và rải rác ở những bộ kinh khác về việc phân chia xá-lợi của Phật Thích Ca thành 8 phần cho tám nước cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập Niết bàn hoàn toàn là sự thật.

Các hạt xá lợi thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt ở đỉnh tháp trong chùa. Theo truyền thuyết, tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến bảy hạt xá lợi. 

Ở Việt Nam, ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ ở Chùa Xá Lợi. 

Trong vườn tháp Huệ Quang ở trên núi Yên Tử, Việt Nam, có ngọn tháp tổ chín tầng bằng đá là nơi thờ xá lợi vua Trần Nhân Tông – vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài ra, tại khu du lịch Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam cũng có 2 hạt xá lợi được thờ ở khu chánh điện.

Chiêm bái bảo tháp chứa hàng ngàn viên Ngọc xá lợi
Chiêm bái bảo tháp chứa hàng ngàn viên Ngọc xá lợi
Một phần của bộ sưu tập 10.000 xá lợi tại chùa Lư Sơn, Rosemead, California, Hoa Kỳ
Một phần của bộ sưu tập 10.000 xá lợi tại chùa Lư Sơn, Rosemead, California, Hoa Kỳ
Xá lợi phật
Xá lợi phật
Xá lợi Phật
Xá lợi Phật
 Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và những vị khác, ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học
Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và những vị khác, ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học

 

Xin nhắc lại về công đức thờ Xá Lợi, lễ bái, chiêm ngưỡng, cung nghênh, tán thán Xá Lợi… là đều như nhau. Cho nên, không thờ Xá Lợi tại gia thì đảnh lễ Xá Lợi ở chùa cũng được, không có thời gian đảnh lễ Xá Lợi ở chùa thì bạn cung nghênh xá lợi ở bất cứ nơi nào cũng vẫn có phước đức vô lượng. 

Tóm lại, qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn độc giả thêm nhiều thông tin về xá lợi phật là gì những điều huyền bì về xá lợi phật là gì mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về xá lợi phật. Chúng tôi xin cảm ơn những độc giả đã luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *