Thời kỳ của Tam Quốc là một thời kỳ vô cùng hỗn loạn và là thời kỳ chinh chiến ác liệt trong lịch sử Trung Quốc. Các nhà sử học đã cho rằng giai đoạn này bắt đầu vào năm 220 vào thời điểm khi nhà Ngụy được xây dựng, thành lập và kết thúc vào năm 280 khi thời Đông Ngô sụp đổ và cũng lúc này Tây Tấn thống nhất Trung Quốc. Vào thời kỳ, lãnh thổ của Việt Nam cũng có sự biến động đáng kể. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người trong số chúng ta đều có đôi điều thắc mắc và băn khoăn, không hiểu lãnh thổ của nước ta thời này như thế nào? Hãy cùng với mình tìm hiểu câu trả lời qua tấm bản đồ thời Tam Quốc.
Tìm hiểu lịch sử qua tấm bản đồ thời Tam Quốc
Nhìn trên tấm bản đồ của Việt Nam vào thời Tam Quốc thì chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng ở thời kỳ này lãnh thổ đất nước Việt Nam chính là quận Giao Châu. Trong bản đồ của Việt Nam thì quận Giao Châu chính là thuộc miền Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam cùng với đó là cộng thêm cả vùng duyên hải ở phía nam Quảng Tây, ngoài ra còn có bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ngày nay.
Một vài lời khái quát. Trong lịch sử, quận Giao Châu đã có khá nhiều sự biến đổi nhiều vào thời Tam Quốc. Cụ thể hơn đó là vào cuối đời Đông Hán, vua Hán Hiến Đế đã đồng ý để cho phép đổi tên Giao Chỉ trở thành Giao Châu, tam quốc phân tranh lẫn nhau, từ đó mà quận Giao Châu thuộc về Đông Ngô. Để có thể tăng cường quản lý cao và chặt chẽ hơn ở phía Nam, Tôn Quyền đã quyết định chia quận Giao Châu cũ của nhà Hán thành hai: hắn lấy ba quận bao gồm Nam Hải, Uất Lâm và Thương Ngô ở phía Bắc để hợp lại thành vùng đất Quảng Châu. Tại nơi đây, Lã Đại đã được phong làm thứ sử. Quận Giao Châu lúc này chỉ còn bốn quận ở phía Nam đó là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, thêm vào đó là một phần Nhật Nam. Tại nơi đây, Trần Thì được phong làm thứ sử. Tuy nhiên lúc này thì Sĩ Huy lại không đồng ý với quyết định này nên đã bị Tôn Quyền sai người tên Lã Đại đi triệt bỏ. Lã Đại lừa và giết chết Sĩ Huy, sau đó là chiếm lấy Giao Châu. Từ đó, quận Giao Châu đã hoàn toàn thuộc về Đông Ngô. Tôn Quyền bấy giờ đã bỏ lại vùng Quảng Châu và khôi phục lại quận Giao Châu, xây dựng lại bao gồm 7 quận như cũ và cử Lã Đại, phong hắn làm Giao Châu mục. Sau đây, hãy cùng mình đi tìm hiểu chi tiết hơn.
Những nhân vật lớn thời Tam Quốc đều có ý dòm ngó vùng đất Giao Chỉ
Thời kỳ này cũng vừa trùng với giai đoạn lịch sử Bắc Thuộc lần thứ hai trong những trang sử Việt Nam kéo dài suốt từ những năm 43 cho tới năm 543. Thời gian đó, miền Bắc nước ta và một phần của vùng Quảng Đông và vùng Quảng Tây của đất nước Trung Quốc được gọi với cái tên là bộ Giao Chỉ.
Sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại vào năm thứ 43, bấy giờ nhà Đông Hán tiếp tục duy trì sự cai trị của mình tại Giao Chỉ. Mãi cho đến cuối thế kỷ II, thì lúc này nhà Đông Hán có dấu hiệu suy vi, cũng vào thời đó chiến tranh quân phiệt thuộc thời tiền Tam Quốc bắt đầu bùng nổ diễn ra. Vua nhà Hán lúc này mới bắt đầu mất dần đi thứ quyền lực của mình và cũng dần không còn khả năng và quyền hạn để có thể khống chế các địa phương ở khu vực xa xôi nữa.
Cũng chính nhân cơ hội đó, vị Thái thú của Giao Chỉ với cái tên là Sĩ Nhiếp đã xin nhà Hán phong cho 3 người em của mình là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ được làm thái thú các quận, cụ thể là Sĩ Nhất sẽ làm Thái thú Hợp Phố, Sĩ Vĩ thì làm Thái thú Cửu Chân, còn Sĩ Vũ sẽ làm Thái thú Nam Hải. Nhà Hán bấy giờ cũng đang xảy ra những nội loạn cho nên đành phải thừa nhận quyền lực của Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp cũng từ đó mà mang trong mình quyền lực lớn tại Giao Chỉ.
Năm 200, lúc này Tào Tháo sau khi nắm ngôi vua Hiến Đế ở Hứa Xương đã bắt đầu có những động thái quan tâm tới miền Nam.
Năm 201, Tào Tháo mượn danh vua Hiến Đế sai Trương Tân sang để làm thứ sử của bộ Giao Chỉ.
Giao Châu thuộc Đông Ngô sau trận Xích Bích
Vào năm 203, lúc này Sĩ Nhiếp và Trương Tân đều dâng biểu lên xin lập bộ Giao Chỉ để làm thành châu. Nhà Hán cũng tỏ vẻ ưng thuận, từ đó bộ Giao Chỉ đã đổi thành với cái tên là Giao Châu, cũng đồng thời ngang hàng với những châu khác của Trung Quốc.
Năm 207, Tào Tháo bấy giờ lại đưa ra những quyết định can thiệp vào mảnh đất Giao Châu, ông phong cho Sĩ Nhiếp trở thành Tuy Nam trung lang tướng, giao quyền quản lý bao gồm tất cả bảy quận của Giao Châu gồm có: Giao Chỉ, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Cửu Chân , Thương Ngô và Nhật Nam đồng thời còn kiêm chức thái thú của quận Giao Chỉ như trước.
Từ đó, Giao Châu nếu nói về danh nghĩa thì thuộc về nhà họ Tôn, tuy nhiên sau đó lại trở thành nước Đông Ngô vào thời kỳ Tam Quốc bao gồm có ba nước: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Cuối cùng, sau nhiều năm để Sĩ Nhiếp nắm trong tay nhiều thực quyền tại mảnh đất Giao Châu, Tôn Quyền bấy giờ quyết định sai Lã Đại về Nam với mục đích là tiêu diệt nhà họ Sĩ vào những năm 226. Cũng bắt đầu từ đó, nhà Đông Ngô nắm quyền hành và cai quản trực tiếp Giao Châu.
Nước Tấn hoàn toàn chiếm được Giao Châu sau khi tiêu diệt được Thục Hán.
Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh đã bị tên thứ sử Giao Châu là Lục Dận dập tắt.
Khoảng cuối năm 263, Tào Ngụy diệt được Thục Hán. Cũng cùng năm đó, một viên quan tại quận Giao Chỉ có tên là là Lữ Hưng đã ra tay giết chết thái thú tên là Tôn Tư của Đông Ngô. Hắn cũng đã mang quân về hàng Tào Ngụy. Vua Ngô bấy giờ mới vội tách ba quận Nam Hải, Uất Lâm cùng với Thương Ngô ở phía Bắc để hợp thành vùng đất Quảng Châu, đặt trị sở tại vùng Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu) và Giao Châu bao gồm bốn quận phía Nam là Giao Chỉ, Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam.
Năm 266, nhà Tấn lúc này đã thu phục Thục Hán và chiếm được Giao Chỉ. Cũng kể từ lúc bấy giờ, Giao Chỉ thuộc về nhà Tấn.
Vào năm 271, Tôn Hạo lúc này lại tiếp tục sai Đào Hoàng đánh vào Giao Châu. Quân Ngô bấy giờ thắng trận. Tuy vậy, người tên Lý Tộ vẫn quyết tâm chiếm giữa quận Cửu Chân theo nhà Tấn, không hàng nhà Ngô. Cuối cùng Đào Hoàng sau nhiều ngày cũng thắng lợi đánh được Cửu Chân. Lúc này toàn bộ vùng Giao Châu lại trở về thuộc về Đông Ngô.
Vào năm 280, Tấn Vũ diệt Ngô, đồng thời bắt bắt Tôn Hạo. Đào Hoàng quay đầu hàng Tấn. Đến những năm 300 thì Đào Hoàng qua đời, từ nay vùng Giao Châu lại trở lại thuộc về nhà Tấn.
Sự phân bố hành chính trong bản đồ thời Tam Quốc
Với tấm bản đồ hành chính của đất nước Việt Nam ngày nay, thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận biết được các đơn vị hành chính qua phần bảng ghi chú cùng với những ký hiệu được thể hiện trên bản đồ. Còn vào thời Tam Quốc, điều này có phần tương đối phức tạp hơn khi mà chúng ta phải theo dõi những đơn vị hành chính trên tấm bản đồ của nước Việt Nam vào thời Tam Quốc.
Sự phân bố qua các thời kỳ lịch sử
Do biến động cùng sự tranh chấp giữa các nước, vào khoảng năm 264, Đông Ngô đã cắt ba quận là quận Nam Hải, Uất Lâm và Thương Ngô ở vùng phía Bắc Giao Châu trở thành phần của Quảng Châu. Từ đây, ba quận được cắt ra khỏi phạm vi của Giao Châu để lập thành vùng đất Quảng Châu. Lúc này Giao Châu chỉ gồm còn lại bốn quận phía Nam bao gồm Giao Chỉ, Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam. Trên bản đồ của Việt Nam qua mỗi một thời kỳ lịch sử, chúng ta cũng hoàn toàn có thể nhận thấy rằng quận Giao Châu lúc này cũng tương đương với mảnh đất của miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam, thêm vào đó còn có vùng duyên hải phía nam của thành phố Quảng Tây và còn có bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, thuộc lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.
Khi Hán Vũ Đế có âm mưu thôn tính Nam Việt, ông đặt bộ Giao Chỉ mãi cho đến khi Ngô Cảnh Đế chia cách, lúc này vùng Quảng Châu (đồng thời là Lưỡng Quảng Trung Quốc ngày nay) và quận Giao Châu mới (cũng là miền Bắc cùng Bắc Trung Bộ nước ta và có thê, một phần nhỏ của Lưỡng Quảng) đã trở nên hiện diện giống như một đơn vị hành chính thuộc vào bộ Giao Chỉ rồi sau là đến quận Giao Châu trong vòng khoảng 370 năm.
Năm 271, quận Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Tên tướng Đông Ngô là Đào Hoàng bấy giờ đã xin và tâu với vua Ngô ban thêm hai quận là Vũ Bình cùng Tân Hưng trên cơ sở là tách ba huyện lớn của bộ Giao Chỉ và đồng thời là đặt thêm quận Cửu Đức để tách khỏi ra quận Cửu Chân. Sang đến nhà Tấn, lúc này Tân Hưng đã đổi thành Tân Xương. Như vậy, có thể thấy quận Giao Châu đã trải qua nhiều thời kỳ, qua các đời Ngô, đời Ngụy rồi đến cả thời Tấn bao gồm có bảy quận. Trong số đó thuộc vào lãnh thổ của nước Việt Nam ngày nay thì sẽ gồm có sáu quận đó chính là: Giao Chỉ, Cửu Chân, Cửu Đức, Vĩnh Bình, Tân Hưng (Xương) cùng Nhật Nam. Trong đó thì quận Hợp Phố hay còn thuộc lãnh thổ của mảnh đất Trung Hoa.
Các đơn vị hành chính thời Tam Quốc
Với bản đồ thời Tam Quốc, thì chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng Giao Châu với 7 quận thì nay có tới 6 quận đều thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chỉ có duy nhất quận Hợp Phố là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Sau đây, hãy cùng đi sâu vào các quận hơn, chắc chắn chúng ta sẽ có được những cái nhìn chi tiết hơn và đầy đủ về vùng lãnh thổ của Việt Nam thời kỳ bấy giờ.
Quận Giao Chỉ
Quận Giao Chỉ vào thời Ngô có đến 14 huyện và khoảng 12000 hộ. Các huyện thuộc vùng Giao Chỉ cụ thể có thể kể đến như: Long Uyên, Vũ Ninh, Câu Lậu, Vọng Hải, Tây Vu, Liên Lâu, Chu Diên (nay là Hải Dương), Khúc Dương, Kê Từ, Bắc Đái, Ngô Hưng (nay là Lạng Sơn, Cao Bằng) An Định, Thái Nguyên, Vũ An và còn có thể kể đến Quân Bình.
Quận Tân Xương
Thời nhà Ngô thì nơi đây có tên là Tân Hưng nhưng khi sang đến thời nhà Tấn thì lại đổi thành Tân Xương. Ngày nay, tương ứng với bản đồ chính thức của Việt Nam thì chính là huyện Mê Linh, khu vực phía Bắc của thị xã Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cùng với Yên Bái
Tân Xương bao gồm có 6 huyện là: Mê Linh, Gia Hưng, Tây Đạo, Phong Sơn, Lâm Tây, Ngô Định.
Quận Hợp Phố
Năm 226, quận Hợp Phố thuộc quyền quản lý của vùng Quảng Châu. Phần còn lại sáp nhập vào với quận Giao Chỉ.
Quận Vũ Bình
Quận Vũ Bình bao gồm có 7 huyện và khoảng 3000 hộ. Đối chiếu với bản đồ Việt Nam hiện nay thì quận Vũ Bình chính là khu vực phía nam của tỉnh Vĩnh Phúc tại khu vực tả ngạn sông Hồng. Nơi đây bao gồm có các huyện Đông Anh, Hà Đông, Chương Mỹ, Kỳ Sơn, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, và Duy Tiên (Hà Nam), Lương Sơn (Hòa Bình), Kim Bản.
Quận Cửu Chân
Quận Cửu Chân bao gồm có 7 huyện là: Tư Phố, Di Phong, Kiến Sơ, Thường Lạc, Phù Lạc, Trạm Ngô.
Quận Cửu Đức
Quận Cửu Đức ngày nay với vị trí tương đương là tỉnh Nghệ An và mảnh đất Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam hiện nay. Vào thời Ngô, quận bao gồm có 8 huyện là: Hàm Hoan, Khúc Tư, Dương Thành, Đô Hào, Việt Thường, Phù Linh, Nam Lăng.
Sang đến thời nhà Tấn Dương Thành thì đổi thành Dương Toại. Dương Toại là khu vực sau khi đã được tách và thành lập nên huyện phố Dương và Tây An. Ngày nay thì chúng tương đương với các khu vực huyện Nghi Lộc (Nghệ An) và Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Quận Nhật Nam
Quận Nhật Nam thì với vị trí tương đương với bản đồ ngày nay là từ khu vực Quảng Bình đổ vào cho đến khu vực đèo Hải Vân theo như trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Thời Ngô thì quận này gồm có các huyện là: Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm, Tây Quyển, Tỷ Ảnh.
Với bản đồ thời Tam Quốc, chúng ta đã có có hội để có thể nhìn thấy được tình hình biến đổi của các đơn vị hành chính lịch sử xa xưa khá phức tạp, đặc biệt là những đơn vị từ thời đại của nhà Ngô cho đến thời nhà Tấn. Hy vọng với bài viết trên sẽ có giải đáp được những thắc mắc của các bạn về bản đồ thời Tam Quốc nhé!