COO là một cụm từ quen thuộc khi nói về các vị trí công việc gì có nhiệm vụ và vai trò như nào trong bộ máy của doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu rõ hơn khái niệm này trong bài viết bên dưới ban nhé!

Chức danh COO là gì?

Với một số bạn sinh viên mới ra trường thì thuật ngữ COO còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đối với những bạn đã đi làm thì khái niệm COO được hiểu ngay là giám đốc điều hành. Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operations Officer.

Một người đảm đương chức vụ COO được xem là người có quyền lực rất lớn trong công ty. Họ được giao trọng trách là điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp từ A đến Z. Tuy nhiên, với từng công ty có quy mô, loại hình khác nhau, chức danh này cũng có thể bổ nhiệm hoặc không.

Phân biệt CEO và COO

Cả CEO và COO đều có thể gọi chung bằng chức danh “giám đốc điều hành”,. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì CEO quen thuộc hơn với từ “Tổng giám đốc”. Vị trí của CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, từ việc điều hành, đưa ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Cá Thở Bằng Gì? Có Phải Tất Cả Loài Cá Đều Thở Bằng Mang?

Trong khi đó, công việc chính của COO là làm việc với các cán bộ cấp cao khác trong công ty, như: CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp công việc cho CEO.Có thể nói, COO trong doanh nghiệp có vai trò như phó tổng, là cánh tay phải đắc lực của CEO.

Công việc mà một COO phải làm

Để vận hành được bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhìn chung công việc của một COO rất đa dạng trong nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, với một công ty có sự quản lý điều hành tốt, khả năng cân đối giữa các công việc khác nhau đảm bảo tính chính xác và hiệu quả thì bạn đã lựa chọn một COO đúng nghĩa rồi đấy.

Với vai trò là một nhà quản lý điều hành, COO cần thực hiện các công việc điển hình như:

Gắn kết cùng đội ngũ phòng nhân sự, quản lý chặt chẽ, sát sao nguồn nhân lực trong công ty. Việc quản lý có thể thông qua những hình thức đơn giản như tác phong làm việc, thái độ hay tinh thần trách nhiệm.

Bên cạnh đó, COO còn đảm đương trọng trách quan sát các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, lên kế hoạch cụ thể, lập báo cáo chi tiết cho CEO.

Đồng thời, COO cũng là người trực tiếp tạo ra những bản chiến lược ngắn hạn, dài hạn, xây dựng các chính sách, nội quy hoạt động của công ty.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Trình Độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Học Vấn Trong CV Thu Hút

Một COO còn thực hiện các công việc được cấp trên giao phó, điển hình như tổng giám đốc điều hành CEO đề xuất.

Và cuối cùng, công việc được xem là phức tạp và có trọng trách nặng nề nhất của một COO chính là chịu trách nhiệm về bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, bộ phận sản xuất cho đến từng đơn vị phát triển và hệ thống tiếp thị, tài chính của doanh nghiệp.

Các yếu tố để trở thành một COO thực thụ

Không dễ dàng gì mà một chức danh như COO sẽ được bổ nhiệm cho một người bất kỳ nào đó. Bởi vậy, tầm quan trọng của một COO luôn là yếu tố hàng đầu của các doanh nghiệp lớn. Vậy làm sao để chọn ra được một COO giỏi, một COO có khả năng hoàn thành công việc tốt.

Kinh nghiệm cùng kiến thức rộng

Nói đến kinh nghiệm và kiến thức thì không chỉ COO mới cần mà bộ phận nào, nghề nghiệp nào cũng cần trang bị. Tuy nhiên, với một COO thì lượng kiến thức, sự hiểu biết phải được trải rộng và sâu hơn cả. Bạn có thể có kiến thức nhiều, có tầm hiểu biết cao nhưng kinh nghiệm bạn lại thiếu thì chưa chắc có thể trở thành COO.

Có nhiều công ty đòi hỏi trình độ chuyên môn của một COO phải đặt mức giáo dục tối thiểu là trình độ cử nhân, mà cử nhân trong lĩnh vực liên quan đấy nhé! Tuy nhiên, với nhiều tổ chức họ còn đòi hỏi trình độ cao hơn MBA- Thạc sỹ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Streamer Là Nghề Gì? Streamer Kiếm Tiền Khủng Cỡ Nào?

Để có được mức độ kinh nghiệm dày dặn, trình độ đủ sâu rộng người hoạt động trong lĩnh vực phải đạt tới con số 15 năm mới có thể trở thành bậc thời của một COO.

Hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh việc trang bị kiến thức cùng kinh nghiệm sâu rộng, một nhà COO cũng cần tạo dựng cho mình những nét riêng thông qua các kỹ năng đặc biệt. Để điều hành được công ty có quy mô nhân sự lớn, số lượng ngành nghề đa dạng, đòi hỏi giám đốc điều hành phải có kỹ năng lãnh đạo xuất xắc.

Đồng thời, với tính chất công việc liên quan đến nhiều cuộc gặp gỡ cùng đối tác, COO phải trang bị cho mình thêm các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ trôi chảy.

Qua bài viết trên đây, hi vọng đã giải đáp những thông tin liên quan đến chức danh COO là gì chưa? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *