Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng và rất cần thiết đối với ứng viên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc làm hay trong những văn bản liên quan đến cá nhân. Thông thường, sơ yếu lý lịch cần được viết tay hơn là đánh máy. Cùng chúng tôi tham khảo và lưu ý để có mẫu sơ yếu lý lịch viết tay chuẩn xác nhất.

Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch được biết đến là một văn bản hành chính, được hiểu là bản kê khai những thông tin liên quan đến người muốn kê khai bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, gia đình, trình độ học vấn,… để nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin sơ lược liên quan đến gia đình, nhân thân, quê quán của ứng viên. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng quản lý được nhân viên một cách hiệu quả hơn. Đồng thời cung cấp những thông tin về mặt pháp lý (có dấu của cơ quan địa phương, phường, xã) để chứng nhận những thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch là chính xác.

Những nội dung cần có trong bản sơ yếu lý lịch viết tay là gì?

Hiện nay, các mẫu hồ sơ, mẫu sơ yếu lý lịch thường sẵn có. Cho nên việc viết sơ yếu lý lịch cũng khá thuận tiện và dễ dàng. Một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật để nộp cho các cơ quan, tổ chức công ty bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

  • Ảnh 4×6, họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số chứng minh thư nhân dân.
  • Trình độ văn hóa, học vấn, ..
  • Quan hệ gia đình: ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con cái.
  • Tóm tắt quá trình đào tạo, công tác gồm thời gian, tên đơn vị, ngành nghề, chức vụ, văn bằng liên quan…
  • Dưới cùng là chữ ký của người khai và dấu xác nhận của địa phương.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Chó Ai Cập Pharaoh Hound ⚡️ Sự Ra Đời - Ngoại Hình - Tính Cách

Hướng dẫn cách viết Sơ yếu lý lịch viết tay

Để tránh mất thời gian ngồi nghĩ, với lại đầu óc ngay một lúc mà phải điền nhiều thông tin dễ gây ra tình trạng “nhớ nhớ quên quên” thì trước khi bắt tay vào viết sơ yếu lý lịch, ứng viên có thể chuẩn bị sẵn trước mặt những loại giấy tờ như sau: hộ khẩu, chứng minh thư (của bạn và của bố mẹ đẻ, chồng/vợ, giấy khai sinh của con đẻ nếu có), bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ nếu có.

Sau đó viết đến đoạn nào, chỉ việc lấy giấy tờ liên quan đến đoạn đó rồi ghi lại thông tin bằng cấp, ngày cấp, xếp loại,… là xong. Một mẹo nhỏ cho bạn là nếu không mang theo những giấy tờ như hộ khẩu, bằng tốt nghiệp,… thì bạn có thể lưu bằng file mềm thông qua ảnh chụp trên smartphone, mail,…  Lúc nào cần lấy ảnh ra lấy thông tin, đỡ mất công gọi điện nhờ “trợ giúp người thân”.

  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú: bạn tìm trong hộ khẩu hoặc chứng minh thư rồi ghi lại ý nguyên như vậy.
  • Chỗ ở hiện nay: nếu bạn đang tạm trú thì ghi vào giống trong giấy tạm trú, còn vẫn ở theo hộ khẩu thường trú thì ghi theo hộ khẩu.
  • Dân tộc: đa số là dân tộc Kinh, còn nếu là dân tộc khác thì ghi rõ (Mường, Tày, Nùng…)
  • Xuất thân từ gia đình: bạn có thể ghi là nông dân, công chức, viên chức, tiểu thương…
  • Trình độ chuyên môn: bạn ghi trình độ cao nhất nhé, ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…
  • Quan hệ gia đình: phần này lưu ý là chỉ cần khai bố mẹ đẻ, anh chị em ruột trong gia đình, chồng/vợ và con đẻ. Không cần khai cả bố mẹ chồng/vợ hoặc anh chị em chồng/vợ đâu. Thông tin thì bạn lấy từ chứng minh thư của người thân hoặc hộ khẩu của gia đình để điền vào nhé.
  • Quá trình đào tạo, làm việc ghi theo thực tế.
Có Thể Bạn Quan Tâm:  Deadline Là Gì? Ý Nghĩa Của “Chạy Deadline” Với Doanh Nghiệp

Những lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch xin việc

Viết một bản sơ yếu lý lịch phù hợp với nhà tuyển dụng

Một bản sơ yếu lý lịch rõ ràng, dễ nhìn và dễ hiểu sẽ giúp cho ứng viên gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nắm được toàn bộ lý lịch, quá trình học vấn kinh nghiệm làm việc của bạn một cách tổng quan và rõ ràng nhất.

Chọn lựa kinh nghiệm làm việc phù hợp

Tùy vào vị trí ứng tuyển mà ứng viên cần có những chọn lọc kinh nghiệm làm việc khi điền vào hồ sơ xin việc. Cần chú ý chọn lọc những công việc có mối liên hệ, liên quan với vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển.

Nếu là Sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc có thể điền những việc làm thêm, còn nếu đã đi làm chính thức thì không nên quá đào sâu vào các công việc partime cũ.

Liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty cũ

Cách ghi hồ sơ xin việc thông minh không nên ghi tất tần tật các nội dung công việc và quá chi tiết các công việc đó. Điều đó sẽ khiến cho bản Sơ yếu lí lịch của bạn trở nên dài dòng và có thể bộc lộ nhiều thiếu sót.

Bạn nên chọn lọc những công việc, kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí mà bạn sắp ứng tuyển. Những công việc đó mang lại cho bạn những lợi ích, kỹ năng hay kiến thức gì khi làm công việc mới? Điều đó sẽ nhận được sự đánh giá cao từ những nhà tuyển dụng hơn.

Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích

Một trong những điểm quan trọng nhất trong sơ yếu lý lịch để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn chính là phần kinh nghiệm quản lý, kết quả và thành tích mà bạn đã đạt được trong quá trình công tác tại vị trí cũ.

Có Thể Bạn Quan Tâm:  Mặt Trời Mọc Hướng Nào & Lặn Hướng Nào? 99% Bạn Không Biết

Cần đưa những thông tin khách quan và số liệu, sự kiện một cách cụ thể. Không nên PR quá mức hay đề cao bản thân, phô trương quá về những thành tích, kết quả đã đạt được.

Lý do nghỉ việc trong Sơ yếu lý lịch ghi như thế nào?

Phần lý do nghỉ việc luôn là nội dung nhạy cảm. Bạn không nên viết một cách phủ định hay những bất mãn về quy định, chế độ đãi ngộ của công ty cũ,…. Thay vào đó, bạn hay viết một cách tích cực hơn về lí do nghỉ việc hay mong muốn chuyển việc.

Tất nhiên, trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp đều luôn có câu hỏi lí do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Do đó, hãy ghi nhớ và trả lời trùng khớp giữa câu hỏi phỏng vấn và nội dung ghi trong Sơ yếu lý lịch bạn nhé!

Hãy viết về mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong Sơ yếu lý lịch được xem là một phần quan trọng giúp ứng viên PR bản thân trước nhà tuyển dụng. Đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp cũng chính là cách thể hiện điểm mạnh của bản thân trước nhà tuyển dụng. Do đó, bạn hãy ghi thật chi tiết mục tiêu của mình theo từng đề mục:

  • Mục tiêu trong ngắn hạn là gì?
  • Mục tiêu trong dài hạn là gì?

Một vài tip lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch mà bạn cần nắm nữa là:

  • Viết chữ thật đẹp, rõ ràng và sạch sẽ. Qua nét chữ và cách trình bày, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nhiều điều về ứng viên ở tính mạch lạc, gọn gàng, cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Chọn ảnh nghiêm túc. Tránh dán ảnh thẻ không nghiêm túc hoặc không nhìn rõ mặt. Ảnh dán trong Sơ yếu lý lịch nên dán ảnh phông trắng hoặc xanh. Áo sơ mi nên mặc áo có cổ, tóc tai gọn gàng.

Trên đây là hướng dẫn đến bạn toàn bộ những thông tin liên quan đến cách viết sơ yếu lí lịch viết tay bạn nên biết. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *