Thuật ngữ KCS là viết tắt của từ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây chính là bộ phận kiểm tra và đảm bảo các sản phẩm được sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và chất lượng trong các nhà máy.

Khái niệm nhân viên KCS là gì?

KCS là viết tắt của từ Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản phẩm (S): bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Cụm từ KCS tương đương với Quality Control (QC = Kiểm soát chất lượng sản phẩm). Ngoài ra còn một từ khác liên quan là Quality Assurance (QA = Đảm bảo chất lượng).

Công việc của một nhân viên KCS gồm những gì?

  • Kiểm soát chất lượng hàng nhập và xuất khẩu theo quy trình chuẩn mực do chính công ty đề ra.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất.
  • Xử lý các sự cố, nguyên nhân, xử lý các vấn đề liên quan khác phát sinh trong sản xuất.
  • Theo dõi các số liệu xuất và nhập ra khỏi xưởng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
  • Hiểu rõ nguồn gốc các nguyên vật liệu nhập vào các nhà máy, xí nghiệp, xuất xứ, giá cả.
  • Chịu trách nhiệm phân công bảo quản hàng hóa theo đúng quy trình, lô sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian xuất nhập hàng.
  • Lập các bảng thống kê và số liệu, phân tích các nguồn nguyên liệu nhập.

Nhân viên phòng KCS giỏi cần có những kỹ năng gì?

Nếu bạn đang tìm việc làm ngành KCS, chắc chắn sẽ quan tâm những kỹ năng cần có để trở thành một Nhân viên KCS giỏi và đạt được thành công trong vị trí KCS mà mình mong muốn.

  • Nhân viên phòng KCS cần có nền kiến thức tốt. Các vị trí KCS đều có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực sản xuất của công ty. Nền tảng này được xây dựng dựa trên kiến thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất mà công ty đang kinh doanh như: nền tảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất của công ty. Các sinh viên học các khối ngành như: công nghệ thực phẩm, công nghệ dệt may, hoàn toàn có thể apply vào vị trí này.
  • Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng như: Excel, Word, Outlook,…hay các việc làm văn phòng khác như ngành Kế toán Tài Chính,…
  • Khả năng đọc được tài liệu kỹ thuật để kiểm tra chất lượng, đọc được các tài liệu kỹ thuật cơ bản, nắm chắc được những thông số kỹ thuật cần thiết của sản phẩm từ đó có thể hiểu rõ được công việc của mình.
  • Khả năng làm việc độc lập là điều kiện cần rất quan trọng của một nhân viên phòng KCS. Để giải quyết được số lượng công việc nhiều, nhân viên KCS cần sự tự giác và chủ động trong công việc.
  • Nhân viên phòng KCS phải có đức tính cẩn thận, trung thực và linh hoạt. Ngoài viêc phải đạt yêu cầu cao về tốc độ làm việc thì nhân viên bộ phận KCS còn phải đảm bảo sự linh hoạt trong công việc và cẩn thận để đảm bảo công việc một cách tốt nhất.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Sapiosexual Là Gì? Nguồn Gốc & Dấu Hiệu Một Người Xu Hướng Sapiosexual

Tiêu chuẩn tuyển dụng của một nhân viên KCS là gì?

Cũng giống như bất kỳ những ngành nghề khác, công việc ngành KCS cũng đòi hỏi nhân sự có những yêu cầu, kỹ năng nhất định về chuyên môn, kinh nghiệm. Dưới đây là một số tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên KCS:

  • Trình độ học vấn trung cấp trở lên.
  • Có 1 năm kinh nghiệm chuyên môn ở vị trí tương ứng.
  • Nắm rõ quy trình sản xuất của các công ty công nghiệp.
  • Có thể làm việc độc lập, tự giác và đòi hỏi ít sự giám sát hơn.
  • Có tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng trong công việc.
  • Thích học hỏi, có tinh thần cầu tiến.
  • Khả năng tập trung, trung thực và linh hoạt.

Mức lương của nhân viên phòng KCS hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của một nhân viên KCS hiện nay khoảng tầm 7 triệu đồng và được đánh giá là mức lương tầm trung so với thị trường lao động hiện nay.

Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài như Samsung, Canon, Coca-Cola thì mức lương của bộ phận KCS sẽ ở mức khá cao so với thị trường và có thể lên tới 8 con số.

Với nhân viên KCS lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và ở những vị trí quản lý, trưởng phòng thì mức thu nhập khá cao.

Tìm hiểu bộ phận KCS tại các doanh nghiệp

Phòng KCS được xem là khâu cuối cùng chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận KCS tại các doah nghiệp.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Hướng Dẫn Lắp Đặt Motor Cổng Lùa Chuẩn ⚡️ Đảm Bảo Hoạt Động Tốt

Phòng KCS là gì?

Phòng KCS được hiểu là phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm xuất ra tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của nhà máy và đúng như đơn đặt hàng khách yêu cầu.

Tùy vào sản phẩm của doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất mà số lượng nhân viên phòn KCS sẽ khác nhau.

Vị trí KCS tại doanh nghiêp sản xuất hàng thời trang như quần áo, giày dép,… tương đương với vị trí QC (Quality Control) – nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty sản xuất.

Chức năng nhiệm vụ của phòng KCS là gì?

Nhiệm vụ chính của phòng KCS là kiểm tra chất lượng đầu ra, đầu vào của hàng hóa trong kho. Để thực hiện được công việc này, nhân viên của phòng KCS cần phải có sự am hiểu về những quy chuẩn sản phẩm của công ty đồng thời luôn phải làm việc trên nguyên tắc cẩn trọng.

Quy trình kiểm tra Chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm các bước:

  • Nhận bàn giao hàng cần kiểm từ trưởng bộ phận.
  • Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật và lệnh sản xuất.
  • Kiểm tra và so sánh hàng sản xuất với hàng mẫu.
  • Báo cáo hàng lỗi và hàng đạt tiêu chuẩn.
  • Ghi chép lại những lỗi mà bộ phận sản xuất thường xuyên mắc phải.
  • Phân tích nguyên nhân lỗi sai trong trường hợp có những sai sót nghiêm trọng.

Trưởng bộ phận KCS là người phê duyệt mọi hoạt động nhập xuất kho của hàng hóa, nếu có sự bất thường thì báo cáo kịp thời để các bộ phận liên quan cùng tìm phương án giải quyết.

Thống kê, phân tích nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Nhân viên phòng KCS sẽ phối hợp với nhân viên Plan để phân tích giá cả, chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nắm rõ quy trình sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu nhập vào, đảm bảo mọi nguyên liệu đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thuận tiện cho công tác kiểm tra, phân tích.

Bộ phận KCS gồm những ai?

Bạn có thắc mắc bộ phận KCS cần có bao nhiêu nhận sự để có thể đảm nhiệm được khối lượng công việc lớn như vậy hay không?

Thông thường, quy mô bộ phận KCS sẽ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả đánh giá của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp và yêu cầu từ phía khách hàng. Tại nhiều công ty thì phòng KCS được chia ra như sau:

  • Văn phòng KCS sẽ có một trưởng bộ phận, chịu trách nhiệm là bổ sung, giám sát quản lý, lập kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm cho toàn bộ công ty.
  • Phó phòng sẽ hỗ trợ công việc cho trưởng phòng với các nhiệm vụ đánh giá phương pháp để tăng chất lượng sản xuất, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Các chuyên gia để kiểm soát từng bộ phận và kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm.
  • Tổ trưởng KCS sẽ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát nhóm nhân viên từ 10 – 20 người, làm việc trực tiếp trong quá trình sản xuất. Với những doanh nghiệp lớn, cần có từ 1- 2 Quản lý KCS phụ trách mỗi nhóm từ 10 đến 17 nhân viên.
  • Lập biên bản nếu phát hiện các cá nhân, tập thể vi phạm qui trình kĩ thuật, ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng nguyên liệu.
  • Có quyền đình chỉ tạm thời việc sử dụng nguyên liệu thô cho các mục đích không phù hợp.
  • Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất của nhà máy, thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự phân công của cấp trên.
  • Bộ phận KCS khách quan và không kém phần quan trọng nữa cần nhắc đến, đó chính là khách hàng. Bước này đặc biệt quan trọng khi khách hàng tham gia vào quá trình KCS và đưa ra những đánh giá, phản hồi về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Agency Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Agency Đối Với Doanh Nghiệp

Những ngành nghề, lĩnh vực tuyển dụng nhân viên KCS hiện nay?

Hiện nay, có nhiều ngành tuyển dụng vị trí nhân viên KCS để đảm bảo quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Một số ngành tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Nhân viên KCS ngành may mặc.
  • Nhân viên KCS ngành thực phẩm.
  • Nhân viên KCS ngành xây dựng.
  • Nhân viên KCS ngành cơ khí.
  • Nhân viên KCS ngành chuyên về các sản phẩm nông nghiệp.
  • Nhân viên KCS làm việc trong sản xuất sắt thép.

Qua các tiêu chí trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng vai trò của nhân viên KCS nói riêng và bộ phận KCS nói chung là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của qui trình sản xuất và cho ra thành phẩm tại các doanh nghiệp. Hi vọng đã chia sẻ với bạn những thông tin bổ ích về công việc của Nhân viên KCS và đừng quên đón đọc những chia sẻ mới nhất về Cẩm nang nghề nghiệp trên chúng tôi bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *