Những quy định về tiền lương, thưởng, phụ cấp,… luôn là chủ đề được người lao động quan tâm. Ngoài những chính sách về tiền lương, ở một số doanh nghiệp, công ty, hay tùy thuộc vào tính chất của công việc mà người lao động còn được nhận thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp độc hại.

Cùng tìm hiểu một số thông tin về quy định, cách tính phụ cấp độc hại dành cho người lao động phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay của nhiều doanh nghiệp, chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản tiền được trả thêm cho người lao động theo tháng, quý, hoặc năm. Trong điều kiện người lao động làm việc hoặc làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

Khoản phụ cấp này được trả bù đắp cho người lao động một phần sức khỏe, tổn hại về tinh thần, thể chất, hoặc thậm chí là khả năng lao động.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Cách Trả Lời “Lý Do Nghỉ Việc Công Ty Cũ” Thông Minh Nhất

Tùy thuộc và từng đối tượng ngành nghề, lĩnh vực mà có những đặc trưng, đặc thù công việc riêng. Chính vì thế, mà việc trả khoản phụ cấp độc hại này sẽ được trả phụ thuộc vào đối tượng lao động và những yêu cầu công việc một cách khác nhau.

Cách tính phụ cấp độc hại đối với người lao động hiện hành

1. Cách tính phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cách tính phụ cấp độc hại trong trường hợp này được căn cứ theo những quy định của nhà nước. Mức lương phụ cấp của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức được tính như sau:

  • Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;
  • Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;
  • Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;
  • Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.

Cách tính phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức là loại phụ cấp được tính theo thời gian người lao động làm việc thực tế tại nơi có các yếu tố độc hại và nguy hiểm. Khoản tiền phụ cấp này được trả cùng với kỳ lương hàng tháng.

Nếu cán bộ, công chức, viên chức làm việc dưới 4 giờ/ngày thì sẽ được tính toán bằng ½ ngày làm việc đó. Nếu như làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

2. Cách tính phụ cấp độc hại đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

Cách tính này được quy định rõ như sau:

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sóc đất ăn gì? Kỹ thuật nuôi & Huấn luyện ngay tại nhà

Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Thấp nhất bằng 5%
  • Cao nhất bằng 10%

Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Thấp nhất bằng nhất 7%
  • Cao nhất bằng 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.

Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên.

3. Cách tính phụ cấp độc hại đối với những lao động còn lại

Đối với người lao động còn lại thì chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

Trên đây là những quy định về cách tính phụ cấp độc hại đối với những người lao động hiện nay. Ngoài ra, mức phụ cấp độc hại cũng có thể được thỏa thuận giữa 2 bên khi ký kết hợp đồng lao động. Điều này sẽ được sự thống nhất của cả 2 bên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *