Trong nền kinh tế đang ngày một phát triển, nhân viên bán hàng có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trước đây. Hiện nay, bán hàng là công việc phổ biến và thu hút nhiều ứng viên tìm kiếm việc làm so với các ngành nghề khác. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên bán hàng và những kỹ năng cần biết để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thì đừng bỏ qua bài đọc này nhé!

Mô tả công việc của một nhân viên bán hàng

  • Trưng bày hàng hóa
  • Vệ sinh hàng hóa
  • Kiểm kê hàng hóa
  • Bảo quản hàng hóa
  • Chào đón khách hàng và hỗ trợ khách.
  • Dẫn khách hàng đến các kệ hàng và đề xuất mặt hàng dựa trên nhu cầu của họ.
  • Cung cấp thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách.
  • Hỗ trợ khách đưa ra lựa chọn bằng cách xây dựng lòng tin, đưa ra gợi ý và nhiều lựa chọn khác nhau.
  • Tạo mới hoặc cập nhật thông tin khách hàng.
  • Tính tổng đơn hàng và tiến hành thanh toán thông qua các phương thức được hỗ trợ trong cửa hàng.
  • Thông báo cho khách hàng các chương trình giảm giá, khuyến mãi và mặt hàng dự đoán được ưa chuộng trong tương lai.
  • Phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành chỉ tiêu doanh thu đề ra.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Bật Mí Bí Mật Về Chó Boston Terrier Có Thể Bạn Chưa Biết

Những điều cần biết để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi

1. Chia nhỏ mục tiêu thành các nhiệm vụ cụ thể

Để tạo động lực làm việc cho nhân viên bán hàng, đa phần doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu doanh thu và phần thưởng cho các mức khác nhau. Đặt ra mục tiêu hoạt động mà bạn có thể kiểm soát được, chẳng hạn như cuộc gọi/ngày, số tiền cho mỗi lần bán hàng để đo lường sự tiến bộ.

2. Bán hàng theo nhu cầu của khách hàng

Nhấn mạnh tính năng của sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu của từng khách hàng. Chẳng hạn như, bạn bán quạt điều hòa, với người có con nhỏ, bạn nên giới thiệu loại quạt chạy êm, có tính năng hẹn giờ, bắt muỗi…

3. Tạo và duy trì sự chú ý từ phía khách hàng

Giới thiệu sản phẩm có hiệu quả, kỹ năng bán hàng tốt và các câu hỏi đúng trọng tâm là yếu tố quan trọng để tạo nên sự quan tâm của người dùng.

4. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là ai và nguyên nhân tại sao? Bạn sẽ hỏi họ những gì? Khi nào nên đề xuất đặt hàng, khi nào nên tiếp tục tư vấn?

5. Lắng nghe và hành động

Lắng nghe là một trong những hành động quan trọng đối với một nhân viên bán hàng. Hành động là minh chứng rõ nhất cho việc bạn có lắng nghe và thấu hiểu những gì khách hàng cần hay không.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  COO Là Gì? Phân Biệt Chức Danh COO & CEO Trong Doanh Nghiệp

6. Nâng cao giá trị cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn

Một sản phẩm được khách hàng đánh giá cao không phải dựa vào giá cả mà dựa vào giá trị nó mang lại cho khách hàng như thế nào. Nếu sản phẩm của bạn rõ ràng vượt trội hơn so với đối thủ của bạn, có nghĩa là giá trị của nó mang lại cho khách hàng nhiều hơn. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi thêm nhiều tiền một chút để có được một sản phẩm như ý. Khách hàng có được sản phẩm tốt – bạn bán được hàng. Điều này mang đến lợi ích cho cả hai bên.

7. Hãy trung thực

Bạn không nên đánh lừa khách hàng của mình để bán được một sản phẩm nào đó không giống như những gì bạn nói. Họ sẽ đánh giá được chất lượng sau khi sử dụng một thời gian. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến công ty của bạn nữa.

Với những lời khuyên trên và các thông tin trên, hi vọng bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng của mình. Chúc bạn thành công trong thời gian tới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *