Đặt vị trí vào người lao động hay nhà tuyển dụng thì việc đánh giá được đúng năng lực của nhân viên luôn là điều cần thiết. Nó đảm bảo được tính công bằng đối với những cống hiến của nhân viên vào tiến trình phát triển của doanh nghiệp, từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với những đóng góp đó. Cùng chúng tôi tham khảo những phương pháp, tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả nhất.
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Trong việc quản lý đội ngũ nhân viên hay hoạt động vận hành của doanh nghiệp thì việc đánh giá năng lực nhân viên là một phần quan trọng. Bên cạnh việc xác định mục tiêu và hướng dẫn, cũng như phản hồi trong quá trình làm việc.
Việc đánh giá được năng lực làm việc sẽ giúp cho nhân viên đạt được kết quả doanh nghiệp mong đợi cũng như định hướng được đúng mục tiêu phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, đứng trên cương vị của người quản lý, thì việc đánh giá được năng lực nhân viên không phải là công việc đơn giản.
Đánh giá năng lực nhân viên được hiểu là đánh giá kiến thức, cũng như kỹ năng làm việc, hay thái độ làm việc đối với mỗi cá nhân, cũng như nhân viên làm việc. Đánh giá được những giá trị tiềm ẩn bên trong của nhân viên, cũng như giá trị làm việc hiệu quả của nhân viên. Nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt, thì việc đặt đúng vị trí làm việc, cũng như cung cấp cho họ đầy đủ những điều kiện làm việc phù hợp sẽ mang đến cho bạn hiệu quả làm việc cao và đem đến những giá trị tuyệt vời đối với doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực nhân viên cũng là cơ sở để hoạch định được nguồn nhân lực, việc đánh giá được chính xác năng lực cũng được coi là thước đo để doanh nghiệp đó dự báo được khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên. Hoặc đánh giá được mục tiêu của doanh nghiệp, cũng là cơ sở để trả lương đúng với năng lực của nhân viên.
Những điều bạn cần lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên sao cho hiệu quả
Để đánh giá được năng lực nhân viên một cách hiệu quả thì bạn cần đưa ra những lưu ý dưới đây.
Tiêu chí đánh giá rõ ràng
Những tiêu chí được đưa ra để đánh giá năng lực của nhân viên cần căn cứ dựa trên hoạt động thực tế và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá cũng cần gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức mong muốn tương ứng với từng vị trí công việc của nhân viên. Tiêu chí có thể được xây dựng dựa trên thời gian, hiệu quả, KPIs đạt được…
Đánh giá dựa trên sự công bằng và khách quan
Bạn không nên đánh giá năng lực nhân viên dựa trên máy móc và cảm tính. Bạn cần dựa trên những thước đo chính xác dựa trên năng lực của từng nhân viên. Để đáp ứng được yêu cầu này, bạn cần đánh giá trên nhiều phương tiện bao gồm: Bản thân nhân viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, lãnh đạo đánh giá ( Đánh giá từ thấp đến cao)…. Để đảm bảo được sự công bằng cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực nhân viên để phát triển
Đánh giá đúng được năng lực của nhân viên cũng là cách để giúp nhân viên đó có khả năng phát triển hơn nữa. Điều này sẽ giúp cho nhân viên hiểu được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có kế hoạch phát triển bản thân tốt nhất!
Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả nhất
Để đánh giá năng lực nhân viên thì các doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí cụ thể để áp dụng. Dưới đây là một số những tiêu chí cụ thể mà doanh nghiệp thường dùng:
Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu
Đưa mục tiêu cụ thể cho từng vị trí công việc vào bảng đánh giá năng lực nhân viên:
- Theo mục tiêu hành chính: KPI được đưa ra để đo lường mức độ hiệu quả của nhân viên hay không, từ đó sẽ có đề xuất cho việc tăng lương, đề bạt hay sa thải.
- Theo mục tiêu phát triển: Hệ thống KPI của doanh nghiệp rõ ràng được đưa ra để nhân viên có mục tiêu phát triển rõ ràng, qua đó, ban quản lý sẽ hiểu được nguyện vọng và sự gắn bó của nhân viên. Cuối cùng ban quản lý sẽ đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, giúp nhân viên đạt được KPI đã đưa ra.
- Theo mục tiêu hoàn thành công việc: một số doanh nghiệp sẽ áp dụng tiêu chí về mức độ hiệu quả công việc hoàn thành theo tuần, tháng, quý và năm để đánh giá năng lực của nhân viên. Qua đó sẽ nắm được nhân viên nào đủ năng lực thực sự và nhân viên nào cần đào tạo thêm.
Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức
- Đánh giá năng lực nhân viên theo cấp bậc từ cao đến thấp: Với tiêu chí đánh giá này, doanh nghiệp sẽ phân loại đánh giá theo cấp bậc từ cao đến thấp. Nhà quản lý sẽ đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển nhân viên, đánh giá năng lực nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp chủ yếu diễn ra ở các phòng ban.
- Đánh giá nhân viên theo ngang cấp: Phương pháp này áp dụng cho nhân viên cùng cấp bậc có thể đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí về chuyên môn chung.
- Đánh giá nhân viên theo toàn diện: Đây là phương pháp đánh giá năng lực nhân viên dựa trên ý kiến khách quan được tổng hợp từ đồng nghiệp, khách hàng về nhân viên, từ đó đưa ra được đánh giá toàn diện nhất.
Hy vọng rằng, với những nội dung trên, bạn sẽ có phương pháp đánh giá năng lực nhân viên sao cho chính xác và đem lại những giá trị trọn vẹn cho bạn và doanh nghiệp của mình!